Đối Với Chính Quyền Địa Phương Các Cấp




nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ88HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Biện pháp

Mức độ

Thứ bậc

Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

Phiếu

TL %

Phiếu

TL %

Phiếu

TL %

BP6: Xây dựng kế hoạch

công tác XHHGD ở huyện Trấn Yên dựa trên các tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.


116


96,7


04


3,3




2

BP7: Thể chế hoá chủ

trương, chính sách huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia.


103


85,8


09


7,5


08


6,7


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia - 13



Qua kết quả khảo sát nêu trên có thể khẳng định các biện pháp đề xuất huy động nguồn lực nhằm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của huyện Trấn Yên là những biện pháp có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đảm bảo tính khả thi có thể mang lại hiệu quả cao trong việc huy động nguồn lực phát triển giáo dục tiểu học hiện nay. Biện pháp 2 (Chỉ đạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đã có của Trường tiểu học.), Biện pháp 6 (Xây dựng kế hoạch công tác XHHGD ở huyện Trấn Yên dựa trên các tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.) là các biện pháp được đa số các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao nhất.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ89HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kết luận chương 3

Huy động nguồn lực phát xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia chỉ có ý nghĩa thiết thực khi nó đem lại lợi ích cho nhà trường, gia đình và xã hội, cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai. Vì vậy muốn đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng phát triển trường tiểu học trên địa bàn huyện Trấn Yên phải đảm bảo các nguyên tắc lấy điểm xuất phát là nhu cầu, lợi ích của các lực lượng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích của mình, đều hy vọng thoả mãn lợi ích của mình. Xuất phát từ những bài học thực tế và qua việc khảo nghiệm nghiên cứu để việc huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Trấn Yên có 2 nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp huy động nguồn lực cho trường tiểu học: Xây dựng chiến lược huy động nguồn lực và nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân của cán bộ, giáo viên trong huy động nguồn lực; Chỉ đạo sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn lực đã có của trường tiểu học; thực hiện dân chủ trong giáo dục và dân chủ trong nhà trường trong quản lý huy động nguồn lực. Nhóm biện pháp huy động nguồn lực cho Phòng GD&ĐT: Tạo môi trường cho tổ chức xã hội và cá nhân tham gia làm chủ phát triển giáo dục tiểu học; xây dựng kế hoạch công tác XHHGD tiểu học; Thế chế hóa chủ trương, chính sách huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia. Đây chính là những biện pháp đàm bảo tính khoa học, có cơ sở pháp lý có khả năng áp dụng vào thực tiễn đảm bảo cho việc huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ90HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia nhằm đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, tạo tiền đề để tiếp cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

Nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia bao gồm nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, muốn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, hiệu trưởng nhà trường cần có khả năng huy động các nguồn lực đó một cách hiệu quả và biết sử dụng nguồn lực một cách hữu hiệu.

Quy trình huy động nguồn lực gồm 4 bước: lập kế hoạch huy động nguồn lực, tổ chức, chỉ đạo huy động nguồn lực và kiểm tra, đánh giá kết quả huy động nguồn lực. Quá trình huy động nguồn lực phải thực hiện tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động.

Phòng GD&ĐT, nhà trường tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, xác định các nguồn lực cần huy động và có chiến thuật huy động nguồn lực để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia cho thấy: Các trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đã quan tâm khai thác nguồn nhân lực, tài lực, vật lực tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong huy động nguồn nhân lực đó là mới chỉ huy động được nguồn nhân lực trong nhà trường mà chưa huy động được nguồn lực ngoài nhà trường. Nguồn lực tài chính chủ yếu trông chờ vào ngân sách và nguồn cha mẹ học sinh đóng góp, chưa thu hút được cộng đồng, doanh nghiệp tham gia đóng góp. Hoạt động huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhà trường.


nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ91HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn giáo dục của địa phương,

dựa vào những qui định của Qui chế công nhận trường tiểu hoc đạt chuẩn

Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề tài đã nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp cụ thể khoa học, có tính pháp lý để huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về tính khả thi và tính hiệu quả.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp

- Quan tâm đầu tư hỗ trợ ngân sách để hỗ trợ việc xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất mua sắm tiện nghi, trang thiết bị, cho các nhà trường. Chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, dành một quỹ đất xứng đáng cho các nhà trường trong việc quy hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Chủ động phối hợp với ngành GD&ĐT, các nhà trường trong công tác Xã hội hóa giáo dục để làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia đống góp việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT

- Chỉ đạo và giúp đỡ các trường tiểu học lập kế hoạch Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tình hình thực tế của mỗi nhà trường và từng địa phương.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện tiến độ xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của các đơn vị, có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp các nhà trường phấn đấu và giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia.

- Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện để làm tốt công tác huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia , đồng thời giúp các nhà trường có đủ số giáo viên, nhân viên cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện về thời gian và tài chính để cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương nhằm giúp các nhà trường xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.


nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ92HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.3. Đối với các trường tiểu học

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nâng cao nhận thức, quyết tâm xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Đối với các trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia cũng phải phấn đấu không ngừng để giữ vững danh hiệu này và xây dựng nhà trường ngày càng hoàn thiện.

- Các trường tiểu học cần có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tiến độ để duy trì củng cố những tiêu chuẩn đã đạt được, đồng thời xây dựng và hoàn thiện những tiêu chuẩn chưa đạt được, coi đây là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Giữ gìn và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và nhân dân địa phương, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Các nhà trường cũng cần phải xác định rằng, trong quá trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia, sự ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương là rất quan trọng. Các nhà trường sẽ không đạt được mục tiêu phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia nếu không có sự đồng tình tham gia và giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ93HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban khoa giáo TW (2000), Xã hội hoá về giáo dục, y tế, văn hoá, Nxb chính trị Quốc gia - sự thật, 12/86 Duy Tân, Cầu giấy- Hà Nội

2. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị số 06/CT- TW ngày 07/11/2006 về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

3. Bộ GD&ĐT (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 1/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

4. Bộ GD&ĐT (2006), Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 25/10/2006 “Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập”.

5. Bộ GD&ĐT (2007), Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.

6. Bộ GD&ĐT (2010) Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 về việc “Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo”.

7. Bộ GD&ĐT (2014), “Điều lệ Trường Tiểu học”, ban hành kèm theo Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

8. Bộ GD&ĐT (2012), “Quy định Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia”, ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Bộ GD&ĐT (2008), “Quy định về phòng học bộ môn”, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

10. Bộ GD&ĐT (2011), “Quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học” ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011, Bộ



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ94HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

trưởng Bộ GD&ĐT.

11. Bộ GD&ĐT (2007), “Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐTngày 4/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

12. Chính phủ (2002), Chiến lược triển giáo dục 2001 - 2010, Nxb giáo dục Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế ,văn hoá và thể dục thể thao.

14. Nguyễn Bá Dương (2003), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị Đại hội IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 - CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Pham

Minh Hac

(1992), Sơ khảo giá o dục Viêt

Nam 1945 - 1990, Nxb giáo

duc, Hà Nội.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ95HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí