Grdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Của Móng Cái Qua Các Năm.


Hình 3 2 GRDP và tốc độ tăng trưởng của Móng Cái qua các năm 3 Cơ cấu kinh 1


Hình 3.2. GRDP và tốc độ tăng trưởng của Móng Cái qua các năm.

(3) Cơ cấu kinh tế: năm 2014, khu vực dịch vụ chiếm 64,7% GRDP; công nghiệp và xây dựng là 27,2%, khu vực nông nghiệp là 8,1%.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế Thành phố Móng Cái giai đoạn 2002-2014

Đơn vị tính: %


Stt

Năm

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ và

thuế sản phẩm

1

2002

15,59

12,97

71,44

2

2003

15,82

17,08

67,10

3

2004

19,16

13,99

66,85

4

2005

17,40

14,38

68,22

5

2006

16,96

13,86

69,18

6

2007

16,70

13,25

70,05

7

2008

15,05

12,86

72,09

8

2009

12,53

11,44

76,03

9

2010

11,53

10,94

77,53

10

2011

11,46

10,14

78,40

11

2012

12,51

11,92

75,57

12

2013

10,44

17,05

72,51

13

2014

8,07

27,25

64,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê Móng Cái năm 2002 - 2014)


(4) Thu ngân sách tăng trưởng liên tục, tăng bình quân 15%/năm, là đơn vị tự chủ, tự cân đối thu – chi ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH.Từ năm 2008, thu ngân sách trên địa bàn Móng Cái đạt trên 1.000 tỷ đồng; năm 2014 đạt trên 1200 tỷ đồng. Giai đoạn từ 1996-2014 là 11.998 tỷ đồng (thu nội địa 4.329 tỷ đồng, thu từ xuất nhập khẩu đạt 7.669 tỷ đồng).

(5)Giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Móng Cái giai đoạn 2006-2014đạt 18.070 triệu USD, chiếm 95,7% tổng kim ngạch hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh và chiếm trên 40% tổng kim ngạch hàng hóa XNK qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc (Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng); Thu thuế XNK chiếm 85,3% tổng thu qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh và chiếm 28,5% tổng thu XNK qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc.

3.1.2. Một số cơ chế, chính sách của Việt Nam về phát triển Móng Cái

Giai đoạn 1996-2001, để tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển Móng Cái nhằm phát huy các tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 675/TTg ngày 18/9/1996 vềáp dụng thí điểm một số chính sách đặc thù tại Khu vực cửa khẩu Móng Cái; theo đó, khu vực cửa khẩu Móng Cái được ưu tiên phát triển thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp theo pháp luật, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Chính quyền Khu vực Cửa khẩu Móng Cái, được thành lập Công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là doanh nghiệp nhà nước. Trong 5 năm (từ 1996- 2000), mỗi năm Nhà nước đầu tư riêng qua ngân sách tỉnh cho khu vực Cửa khẩu Móng Cái không dưới 50% tổng số thu ngân sách trong năm trên địa bàn khu vực Cửa khẩu Móng Cái để thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng số vốn đầu tư và danh mục các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ vốn ngân sách do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.

Giai đoạn 2001 – 2008, ngày 19/4/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg quy định một số chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới; Móng Cái được hưởng một số ưu đãi chung, giống như một số KKTCK biên giới khác;các ưu đãi theo Quyết định 53 bao gồm:


Ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo hướng trên cơ sở số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; các khoản thu không tính cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp như: thu tịch thu hàng buôn lậu, huy động dân đóng góp; học phí; viện phí; viện trợ...), nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cửa khẩu theo các mức sau: (i) Đối với các KKT cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%; (ii) Đối với các KKT cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại; (iii) Đối với các KKT cửa khẩu đã thực hiện 5 năm có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.

Được vay vốn ưu đãi nhà nước (Ngân hàng Phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn để trả gốc và lãi; trong trường hợp số thực thu ngân sách thấp, UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư.

Ưu đãi về thương mại, du lịch: Các doanh nghiệp kinh doanh nằm trong diện ưu đãi được vay vốn ưu đãi nhà nước để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu. Các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các cam kết nước ta đã ký kết với các nước láng giềng.

Về đất đai: Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu khi thuê đất, mặt nước, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành (thời điểm Quyết định còn hiệu lực), còn được giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụng tại Khu KTCK đó.

Về thuế: Doanh nghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị định về thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Sau 6 năm có hiệu lực, Quyết định 53/2001/QĐ-TTg được thay thế bởi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Trong Nghị định này, thuật ngữ KKTCK không được dùng, thay vào đó là thuật ngữ khu kinh tế nói chung. Như vậy, thuật


ngữ KKT được hiểu bao gồm KKTCK và KKT không có cửa khẩu. Nghị định này cũng quy định những ưu đãi chung của KKT với các KCN, khu chế xuất.

Tại Hội thảo khoa học về tổng kết 15 năm các cơ chế, chính sách phát triển Móng Cái được tổ chức tại thành phố Móng Cái ngày 31/3/2012, các nhà khoa học đã thống nhất nhận định và đánh giá rằng:

Quyết định số 675/TTg ngày 18/9/1996, Quyết định 103/1998/QĐ-TTg ngày 04/6/1998, Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001, Quyết định 99/2009/QĐ- TTg ngày 29/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới nói chung và tại khu vực cửa khẩu Móng Cái nói riêng đã ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian qua là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển, là cơ sở có tính đột phá để tạo nguồn lực đầu tư phát triển tại khu vực biên giới, đặc biệt là nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội.

Về kinh tế: Đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo môi trường sản xuất kinh doanh hấp dẫn tại khu vực cửa khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, thúc đẩy các ngành phụ trợ và ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, là hạt nhân kinh tế có ý nghĩa thúc đẩy phát triển vùng và khu vực, tạo kết cấu hạ tầng mới cho khu kinh tế cửa khẩu và các vùng có liên quan. Với việc ban hành các chính sách này, Móng Cái đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn trên nhiều lĩnh vực và trở thành trọng điểm phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Trên thực tế, GRDP của Móng Cái đã tăng gấp 3,6 lần (tốc độ tăng trưởng đạt trên 15%/năm); tốc độ đô thị hóa tăng từ 23% lên 55,6% trong giai đoạn 2000-2009. Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đạt 17%/năm, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Năm 2014, GRDP bình quân đầu người đạt 3.054 USD/ người, cao gần gấp 2 lần so với GRDP bình quân đầu người của cả nước (1.516 USD).

Về xã hội: Đã tạo thêm việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư địa phương, ổn định dân cư vùng biên giới, tạo diện mạo mới cho vùng biên giới trước đây là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trở thành vùng kinh tế sôi động.


Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số hạn chế đó là: (1) Việc kết thúc các cơ chế chính sách thí điểm tại Móng Cái đã làm cho Móng Cái phát triển chậm lại và có xu hướng tụt hậu so với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) ở phía bên kia biên giới; trong khi đó, Đông Hưng lại vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách này của Việt Nam và tiếp tục áp dụng các cơ chế đặc thù trong một thời gian dài đã tạo ra sự phát triển vượt bậc. (2) Cần tiếp tục đề xuất với Chính phủ cho phép thí điểm hoặc tái khôi phục cơ chế theo Quyết định 53/2001/QĐ-TTg trước đây và thời gian cần ổn định ít nhất 10 năm để phát triển Móng Cái. (3) Về thể chế quản lý nhà nước tại Móng Cái cần được đổi mới theo hướng là Đặc khu kinh tế hoặc Khu kinh tế tự do để trao quyền lớn hơn, tạo sự linh hoạt trong triển khai thu hút đầu tư.

