Sản Lượng Và Giá Bán Nhãn Bình Quân Tại Các Xã Điều Tra


là 36.281.264 đồng/ha, xã Nà Nghịu có mức chi phí sản xuất thấp nhất

35.354.313 đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất nhãn trung bình trên 1 ha là gần 36 triệu đồng.

Qua điều tra các nông hộ và phân tích số liệu ta có sản lượng và giá bán bình quân của các hộ sản xuất nhãn:

Bảng 3.11. Sản lượng và giá bán nhãn bình quân tại các xã điều tra



Chỉ tiêu

Địa bàn xã


Trung bình

Chiềng Cang


Chiềng Sơ


Nà Nghịu


Thị trấn

Sản lượng nhãn bình quân

(tấn/ha/năm)


7,58


7,82


5,45


8,25


7,28

Giá bán bình quân

(đồng/kg)

24.000

23.530

19.130

22.600

22.320

Thu nhập (đồng/ha)

162.489.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 9

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Các hộ trồng nhãn tại thị trấn có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật nhanh hơn, có điều kiện đầu tư hơn, trình độ học vấn cao hơn nên khả năng đầu tư sớm hơn nên sản lượng nhãn tại thị trấn Sông Mã là cao nhất 8,25 tấn/ha sau đó đến xã Chiềng Sơ và xã Chiềng Cang. Sản lượng của xã Nà Nghịu đặc biệt thấp hơn nhiều chỉ đạt 5,45 tấn/ha do người dân chậm chú trọng đầu tư cho sản xuất nhãn, cải tạo vườn tạp. Mặc dù diện tích trồng nhãn nhiều nhưng các hộ chỉ mới bắt đầu ghép các giống nhãn mới nên chưa cho thu hoạch.

Sản lượng nhãn trung bình trên 120 hộ là 7,28 tấn/ha. Sản lượng này thấp hơn so với 9,05 tấn/ha theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Sông Mã vì trong danh sách các hộ điều tra có một số hộ mới trồng nhãn chưa cho thu hoạch nên chưa có sản lượng. Giả sử không có các chi phí khác. Giá bán trung bình theo điều tra 120 hộ của 4 xã trên địa bàn huyện Sông mã là 22.320đ/kg ta có


thu nhập trung bình của nông hộ từ 1 ha nhãn là 162.489.600 đồng/ha/năm. Từ thu nhập và chi phí sản xuất nhãn ta có lợi nhuận trung bình mà các nông hộ thu được trong 1 chu kỳ sản xuất nhãn:

Bảng 3.12. Lợi nhuận của các hộ điều tra

(Đơn vị tính: đồng/ha)


Chỉ tiêu

Thành tiền

I. Tổng chi phí

35.954.597

I.1. Chi phí vật tư

8.863.597

I.2. Chi phí lao động

27.091.000

I.3. Chi phí khác

0

II. Thu nhập

162.489.600

III. Lợi nhuận

126.535.003

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)


Từ 3 - 5 năm sau khi trồng thì nhãn bắt đầu cho thu hoạch và sau khoảng 2 - 3 vụ nhãn các hộ đã có thể chi trả hết các khoản chi phí của giai đoạn trước và bắt đầu có lãi. Lợi nhuận có thể thu được khoảng 126,5 triệu đồng/ha. Khả năng chi trả cho sản xuất nhãn sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng dễ dàng hơn bởi người dân đã bắt đầu có thu nhập.

Nhãn kinh doanh cho thu hoạch trong vòng 15 đến 20 năm thì bắt đầu già cỗi, năng suất, phẩm chất cây giảm đi thì người dân sẽ ghép các loại giống mới có khả năng cho năng suất cao hơn, chín sớm hoặc muộn hơn, khả năng chống chịu lại sâu bệnh tốt hơn và bắt đầu lại tiếp tục chăm sóc, đầu tư sản xuất nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản. Vì vậy rất cần có các nghiên cứu để cho ra các sản phẩm giống nhãn mới đáp ứng được xu thế của thị trường.

Qua điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất của đất trồng nhãn tại Sông Mã có thể thấy đây là một loại hình sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhưng lợi nhuận đem lại chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn. Cần áp dụng mạnh khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là cải tạo các vườn


tạp, loại bỏ các giống nhãn năng suất, chất lượng thấp để đưa vào các giống nhãn có năng suất chất lượng cao. Việc sản xuất cần được triển khai nghiêm ngặt từ quy trình trồng, lựa chọn giống, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi đạt được năng xuất chất lượng cao, cần tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp với các HTX cây ăn quả để xuất khẩu nhãn mới đem lại thu nhập cao cho người người sản xuất.

3.4. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã

3.4.1. Thuận lợi

- Tình hình an ninh, chính trị ổn định;

- Có cửa khẩu Chiềng Khương - giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào;

- Điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển;

- Nguồn lao động dồi dào. Người dân có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chăm chỉ, chịu khó;

- Chính quyền địa phương quan tâm theo dòi, tư vấn thường xuyên nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển của cây nhãn được tốt nhất và có những chính sách hỗ trợ cho người dân trong sản xuất nhãn;

- Nhãn địa phương có chất lượng cao, đẹp cả về kích cỡ lẫn màu sắc.

3.4.2. Khó khăn

- Sông Mã là một huyện vùng sâu, vùng xa. Xa trung tâm kinh tế của tỉnh Sơn La (cách thành phố Sơn La khoảng 100 km).

- Tỉ lệ hộ nghèo cao, mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều.

- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu.

- Điều kiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, giao thông đi lại chưa đáp ứng.

- Sản xuất nhãn của người dân của vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún do quy mô diện tích đất đai bình quân/hộ thấp và bị chia cắt, phân tán ở nhiều khu vực khác nhau.


- Sản phẩm nhãn chủ yếu dưới dạng thô chưa qua chế biến, chất lượng sản phẩm không ổn định. Chưa gắn kết được sản xuất với công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Mục tiêu của sản xuất nhãn vẫn chạy theo lợi nhuận, không để ý đến tác hại tới người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường và bảo vệ môi trường của người nông dân còn thấp. Lao động trong nông nghiệp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

- Phải đầu tư lớn về phân bón, công chăm sóc nên một số hộ không có khả năng hoặc chưa mạnh dạn đầu tư nên năng suất chưa thực sự cao so với tiềm năng của nó.

- Nhãn là cây trồng có nhiều sâu bệnh, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Về cơ bản lao động sản xuất nhãn làm theo tập quán và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế còn nhiều hạn chế dẫn tới năng suất chưa thực sự cao.

- Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả chưa ổn định.

3.4.3. Cơ hội

- Nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập toàn cầu.

- Nhu cầu thưởng thức các nông sản đặc trưng ngày càng cao.

- Được sự quan tâm và hỗ trợ từ Chính phủ.

- Cơ hội giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào.

- Công nghệ phát triển tăng khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt.

- Sản phẩm nhãn được nhiều người dân ưa chuộng và sử dụng nhiều.

- Cây nhãn đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế địa phương phát triển.

- Có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương, thâm


nhập vào thị trường không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài.

- Nhãn Sông Mã đã có chứng nhận nhãn hiệu “nhãn Sông Mã” có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

3.4.4. Thách thức

- Thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhãn thường xuyên biến động.

- Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch của người tiêu dùng ngày càng khắt khe.

- Hộ sản xuất thiếu vốn đầu tư công nghệ; đầu tư cho sản xuất nhãn còn hạn chế.

- Trong bối cảnh hội nhập nhãn xuất khẩu phải đối mặt với rào cản kỹ thuật trong thương mại (tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...). Đáng kể là, cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, công nghiệp chế biến nhãn, công nghệ thiết bị phục vụ sản xuất...

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cũng ngày một khắc nghiệt hơn. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nên ảnh hưởng lớn đến năng xuất cây nhãn.

- Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với sản phẩm nhãn ở những vùng khác.

- Người dân có áp lực khi thị trường biến đổi về nhu cầu, về giá cả dẫn đến tâm lý không an tâm sản xuất.

- Chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra ổn định lâu dài.

3.5. Mục tiêu và một số giải pháp phát triển cây nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã

3.5.1. Mục tiêu sản xuất đến năm 2020

* Quan điểm

- Phát triển cây nhãn theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp.

- Đẩy mạnh sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất

nhãn.


- Phát triển sản xuất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học và nỗ lực của chính bản thân nông hộ.

* Phương hướng

- Tiếp tục phát triển và khuyến khích mở rộng diện tích trồng nhãn theo kế hoạch với cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển cây nhãn như vốn, vật tư, đặt những điểm thu gom.

* Mục tiêu

- Khai thác triệt để thế mạnh của địa phương để sản xuất nhãn hiệu quả hơn.

- Khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhãn.

3.5.2. Một số giải pháp phát triển cây nhãn

* Giải pháp về kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, sản lượng lớn, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng nhãn cần:

- Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. Thực hiện quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có. Áp dụng tích cực, thường xuyên các kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cho cây nhãn:

+ Thời kỳ trước ra hoa - đậu quả non: Bón phân bổ sung vào thời kỳ trước ra hoa, sử dụng chất kích thích sinh trưởng đúng và đủ liều lượng.

+ Thời kỳ có quả non đến thu hoạch: bón phân qua rễ, bón phân qua lá, tưới nước đúng kỹ thuật nếu quá khô hạn.


+ Thời kỳ sau thu hoạch quả (từ tháng 8 đến tháng 10): cắt tỉa và vệ sinh vườn nhãn, bón phân đúng và đủ liều lượng.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất của người dân.

- Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau.

* Giải pháp về vốn

Cây nhãn là cây trồng cần có sự đầu tư về phân bón và chăm sóc thì cây mới đạt hiệu quả cao, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng nhãn chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã từ bỏ sản xuất nhãn để trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây nhãn. Vốn sản xuất đối với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:

- Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.

- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

* Giải pháp về quản lý, chính sách

- Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành, các tổ chức có liên quan về cách quản lý, về các chính sách để phát triển cây nhãn có hiệu quả và bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân.

- Phát triển mạnh cây nhãn ở những xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm


bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.

* Giải pháp về thị trường

Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất nhãn có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần:

- Duy trì, quản lý tốt chỉ dẫn địa lý “Nhãn Sông Mã” và phát triển thương hiệu “Nhãn Sông Mã” để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

- Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lý.

- Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

- Tiến hành các hình thức quảng bá nhãn Sông Mã trên báo, internet để nhiều người biết đến, tin dùng và lựa chọn.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí