Tình Hình Thu Tiền Sử Dụng Đất Của Móng Cái Từ 2004 -2014


sách trung ương; các khoản thu nội địa được phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương – ngân sách tỉnh và ngân sách thành phố; riêng thu từ đất được để lại 100% cho chi đầu tư phát triển (chi tiết về tỷ lệ điều tiết nêu tại Phụ lục 15). Là địa phương tự cân đối về ngân sách, để có nguồn lực đầu tư phát triển, Móng Cái phải tìm mọi giải pháp để tăng thu ngân sách phần thu nội địa gồm thu tiền sử dụng đất, tăng thu các khoản thu, kết dư ngân sách, nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để chi cho đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội.

Qua phân số liệu tích cũng cho thấy, thu từ đất tại Móng Cái có quy mô nhỏ, thường xuyên biến động, thiếu bền vững, bên cạnh đó các cơ chế đặc thù không còn nên các nguồn thu trên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái.Nếu được áp dụng thực hiện các cơ chế để lại 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn theo Quyết định 53 và Quyết định 675 của Chính phủ trước đây thì nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển Móng Cái trong thời gian vừa qua có thể đạt tới gần 6.000 tỷ đồng.

b.Vềhuy động nguồn lực tài chính từ đất và các khoản thu đóng góp

Thu từ đất của Móng Cái cho đầu tư phát triển còn rất thấp, thiếu ổn định và bền vững.Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2004- 2010 và 2010-2015, thu từ tiền sử dụng đất được để lại 100% để chi cho đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế xã hội; trong tổng số 1.282 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển có 570 tỷ đồng từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố (gồm: thu từ giao đất, đấu giá đất, tiền sử dụng đất của các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…); 91 tỷ từ đóng góp của dân cư; phần còn lại là từ nguồn tăng thu ngân sách, kết dư ngân sách cấp thành phố và nguồn dự phòng cải tiến tiền lương hàng năm để bổ sung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Với các cơ chế ưu đãi đặc thù cao nhất được áp dụng trên địa bàn Móng Cái, bình quân một năm nguồn lực tài chính thu từ đất chỉ đạt 57 tỷ đồng/năm là quá thấp so với khả năng khai thác nguồn lực và cân đối nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng trọng điểm như nâng cấp cửa khẩu, điểm xuất hàng,… để phát huy các lợi thế tuyệt đối. Trong thời gian tới, Móng Cái cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất.


Bảng 3.3: Tình hình thu tiền sử dụng đất của Móng Cái từ 2004 -2014

Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

Thu tiền

sử dụng đất

Thu đóng góp

Tổng thu

để chi đầu tư

Chi đầu tư

2004

56,45

51,78

108,23

98,07

2005

40,39

7,94

48,33

48,387

2006

27,20

18,15

45,35

43,33

2007

31,76

1,36

33,11

54,67

2008

33,92

2,71

36,63

58,25

2009

47,95

1,81

49,76

55,67

2010

72,50

5,47

77,97

100,05

2011

60,11

1,84

61,95

88,28

2012

33,38

0,17

33,55

145,87

2013

69,68


69,68

148,24

2014

97,00


97,00

255,27

Tổng

570,32

91,23

661,55

1.096,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 14

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch – UBND thành phố Móng Cái.

c. Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung

ương, tỉnh và thành phố) để đầu tư xây dựng hạ tầng

Ngân sách nhà nước (Trung ương và tỉnh) đầu tư trở lại cho Móng Cái rất thấp, không tương xứng với tiềm năng và lợi thế, không tạo động lực để thu hút các nguồn lực khác; mức cấp bổ sung từ ngân sách trung ương cho Móng Cái chỉ tương đương với mức cấp cho các địa phương khác trong tỉnh. Từ năm 1996-2014, thành phố Móng Cái đã xây dựng được 1.148 công trình hạ tầng lớn, nhỏ với tổng số vốn đã thanh toán là 2.654 tỷ đồng; tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước bình quân 147 tỷ đồng/năm. Trong đó, tổng nguồn vốn từ ngân sách trung ương là 750 tỷ đồng, được đầu tư chủ yếu cho các công trình hạ tầng trọng yếu nằm trong khu vực cửa như: hệ thống đê biển, kè biên giới, đường vào các điểm xuất hàng, cửa khẩu phụ, lối mở, cửa khẩu chính, bến bãi,…; ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư là 667 tỷ đồng; ngân sách Móng Cái tự cân đối, đầu tư là 1.237 tỷ đồng.Qua tổng hợp số liệu và phân tích việchuy động, sử dụng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển Móng Cái cho