Giai đoạn 2008 đến nay, Bên cạnh các nguồn lực đầu tư quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Móng Cái được hưởng các chính sách ưu đãi như các khu kinh tế khác trong toàn quốc, không có cơ chế, chính sách đặc thù và được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ,Quyết định 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013,Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg ngày 29/7/2009 về phê duyệt Đề án Phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tại quyết định này Chính phủ ưu tiên hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho Móng Cái 26 công trình trọng điểm đến năm 2020; được áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất mà nhà nước áp dụng cho đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; được triển khai xây dựng các khu thương mại phi thuế quan trong khu KTCK. Được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng, động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, từ khi có các cơ chế này, thì các quy định của luật ngân sách và các quy định về quản lý đầu tư công có hiệu lực dẫn đến các nguồn lực đầu tư cho Móng Cái 5 năm gần đây rất thấp.

Có thể nói rằng, cơ chế tài chính của Móng Cái được Chính phủ quy định tại các Quyết định 675/QĐ-TTg năm 1996 và Quyết định 53/QĐ-TTg năm 2001 đã tạo cơ sở và khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong đầu tư phát


triển các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng tại Khu vực cửa khẩu Móng Cái, tạo ra thay đổi lớn, căn bản đối với đời sống kinh tế xã hội tại Móng Cái; mức sống của người dân được nâng lên; Móng Cái đã phát triển rất nhanh từ huyện lên thị xã, thành phố đô thị loại 3.

3.1.3. Một sốtác động của sự thay về chính sách thương mại biên giới, du lịch của thành phố Đông Hưng (Trung Quốc).

Là địa phương có trên 70 km đường biên giới trên bộ và trên biển giáp với Trung Quốc, Móng Cái là địa bàn cho thấy sự tác động rõ nét nhất của sự thay đổi về chính sách vi mô của Trung Quốc đối với khu vực biên giới. Phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi về chính sách quản lý biên giới, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đã gây khó khăn và thua thiệt rất lớn cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia sản xuất, kinh doanh tại Móng Cái như thay đổi chính sách về nhập khẩu đối với hàng nông sản, nguyên liệu như cao su, gạo, bột mỳ...; thay đổi chính sách nhập khẩu các mặt hàng tạm nhập, tái xuất, kho ngoại quan; ngừng cấp giấy thông hành cho du khách Trung Quốc sang du lịch Móng Cái; bắt giữ người và phong tỏa các tài khoản thanh toán của các thương nhân Việt Nam mở tại các ngân hàng Trung Quốc. Sự kiện tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu nước sâu HD981 trong vùng biển tranh chấp tại Biển Đông cho thấy rõ hơn vấn đề này:

- Các nhà đầu tư Trung Quốc như Texhong và các nhà đầu tư khác đã lo ngại và giảm mong muốn đầu tư vào Móng Cái do lo sợ sự hỗn loạn đã xảy ra ở một số địa phương trong nước (các doanh nghiệp Trung Quốc đã tạm thời dừng sản xuất kinh doanh).

- Hoạt động thương mại biên giới, biên mậu bị sụt giảm mạnh, phía Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu tất cả các mặt hàng hóa từ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Quảng Ninh, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản được xuất khẩu qua đường biên mậu bị ứ đọng tại các điểm xuất hàng ở Móng Cái. Giá trị về hàng hóa xuất nhập khẩu qua Móng Cái quý 2/2014 sụt giảm mạnh chỉ bằng 20% so với cùng kỳ năm 2013.


- Phía Trung Quốc xây dựng hệ thống hàng rào, an ninh biên giới để kiểm soát cư dân biên giới và hàng hóa của Việt Nam; tạm giữ và chuyển trả các lao động tự do của Việt Nam về nước.

- Ngành du lịch vốn được coi là lợi thế của Móng Cái bị ảnh hưởng mạnh nhất. Quý 2/2014, lượng khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái sụt giảm mạnh, gần như bằng không. Trong thời gian này chủ yếu chỉ có cư dân biên giới còn qua lại cửa khẩu. Khách du lịch trong nước cũng không đến Móng Cáidu lịch.

- Nhiều doanh nghiệp, người dân từ các địa phương khác trong cả nước sau thời gian dài sinh sống và kinh doanh tại Móng Cái đã bán tài sản, nhà xưởng, trụ sở, nhà ở,… để di chuyển vềquê.

Sự kiện này đã tác động toàn diện đến tất cả các mặt về kinh tế xã hội của thành phố Móng Cái trong quý 2/2014 cũng như cả năm 2014, nhất là thu ngân sách.Thu ngân sách thành phố sụt giảm mạnh, thu tiền sử dụng đất của doanh nghiệp và người dân, thu thuế xuất nhập khẩu, lệ phí xuất nhập cảnh, phí hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, phí hàng hóa tạm nhập tái xuất, các khoản thuế liên quan đến thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Riêng thu tiền đất, nguồn lực chính cho đầu tư chỉ đạt 10% kế hoạch cả năm 2014 dẫn đến các nhiệm vụ đầu tư phải cắt giảm và hủy bỏ; thu tiền sử dụng đất năm 2015 cũng chỉ đạt gần 70% kế hoạch.

3.2. Thực trạng về đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội ở Móng Cái

3.2.1. Thực trạng hạ tầng một số ngành chủ yếu

(1) Về hạ tầng cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu phụ và các điểm thông quan được đầu tư đồng bộ. Hệ thống kho, bến, bãi bốc xếp hàng hoá do doanh nghiệp đầu tư được mở rộng với tổng diện tích trên 50.000 m2, có 7 bến cảng, 9 bến thuỷ nội địa, 11 điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ hạ tầng còn thấp,tin học hóa tổ chức quản lý, vận hành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và làm tăng chi phí dịch vụ; các chi phí ngầm liên quan đến các ngành quản lý nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao (ngành Hải quan, công an, biên

phòng…). Hệ thống logistics còn yếu, các bến cảng, bến bốc xếp hàng hóa chưa được


đầu tư, khai thác và phát huy tốt vai trò trung chuyển hàng hóa. Hiệu quả dịch vụ logistics thấp, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ tiện ích (điện, nước) không theo kịp tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa; hoạt động xếp dỡ, phục vụ xuất, nhập khẩu hàng qua biên giới vẫn thông qua hình thức thủ công.

(2) Về hạ tầng giao thông: Hạ tầng giao thông do thành phố quản lý và tại các khu đô thị được đầu tư với chất lượng còn thấp, thiếu đồng bộ và khả năng kết nối giao thông với các điểm nút giao thông, làm hạn chế sự phát triển các dịch vụ vận tải công cộng, tạo ra áp lực giao thông rất lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại các điểm đấu nối từ tuyến đường chính vào các khu vực thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Giao thông đường bộ

Đường quốc lộ:Có quốc lộ 18 đi qua địa bàn, điểm đầu từ Hà Nội (giao cắt với đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài); điểm cuối tại cầu Bắc Luân I, thành phố Móng Cái dài 254 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

Đường tỉnh lộ: gồm tỉnh lộ 341, dài 40 Km; Tỉnh lộ 335.Hệ thống giao thông nội thị, giao thông nông thôn hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị và nông thôn;100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.

Giao thông đường thủy nội địa: Móng Cái có 01 bến xuất nhập xăng dầu và 9 bến xếp dỡ hàng hóa chuyên dùng và hàng hóa tổng hợp, 1 cảng ICD và 1 cảng trung chuyển hàng hoá; công suất bốc xếp trên 2 triệu tấn/năm.

(3) Bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc:Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, chất lượng thông tin được nâng cao và hiện đại hoá. Mạng cáp quang truyền dẫn cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác với độ tin cậy cao cho toàn bộ KKTCK. Móng Cái có 172 trạm BTS, 02 trạm BSC cung cấp tín hiệu viễn thông di động của 05 nhà mạng viễn thông. Tổng số thuê bao điện thoại (cố định và di động) trên địa bàn đạt 80.948 thuê bao, đạt tỷ lệ 76,5 máy/100 dân. Tổng số thuê bao dịch vụ Internet năm 2013 đạt gần 13.056 thuê bao.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí