Các Nhân Tố Về Chính Trị, Chủ Trương, Chính Sách, Pháp Luật


xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất.

Các nhân tố về mặt kỹ thuật, thực trạng của hạ tầng ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Những yếu tố này đặt ra yêu cầu nâng cấp, mở rộng, cải tạo và xây dựng mới các công trình hạ tầng phải đáp ứng được các đặc điểm là tính hiện đại, tính vượt trước của công trình từ đó đặt ra các chính sách và giải pháp huy động nguồn lực tài chính thích hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển hệ thống hạ tầng ở từng cấp độ đầu tư khác nhau.

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường giao thông, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc, truyền tải điện,... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn. Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cơ sở hạ tầng xã hội, ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa,... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.

2.3.4. Các nhân tố về chính trị, chủ trương, chính sách, pháp luật

Môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích cũng như thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh. Do tính chất của dự án hạ tầng thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên hệ thống chính trị xã hội ổn định là điều kiện quyết định cho việc thu hút nhà đầu tư. Đối với chính quyền địa phương, nhân tố xã hội có ảnh trực tiếp đến huy động


nguồn lực tài chính và đầu tư hạ tầng là sự ủng hộ của người dân. Thực tiễn cho thấy, các dự án hạ tầng được triển khai thuận lợi và hiệu quả nếu được người dân tại địa phương đó ủng hộ, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Mỗi chính phủ có hệ thống pháp luật riêng biệt, hoàn chỉnh liên quan đến đầu tư và huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; các văn bản hướng dẫn thi hành, các chính sách huy động nguồn lực phù hợp sẽ khuyến khích các chủ đầu tư tham gia vào các dự án đầu hạ tầng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Năng lực quản lý điều hành của chính quyền địa phương là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính và quyết định đầu tư các dự án hạ tầng; trình độ quản lý, tập quán cũng như lợi ích của người dân; ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của nhân lực được giao nhiệm vụ làm công tác huy động các nguồn lực tài chính. Bao gồm cả trình độ quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư, nếu trình độ quản lý cao, phù hợp với điều kiện, đặc điểm ở mỗi cấp, mỗi ngành thì công tác huy động vốn đầu tư sẽ đạt hiệu quả cao hơn; trình độ quản lý thấp sẽ có tác động ngược lại, kết quả huy động vốn đầu tư sẽ đạt thấp và không đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.

Nhận thức của cán bộ và tập quán, lợi ích của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tâng kinh tế xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, việc tổ chức huy động có tính đến các yếu tố quyền lợi và nghĩa vụ thiết thực của người dân thì hiệu quả của công tác huy động nguồn lực sẽ cao.

Chiến lược phát triển KTXH của địa phương là nhân tố quyết định đến quy mô huy động nguồn lực. Việc huy động nguồn lực tài chính luôn phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH cho mỗi địa phương nói chung, cho sự phát triển cho các ngành, các lĩnh vực của địa phương nói riêng. Chính vì vậy, việc huy động nguồn lực phải đáp ứng, theo sát các mục tiêu của chiến lược phát KTXH của địa phương cả về phạm vi, nội dung đầu tư; có thể mô tả tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến huy động NLTC thông qua sơ đồ sau:


Kinh tế

Tài

nguyên

HUY ĐỘNG

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Cơ sở hạ

tầng,…

Thể chế, chính sách


Sơ đồ 2.1: Những nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Các nhân tố về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Huy động nguồn lực để đầu tư các dự án hạ tầng cần dựa trên các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển KTXH của địa phương vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động huy động nguồn lực và đầu tư trong tương lai. Việc lập, quản lý, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch như là những bản đồ để định hướng, chỉ ra các bước đi ngắn nhất, tốn ít chi phí nhất và đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Điều đó đòi hỏi những cán bộ liên quan đến công tác quản lý huy động nguồn lực phải có tầm nhìn dài hạn, có những cải cách phù hợp để công tác huy động và sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.

2.4. Phân tích định lượng tiếp cận từ mô hình kinh tế lượng để dự báo các nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính.

Phân tích chuỗi thời gian – Times series analysis: Chuỗi thời gian là cách gọi một tập hợp chuỗi số liệu thống kê thu thập được theo trình tự thời gian (ngày, tháng, quý, năm...) của một chỉ tiêu. Ví dụ: GRDP theo năm, vốn đầu tư theo năm,...


ký hiệu là Yt với t là các thời kỳ ghi nhận số liệu quan sát. Phân tích chuỗi thời gian được thực hiện nhằm kết luận xem các giá trị quan sát từ quá khứ (biến trễ) có ảnh hưởng tới giá trị hiện tại của biến đó không và biến được cho là có chịu ảnh hưởng của biến đó, một phân tích về quan hệ hai chiều. Ngoài việc đánh giá mức độ quan hệ giữa các biến số, phân tích chuỗi thời gian còn được dùng để dự báo.

Mô hình Véc tơ tự hồi quy VAR (Vectorautoregressivemodels)là mô hình áp dụng cho chuỗi số liệu thống kê theo thời gian dùng để tìm ra các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, sự ảnh hưởng lan truyền giữa các yếu tố này với nhau. Điều kiện để áp dụng mô hình VAR là các chuỗi thời gian đưa vào phân tích phải có thuộc tính dừng có nghĩa là giá trị của các quan sát xoay quanh một giá trị trung bình hay còn gọi là có tính lặp. Về mặt hình thức, mô hình VAR gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và các biến đều có thể là nội sinh. Nói cách khác, biến phụ thuộc trong phương trình 1 có thể là biến giải thích trong phương trình 2 (và n nào đó). Đồng thời, mô hình VAR còn xét đến các tác động (nhân tố ảnh hưởng) đến chuỗi thời gian như: xu hướng (trend), chu kỳ (cylcle), mùa vụ (seasonal) và các cú sốc (irregular) nên có sự hiện diện của các biến trễ trong hàm hồi quy. Giả sử ta xét hai chuỗi thời gian Xt và Yt. Mô hình Var tổng quát đối với Xt và Yt có dạng sau:


=∝ + + +


= + + +


Trong đó: p là độ trễ của mỗi biến Xt và Yt, u1t và u2t là các véc tơ nhiễu có trung bình bằng không và phương sai không đổi σ (nhiễu trắng-white noise).

Ưu điểm của mô hình VAR đó là:

 Không cần mô hình lý thuyết sẵn có (chỉ cần các biến số và nhiễu thỏa mãn các điều kiện bắt buộc).

 Cho phép đánh giá ảnh hưởng của các cú sốc.


 Đánh giá tầm quan trọng của các cú sốc (phân rã phương sai).

 Việc kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến phụ thuộc hay kiểm định tham số của mô hình sẽ cho kết luận về sự tồn tại mối quan hệ giữa các biến số của mô hình.

 Những yêu cầu cơ bản của mô hình VAR.

 Các chuỗi (dữ liệu thời gian) được đưa vào mô hình phải là các chuỗi dừng. Do đó, một thủ tục bắt buộc trước khi ước lượng đó là kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Nếu các chuỗi không dừng, bắt buộc phải thực hiện biến đổi dữ liệu gốc để đảm bảo điều kiện này. Thông thường, với các dữ liệu kinh tế vĩ mô, việc lấy sai phân bậc nhất của chuỗi sẽ cho kết quả như kỳ vọng.

 Độ trễ trong các biến giải thích phải đủ lớn để đảm bảo véc tơ phần dư là nhiễu trắng (Trung bình = 0, Phương sai sai số hữu hạn và cố định).


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Qua nghiên cứu Chương 2, có thể tóm lược lại những vấn đề chủ yếu sau:

Với ý nghĩa là điều kiện nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi địa phương, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong các quốc gia.

Nguồn lực tài chính đóng vai trò dặc biệt quan trọng trong phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội của các quốc gia, các chính quyền địa phương, đặc biệt là các nước đang phát triển khi nguồn vốn và lao động là hai nhân tố sản xuất đóng góp chính vào tăng trưởng, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội là một yêu cầu bức thiết và là bài toán của các cấp, các ngành nhất là chính quyền các địa phương thuộc tỉnh khi được phân cấp trong quản lý ngân sách và đầu tư.

Trên cơ sở nhận thức về vốn đầu tư và các nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, các kênh huy động nguồn lực tài chính khác nhau cũng như chỉ ra vị trí, vai trò, thế mạnh và các nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính; sự cần thiết phải kết hợp giữa các nguồn lực tài chính đối với sự phát triển của hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội; từ đó có cách thức phân tích, đánh giá quá trình huy động các nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước và khu vực tư. Đây cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá quá trình huy động cũng như đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực tài chính sẽ trình bày ở chương 3 và chương 4.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

ĐỂ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và một số cơ chế, chính sách phát triển thành phố Móng Cái thời gian vừa qua.

3.1.1. Một số thông tin cơ bản về kinh tế xã hội thành phố Móng Cái

Điều kiện tự nhiên, Thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp thành phố Đông Hưng (Trung Quốc),phía Tây giáp huyện Hải Hà; phía Nam và phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Móng Cái có địa giới hành chính nằm trọn vẹn trong Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Dân số Móng Cái khoảng 105.000 người;số người trong độ tuổi lao động là 58.600 người tương đương với 58% dân số.

Móng Cái nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam–Trung Quốc; khu hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN- Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nằm trong hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Là điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế chính giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc;với sự hậu thuẫn của khu vực đông dân cư, chiếm 2,6% dân số thế giới.

Móng Cáicó cả đường biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc (trên 78 km); địa phương duy nhất có cả cửa khẩu trên bộ và cửa khẩu trên biển.Móng Cái kết nối bằng đường bộ với các trung tâm kinh tế sôi động của khu vực, cách Hà Nội 330 km, Phòng Thành 45 km, Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) 150 km, Quảng Châu (Quảng Đông) 880 km. Tiếp giáp Trung Quốc, có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế.

Móng Cái là KKT cửa khẩu thành công nhất trong số 28 KKT cửa khẩu của Việt Nam được thể hiện qua các tiêu chí: Tổng giá trị xuất nhập khẩu; Tổng số


lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh; tổng số dự án FDI và dự án trong nước; tổng thu ngân sách tại KKT cửa khẩu xếp hạng thứ nhất trong 28 KKT) được Chính phủ lựa chọn là một trong 9 KKT cửa khẩu được tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2016-2020; đồng thời, cũng là nơi đầu tiên của cả nước thí điểm thành công chính sách mở cửa biên giới từ năm 1996.


Hình 3 1 Vị trí địa lý của Móng Cái Nguồn Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh 1

Hình 3.1: Vị trí địa lý của Móng Cái

Nguồn: Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Quảng Ninh


Một số thông tin về kinh tế:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Móng Cái có tốc độ tăng trưởng bình quân GRDPgiai đoạn 2000-2014 trên 17,5%.

(2) Về các ngành, lĩnh vực chủ yếu giai đoạn 2006 - 2014: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệptăng bình quân trên 14%;Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,2%;Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân là 18%/năm.Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 3.100 USD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022