thấy các nguồn lực đầu tư và các công trình đầu tư có sự thay đổi rất lớn theo 2 giai đoạn từ 1996-2003 và 2003 đến nay là thời điểm Chính phủ kết thúc các cơ chế, chính sách thí điểm tại Khu vực Móng Cái đồng thời cũng là thời gian Luật Ngân sách có hiệu lực và được áp dụng chung cho tất cả các địa phương.

Bảng 3.4: Đầu tư từ NSNNcho các dự án hạ tầng của Móng Cái giai đoạn 1996-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Số tt


Chỉ tiêu

Giai đoạn 1996-2014


Ghi chú

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2014

Tổng cộng

I

Cơ cấu vốn đầu tư

242

384

882

1.146

2.654


1

Ngân sách Trung ương

154

129

223

245

750


2

Ngân sách Tỉnh

0

19

350

298

667


3

Ngân sách Thành phố

88

237

309

604

1.237


II

Phân theo lĩnh vực đầu tư

242

384

882

1.146

2.654


1

Công trình giao thông

52

63

316

354

785


2

Công trình nông, lâm, ngư nghiệp,

thuỷ lợi

32

73

225

250

581


3

Công trình y tế

12

10

22

4

48


4

Công trình giáo dục

27

34

110

150

320


5

Công trình điện

25

30

14

6

76


6

Công trình trụ sở

26

24

22

67

139


7

Công trình hạ tầng

51

47

73

186

357


8

Công trình chỉnh trang đô thị

7

11

61

85

164


9

Công trình dịch vụ, thương mại

0

74

9

0

82


10

Công trình văn hoá

3

7

23

30

65


11

Công trình khác

5

12

5

15

38


Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch – UBND thành phố Móng Cái.

Như vậy, cần đề xuất với tỉnh Quảng Ninh xem xét,điều chỉnh tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách hoặc tăng hạn mức bổ sung đặc biệt, bổ sung có mục tiêu


từngân sách tỉnh thông qua cơ chế, chính sách đặc thù để tạo nguồn lực cho đầu tư phát triểncác công trình hạ tầng của thành phố Móng Cái.

d. Huy động vốn tín dụng của Chính quyền thành phố Móng Cái

Tại Quyết định 33/2009/QĐ-TTg và Quyết định 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu thì Chính quyền thành phố Móng Cái được huy động vốn thông qua hình thức: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình; huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cửa khẩu; được áp dụng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn đầu tư dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Về vay vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:Ngoài nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương, hàng năm thành phố Móng Cái đều dành các nguồn thu được để lại theo tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Mặt khác, theo cơ chế tài chính áp dụng cho Khu kinh tế cửa khẩu, thành phố Móng Cái được Chính phủ cho phép huy động vốn vay trong và ngoài nước cho các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ chi ngân sách thành phố; song mức vay này nằm trong tổng mức vay của tỉnh Quảng Ninh và không được vượt quá 50% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Tỉnh theo dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định hàng năm. Những năm qua chính quyền thành phố Móng Cái chưa thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình để huy động vốn do Chính quyền thành phố còn e ngại về quy trình và nguồn vốn để trả nợ. Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính cho phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính quyền địa phương để đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh nhưng không có các dự án hạ tầng trên địa bàn thành phố Móng Cái.

- Về vay nguồn tồn ngân Kho bạc Nhà nước và vay Ngân hàng thương mại: Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh có chủ trương cho phép Móng Cái được vay nguồn tồn ngân kho bạc hoặc vay vốn ngân hàng thương mại để triển khai các dự án


đầu tư hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng) nhằm tạo điều kiện cho thành phố giải quyết khó khăn tạm thời trong cân đối thu chi ngân sách địa phương, tạo điều kiện ứng vốn giải ngân kịp thời, đảm bảo tiến độ các dự án công trình (Dự án Khu dân cư Bắc Đại lộ Hoà Bình, Hạ tầng các điểm thông quan, đường dẫn cầu Bắc Luân 2,…). Tuy nhiên, chính quyền thành phố Móng Cái chưa quan tâm đến việc huy động và sử dụng nguồn lực này; chưa có dự án hạ tầng được tài trợ từ nguồn vốn vay.

- Huy động và sử dụng vốn ODA tại Móng Cái

Việc triển khai huy động các nguồn vốn từ nước ngoài kể cả vốn vay và viện trợ còn là điều rất mới đối với chính quyền thành phố Móng Cái. Các cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi tại Quyết định 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép Chính quyền thành phố Móng Cái được tìm kiếm và vận động nguồn vốn qua 2 phương thức:

(1) Thành phố được huy động vốn vay ngoài nước để thực hiện các dự án quan trọng theo nguyên tắc: các dự án đã được HĐND thành phố, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua và có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại để đầu tư các dự án, công trình theo đề nghị của thành phố. Theo phương thức này, Móng Cái đang tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng ADB Châu Á. Móng Cái cùng các địa phương là Lào Cai, Lạng Sơn cùng tham gia Dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng lần thứ 2 do ADB tài trợ; hiện có 2 tiểu dự án trên địa bàn Móng Cái được lựa chọn là Dự ánXây dựng kè chống sạt lở và nạo vét lòng sông Ka Long và Dự ánthoát nước chống ngập úng, thu gom và xử lý nước thải thành phố Móng Cái; tổng nguồn vốn vay là 33 triệu USD. Hai dự án này mới hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư; dự kiến trong quý 2 năm 2016 sẽ giải ngân.

(2) Thành phố được tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài không phụ thuộc vào quy mô của khoản viện trợ, trừ các khoản viện trợ liên quan đến thể chế, luật pháp, cải cách hành chính, văn hoá thông tin. Chính quyền


thành phố Móng Cái đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm, xúc tiến, vận động các nhà tài trợ từ ngân hàng thế giới, Chính phủ Nhật, Chính phủ Bỉ,… nhưng đến nay cũng chưa thành công trong thu hút các nguồn lực này.

Có thực trạng này là do: nguồn thu để chi đầu tư thấp, tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách thành phố thấp, điều này tạo tâm lý băn khoăn, lo ngại do sẽ phải thu xếp nguồn vốn trả nợ cả gốc và lãi khi đến hạn nếu huy động vốn từ các nguồn vốn vay, chẳng hạn như phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

3.3.2. Huy động nguồn lực tài chínhthông qua hình thứchợp tác công tư PPP

Việc huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức đối tác công tư PPP bước đầu đã mang lại kết quả; một số nhà đầu tư tư nhân đã đấu thầu thành công và được thành phố Móng Cái giao đầu tư và quản lý vận hành một số công trình hạ tầng thuộc lĩnh vực giáo dục, kho bãi, đường giao thông, điểm xuất hàng tại khu vực cửa khẩu,... từ năm 2010, theoQuyết định số 71/2010/QĐ-TTg và Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Đến năm 2015, hơn 1.300 tỷ đồng được các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế xã hội theo hình thức đối tác công tư PPP gồm: (1) Cảng phục vụ xuất khẩu hàng hoá ICD tại Km4; (2) Các trường mầm non; (3) Công trình cụm cổ động thông tin biên giới Sa Vĩ; (4) Dự án đường dẫn cầu Bắc Luân 2 đầu tư theo hình thức BT; (5) Dự án xây dựng hạ tầng khu vực hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân 2; (6) Dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Yên; (6) Hạ tầng các điểm kiểm tra hàng xuất khẩu tại Bắc Sơn, Hải Sơn.

Dự án cảng nội địa ICDphục vụ xuất khẩu hàng hóa và các dự án hạ tầng các điểm thông quan, bãi chờ xuất hàng và các cặp chợ biên giới là các dự án mới, đặc thùở địa bàn biên giới được coilà một trong những điển hình thành công trong thu hút nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư. Nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư trên 300 tỷ đồng để đầu tư toàn bộ hệ thống bến cảng, âu tầu, đường nối từ Quốc lộ 18 vào cảng xuất hàng, nạo vét luồng lạch, hệ thống phân lũ và đầu tư đồng bộ hệ thống văn phòng, nhà làm việc và sinh hoạt của các cơ quan liên ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Nhà nước bố trí bộ máy cán bộ công


chức trong các lĩnh vực Hải Quan, Biên phòng, Kiểm dịch, Cảng vụ,... đến làm việc. Đội ngũ cán bộ làm việc được đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định; hàng tháng, các cơ quan chức năng thực hiện thanh toán chi phí hoạt động thường xuyên; toàn bộ chi phí đầu tư hệ thống nhà làm việc, nhà ở cho cán bộ nhân viên đều do nhà đầu tư tư nhân thực hiện.

Các dự án được giao cho khu vực tư nhân quản lý, vận hành đã phát huy hiệu quả tốt và làm cơ sở để tiếp tục triển khai nhân rộngsang các lĩnh vực khác như y tế, văn hoá xã hội.

Việc triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư PPP đã mở ra một hướng đi mới về thu hút nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân để đầu tư các dự án hạ tầng trên địa bàn thành phố Móng Cái; giảm áp lực chi từ ngân sách đối với các dự án hạ tầng mà khu vực tư nhân có thể thực hiện hiệu quả.Nhà đầu tư nhân đã đầu tư và nhận vận hành, quản lý các dự án trước đây thuộc nhiệm vụ đầu tư và nhiệm vụ chi của nhà nước như: Hạ tầng kho bãi, bến cảng của các điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu tại Lục Lầm, Lục Phủ, Lục Chắn, (Móng Cái); Quản lý và vận hành các trường mầm non Ka Long, Hoa Hồng; đầu tư xây dựng các Chợ Trần Phú, chợ Ka Long, các chợ biên giới tại Hải Sơn, Quảng Nghĩa,... Các dự án được thí điểm, thực hiện đã mở ra các kênh huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái. Do vậy,cần nghiên cứu, triển khai nhân rộng mô hình PPP đối với tất cả các lĩnh vực, dự án mà nhà đầu tư tư nhân có thể thực hiện.

3.3.3. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân

3.3.3.1. Huy động nguồn lực tài chính qua hệ thống các tổ chức tín dụng

Năm 2014, tổng huy động vốn đạt 6.912 tỷ đồng (90% là tiền gửi tiết kiệm dân cư); tổng dư nợ đạt 4.258 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm dưới 1% tổng dư nợ; doanh số thanh toán biên mậu đạt 30.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD); chuyển tiền trong nước đạt 170.000 tỷ đồng.

Qua tổng hợp số liệu từ chi nhánh ngân hàng nhà nước Quảng Ninh và các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất nhập khẩu, các hộ kinh


doanh và các cá nhân tham gia trong hoạt động kinh doanh đổi tiền tại khu vực biên giới. Trong tổng số 4.258 tỷ đồng dư nợ, có 70% dư nợtại các ngân hàng tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, cho vay bán lẻ, tiêu dùng;khoảng 30% dư nợ còn lại là cho vay trung và dài hạnđược các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và các dự án hạ tầng.

Bảng 3.5: Dư nợ, huy động và doanh số thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Móng Cái.

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu Năm


Huy động


Dư nợ

Thanh toán biên mậu

Chuyển tiền trong nước

Số lượng vốn TD đầu tư vào Hạ tầng

2000

36,2

43,7

260

425

3,9

2001

46,1

58,4

659

6.389

5,6

2002

178,6

182,0

980

7.166

16,1

2003

220,0

262,4

4.964

14.771

25,2

2004

244,9

209,9

7.975

18.325

22,0

2005

445,3

609,1

9.500

20.000

56,3

2006

459,2

951,8

33.473

63.971

97

2007

626,5

1.069,4

20.485

164.469

120

2008

836,0

1.215,0

34.050

145.763

153

2009

1.695,0

1.741,0

18.617

67.000

180

2010

2.518,0

2.692,0

34.986

88.400

285,4

2011

3.892,0

3.738,0

49.589

109.508

405

2012

4.766,0

3.833,0

37.874

171.665

363

2013

6.117,0

4.292,0

47.246

205.400

422

2014

6.921,0

4.258,0

43.127

220.000

460

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh

Qua bảng 3.5, cho ta thấy cả 5 chỉ tiêu (dư nợ, huy động, thanh toán biên mậu, thanh toán trong nước) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Móng Cái có sự tăng trưởng rất nhanh cả về quy mô và doanh số hoạt động;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022