việc nâng cao chất lượng lao động. Nếu chất lượng lao động tốt thì khả năng GQVL cho người lao động sẽ thuận lợi; ngược lại, chất lượng lao động thấp sẽ gây khó khăn cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm. Chất lượng lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách giáo dục - đào tạo; chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ của quốc gia đó.
Việc thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của TP. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghề nghiệp đã tạo ra sự không phù hợp giữa cung - cầu lao động. Thậm chí, với những tác phong thiếu chuyên nghiệp, tâm lý tiểu nông cũng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người nông dân.
- Nhân tố thị trường sức lao động
Thị trường lao động phát triển sẽ làm cho cung-cầu lao động dễ dàng gặp nhau, việc làm sẽ được giải quyết. Ngược lại, thị trường lao động kém phát triển thì các bên cung-cầu lao động khó gặp nhau, người lao động và người sử dụng lao động khó gặp được nhau, việc làm không được giải quyết. Vấn đề lao động và việc làm cần được quan tâm thường xuyên bởi vì quá trình thu hồi đất diễn ra thường xuyên và với tốc độ ngày càng nhanh. Vậy việc xây dựng các chương trình, dự án cụ thể để giải quyết vấn đề thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới là rất cần thiết. Vấn đề đào tạo, tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất cần trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện tại và thời kỳ tới. Như vậy, vấn đề bất cập hiện nay là quá trình thu hồi đất chưa gắn với chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa thiết thực và đồng bộ; nguồn lực để hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi cha được đầu tư thích đáng. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị tiếp tục gia tăng, điều đó không có nghĩa là chuyển đổi ồ ạt mà phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và việc GQVL cho người lao động sao cho có hiệu quả.
- Nhân tố chủ trương, chính sách của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết việc làm. Nhà nước vừa là chủ sử dụng một tỷ lệ lớn lao động của xã hội, vừa là chủ thể quản lý, điều tiết cung cầu nguồn lao động trên thị trường toàn quốc. Bằng hành lang pháp lý Nhà nước tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm thông qua những chính sách, cụ thể:
+ Chính sách giáo dục – đào tạo
Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 8
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Hđh
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Đối Với Tỉnh Nghệ An
- Tình Hình Thu Hồi Đất Để Phát Triển Công Nghiệp, Đô Thị Ở Tỉnh Nghệ An Từ Năm 2001 Đến Nay
- Ảnh Hưởng Thu Hồi Đất Đến Việc Làm Và Đời Sống Của Người Lao Động Bị Thu Hôi Đất Ở Nghệ An
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Giáo dục và đào tạo là đông lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả nhờ đó mà giải quyết được nhu cầu về việc làm.
+ Chính sách giải quyết việc làm
Chính sách giải quyết việc làm từ Trung ương đến địa phương nếu được hình thành và cụ thể hóa sẽ giúp người lao động, nhất là người lao động mất đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Các chương trình Quốc gia giải quyết việc làm như Chương trình 120 đã có tác dụng tích cực trong giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình này tại các địa phương cần được cụ thể hóa hơn nữa để phát huy hiệu quả các chính sách của Nhà nước trong giải quyết việc làm.
Về phương diện quản lý vĩ mô, Nhà nước thông qua thể chế, chính sách tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp với mục tiêu, trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, như: chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu; chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp đạt chiều sâu, đổi mới công nghệ; chính sách khuyến khích
tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động, chính sách giáo dục đào tạo nghề cho lao động; chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước thông qua chính sách đất đai, thuế, đầu tư.
- Nhân tố địa phương
Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, vị trí địa lý của địa phương. Tiềm lực kinh tế của địa phương thể hiện rõ nét ở cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tính hiệu quả và đồng bộ của cơ chế quản lý, tốc độ và tính ổn định của tăng trưởng kinh tế, khả năng kiểm soát tốt các yếu tố rủi ro và lạm phát. Để GQVL, tiềm lực của kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tạo ra nhu cầu về việc làm cũng như chất lượng lao động của người nông dân.
Khi địa phương có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tạo việc làm cho,người lao động. Với nguồn ngân sách lớn, địa phương có thể đẩy mạnh sản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất thu hút và GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Đồng thời, địa phương đó cũng có nhiều chương trình, dự án dạy nghề, đào tạo, đào tạo nghề cho nông dân, từ đó tăng thêm cơ hội việc làm cho người dân.
Với những thuận lợi về vị trí địa lý, về hệ thống giao thông cùng với tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế; những tác động của vùng kinh tế tạo cho địa phương có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần GQVL cho người lao động không chỉ trong nội tại địa phương đó mà còn có khả năng đưa lao động sang các địa phương lân cận để tìm kiếm việc làm.
Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Chiến lược này thường được cụ thể hoá bằng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tính khả thi, thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, do đó mà việc GQVL giữa các chủ thể tham gia cũng trở nên thuận lợi
và nhanh hơn. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có tính khả thi có nghĩa là quy hoạch này phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng; phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương; có lộ trình và các nguồn lực hợp lý để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lại được cụ thể hoá bằng quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Việc đánh giá có hệ thống tiềm năng đất đai, những phương án lựa chọn và áp dựng các phương án sử dụng đất để mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất mà không làm giảm các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng với việc lựa chọn các biện pháp khuyến khích việc sử dụng đất đó.
- Nhân tố thuộc về doanh nghiệp sử dụng đất và người lao động
Thứ nhất, tác động từ phía doanh nghiệp và các chủ dự án. Đối với các doanh nghiệp mục tiêu là làm sao có được mặt bằng trong thời gian sớm nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Bởi vậy hầu hết các doanh nghiệp được nhận giao đất đều tính đến phương án hiệu quả của doanh nghiệp mà không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Các doanh nghiệp trước hết quan tâm đến thời gian tiến độ của dự án do vậy họ có thể trả một khoản tiền đền bù cho người lao động có đất bị thu hồi, không quan tâm đến chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người nông dân. Do đó Nhà nước trước khi triển khai cho cho các doanh nghiệp giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người nông dân phải có những quy định ràng buộc để doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc bố trí đào tao nghề, tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp.
Thứ hai, ý thức người lao động về vấn đề giải quyết việc làm. Người lao động bị thu hồi đất là chủ thể phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của những vấn đề việc làm. Tuy nhiên người lao động cũng có tác động nhất định tới sự hình thành và vạn động việc làm. Tác động của người lao động lớn hay nhỏ phụ thuộc vào trình độ nhận thức, tâm tư, nguyện vọng , phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của người lao động…
Hầu hết người lao động họ đều nhận thức được sản xuất nông nghiệp cùng lắm là chỉ đủ ăn chứ không mang lại cuộc sống giàu có cho họ bởi vì đã mấy đời
nay từ ông bà cha mẹ họ đã cày cấy trên mảnh ruộng đó nhưng cuộc sống của họ cũng không khá lên được. Chính vì vậy chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là cơ hội mang lại cuộc sống sung túc hơn cho họ. Đây chính là CNH, ĐTH đã tác động vào nhận thức của người lao động và là một nhân tố rất thuận lợi để tiến hành thu hồi đất của nông dân thực hiện CNH, ĐTH. Bởi vậy, khi các doanh nghiệp cần phải sử dụng một lượng đất đai nông nghiệp không phải chỉ tính bằng các chỉ số kinh tế mà còn phải tính đến các hiệu quả xã hội, nghĩa là không chỉ tính đến lợi ích trước mắt là được doanh nghiệp chi trả tiền bồi thường một lần để người dân tự xoay sở khi không còn đất - tư liệu duy nhất phục vụ cho sự sinh tồn mà còn cả lợi ích lâu dài kéo theo hệ lụy là không còn đất để sản xuất, mất việc làm. Do đó người dân chủ động tính toán sử dụng hợp lý tiền bồi thường đất, phải dành khoản tiền nhất định để học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để cùng với nhà nước góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống.cho người bị thu hồi đất.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH
2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ thuộc châu thổ sông Hồng. Trong hơn mười năm gần đây, kinh tế của Hà Nội đã có những bước tiến tương đối khá, được đánh giá là một trong những địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm không ngừng tăng, giai đoạn 1990 – 1999 bình quân đạt 11,85%/năm (cả nước đạt 7,7%), giai đoạn 2000-2005 đạt 9,8%/năm (cả nước đạt 7,5%). Tỷ trọng GDP của Hà Nội so với cả nước không ngừng tăng, năm 1990 là 5,5%, lên 6,1% vào năm 1995, lên 7,1% năm 1999 và 8,8% năm 2014. Hà Nội cùng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ GDP/người cao nhất cả nước.
Có được những thành tựu trên là do Thành phố đã rất cố gắng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để cho phát triển CN, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu đô thị. Những biện pháp thành phố Hà Nội đã áp dụng là:
- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình việc làm, tiến hành nắm bắt thực tế nguồn nhân lực, khả năng giải quyết việc làm của các dự án mới được xây dựng, khả năng của các cơ sở sản xuất kinh doanh để chỉ đạo các sở, ngành có liên quan như Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, sở Kế hoạch và Đầu tư tìm biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố.
- Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất tạo cơ chế tổ chức triển khai thực tế như chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Trong chính sách phát triển nông nghiệp, Thành phố thực hiện đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, vốn, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Chính quyền Thành phố đã triển khai chính sách phát triển các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện về việc làm cho người lao động thuộc diện di dời, giải toả.
- Tổ chức và thực hiện Chương trình vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm gắn với chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các hội, đoàn thể của Thành phố như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cũng có những hoạt động thiết thực nhằm giải quyết việc làm cho con em và hội viên của mình.
- Thành phố áp dụng hai mức hỗ trợ là: hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo (đây là chủ yếu) và hỗ trợ hoàn toàn. Hỗ trợ chủ yếu bằng hình thức cấp kinh phí để người lao động tự tìm nơi đào tạo. Các cơ sở sử dụng đất thu hồi cũng có tham gia vào việc hỗ trợ này, tuy nhiên ở mức thấp hơn so với một số tỉnh khác. Hà Nội chủ yếu là hỗ trợ kinh phí để người lao động tự tìm đến học tập tại các trung tâm dạy nghề.
- Các chủ dự án đầu tư được giao sử dụng đất nhà nước thu hồi đã có những cố gắng hỗ trợ người dân trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với những lao động trẻ và những người dưới 35 tuổi, nhằm giúp họ tìm kiếm mới trong công nghiệp hoặc dịch vụ với thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
Kết quả là chỉ tính từ khi có chủ trương xây dựng KCN (năm 1992) đến nay, Hà Nội đã thu hồi được 1.624,47 ha đất nông nghiệp và một phần đất ở để xây dựng được 24 KCN và cụm CN, với vốn đầu tư xây dựng là 275,85 triệu USD và 3.317,1 tỷ đồng Việt Nam, chiếm 6,1% tổng diện tích xây dựng các KCN của cả nước. Nhiều người dân bị thu hồi đất đã có việc làm mới, thu nhập và đời sống của họ được cải thiện hơn trước.
Tuy đã có nhiều giải pháp tích cực, nhưng vấn đề giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người có đất bị thu hồi ở Hà Nội vẫn còn những hạn chế bất cập, làm nảy sinh một số phức tạp. Trong đó nổi lên là đất thu hồi thì nhiều, nhiều cơ sở CN, KCN, khu ĐTM được ra đời, nhưng việc chuyển dịch cơ cấu lao động lại diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển đó, tỷ lệ lao động quay trở về làm nông nghiệp vẫn còn lớn (53,0%), tỷ lệ các nghề không cơ bản, ít đào tạo như nghề xe ôm, cửu vạn vẫn còn cao... Nói cách khác là nguồn lực đất đai đã dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH thì nhanh, nhưng cơ cấu nguồn lực lao động thì chưa chuyển dịch kịp xu hướng này.
Việc đào tạo nghề cho người lao động diễn ra không có bài bản, thiếu chiến lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Nghiên cứu tại 16 trọng điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết chỉ có 13% lao động nông thôn bị thu hồi đất được đào tạo. Dường như địa bàn nào, đơn vị nào có gì làm nấy, có khả năng đến đâu làm đến đó. Về mặt này, Hà Nội vẫn chưa thật sự chú trọng hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm mới. Số lao động mất đất, không có nghề, cần đào tạo thì nhiều, nhưng đào tạo không được bao nhiêu và việc làm của người mất đất về cơ bản vẫn chưa có tiến triển mấy, chưa được như mong muốn. Trên thực tế, mức độ đào tạo mà người lao động nhận được từ các đơn vị nhận đất và Nhà nước là rất thấp, các hộ bị thu hồi đất vẫn tự đào tạo chính mình.
Không ít người lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, chất lượng đào tạo nghề thấp. Kết quả phỏng vấn điều tra của trường Đại học kinh tế quốc dân tháng 8/2005 cho biết trên địa bàn thành phố Hà Nội, người bị thu hồi đất có tỷ lệ những người đánh giá sự không phù
hợp của đào tạo là 57,3%, chất lượng đào tạo thấp là 55,3%. Điều này làm cho số người được thu hút vào các cơ sở đầu tư trên đất thu hồi ít. Hiện còn có sự chênh lệch khá cao giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật của những người lao động ở vùng bị thu hồi đất với mức chung của Hà Nội theo hướng người lao động bị thu hồi đất bị bất lợi trong tìm kiếm việc làm. Số lao động sau khi thu hồi đất không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 70,2%, mức chung của Thành phố là 38,56%, tức là gần gấp 2 lần; số người bị thu hồi đất có trình độ công nhân kỹ thuật và học nghề là 11,2% thì mức chung của Thành phố là 26,81%, cao hơn 2 lần [24].
Kết quả tuyển dụng sau đào tạo, do số lượng đào tạo ít, lại không hợp lý cao và chất lượng đào tạo thấp, nên tuyển dụng những lao động bị thu hồi đất vào làm việc trong các cơ sở thấp, chỉ có 19,4% số người lao động bị thu hồi đất sau đào tạo được tuyển dụng, còn phần đông là không được tuyển dụng vào làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn (80,6%).
Số lao động được đào tạo chủ yếu là do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp của họ. Các cơ quan khác cũng có tuyển dụng, song với số lượng rất không đáng kể. Các hộ bị thu hồi đất đã tự bỏ kinh phí ra để đi đào tạo (tuy họ lấy trong phần nhà nước bồi thường thông qua giá bồi thường đất), song số được tuyển dụng rất hạn chế so với số họ tự đi đào tạo. Theo một kết quả điều tra, thì số lao động bình quân 1 hộ tự đào tạo của Hà Nội là 0,19 người, nhưng chỉ có 0,09 người được tuyển dụng, tức là cứ 1000 hộ mất đất chỉ có 190 người tự bỏ tiền ra học nghề, nhưng mới chỉ 90 người trong số đó được tuyển dụng, còn 100 người không tìm việc làm. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các tỉnh khác. [96, tr26].
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Năm 1997, Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương và đến cuối năm 2003 được Chính phủ xếp hạng là đô thị loại I cấp quốc gia. Dân số của TP đến cuối năm 2004 là 763.300 người, GDP đạt 9564,4 nghìn tỷ đồng. Số người trong độ tuổi lao động của TP là 349.439 người, được phân chia theo khu vực thành thị là 276.480 người và khu vực nông thôn là 72.959 người.