Nhu Cầu Học Chữ Chăm Của Người Chăm Lớn Tuổi

Tương tự, ở độ tuổi 21 - 30 số người chưa biết chữ lẫn số người tái mù chữ là 80 người trong tổng số 87 người chiếm tỉ lệ 91,9%; ở độ tuổi 30 - 45 số người chưa biết chữ lẫn số người tái mù chữ là 157 người trong tổng số 181 người chiếm tỉ lệ 86,7%.

Như vậy, có thể nói tỉ lệ người mù chữ Chăm tương đối đồng đều ở các độ tuổi, dao động từ 86,7% đến 93,8%. Trong đó, độ tuổi 15 - 20 có tỉ lệ tái mù cao hơn các độ tuổi khác, trong khi đó đa số trong độ tuổi này được học tiếng Chăm trong trường tiểu học. Từ đó cho ta thấy nếu không có giải pháp  tổ chức để củng cố việc học chữ Chăm sau khi được học chữ Chăm ở trường tiểu học, nhất là việc mở các lớp chữ Chăm cho người lớn tuổi thì tình trạng tái mù chữ Chăm cứ tiếp tục diễn ra.

2.2.2. Nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi

BẢNG 2.6: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM 

 Nhu cầu học chữ ChămCỘNG
Rất cầnCầnCó cũng được, không cũng
được
Không cầnSL
SL%SL%SL%SL%
Cư trúMa LâmTrình độ chữ ChămMC9294.855.2000097
L1-
L5
61000000006
TMC1785.0315.0000020
Cộng11593.586.50000123
Hàm PhúTrình độ chữ ChămMC3997.512.5000040
L1- L561000000006
TMC41000000004
Cộng4998.012.0000050
Hàm TríTrình độ chữ ChămMC8286.31212.60011.195
L1- L51571.414.8314.329.521
TMC1110000000011
Cộng10885.01310.232.432.4127
Ba xãTrình độ chữ ChămMC21391.8187.80010.4232
L1-
L5
2781.813.039.126.133
TMC3291.438.6000035
Tổng cộng27290.7227.331.031.0300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)
Ghi chú: MC: Mù chữ; L1-L5: Từ lớp 1 đến lớp 5; TMC: tái mù chữ

BIỂU ĐỒ 2.6: NHU CẦU CHỮ CHĂM THEO TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM

Qua kết quả điều tra ở bảng 2 6 cho thấy có 213 người chưa biết chữ Chăm và 1

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy có 213 người chưa biết chữ Chăm và 32 ngưòi tái mù chữ Chăm, cả thảy là 245/267 người, chiếm 91,7% người cho rằng rất cần phải học chữ Chăm. Bên cạnh đó chỉ có một người mù chữ Chăm cho rằng “không cần” học chữ Chăm, số còn lại đều có nhu cầu học chữ Chăm. Điều này cho thấy những người còn mù chữ Chăm rất khao khát học chữ Chăm.

Diện biết chữ Chăm (thông thường theo họ ước lượng trình độ tối đa là lớp 5, vì đến nay cũng chưa có một ai trong diện điều tra được học cấp trung học về trình độ chữ Chăm), có 27/33 người chiếm 81,8% cho rằng “rất cần” và 1/33 chiếm 3% cho là “cần” phải học chữ Chăm. Trong diện này có 3/33 chiếm 9,1% có ý kiến “có cũng được, không cũng được”, chứ không nhất thiết phải học chữ Chăm. Cá biệt, có 2/33 người, chiếm 6,1% cho rằng “không cần” phải học chữ Chăm. 

Qua phân tích trên, cho ta thấy dù thuộc diện mù chữ hay biết chữ Chăm cũng đều có hơn 81% người Chăm trong số điều tra có nguyện vọng phải học chữ Chăm và xem việc đó là nhu cầu “rất cần” trong đời sống của cộng đồng người Chăm; có cả thảy 272/300 chiếm 90,7% số người được điều tra cho rằng việc học chữ Chăm cho người lớn là “rất cần” và 7,3% nói là “cần”. Như vậy có cả thảy 98% người Chăm trong diện điều tra thật sự có nhu cầu học chữ Chăm cổ; chỉ có 2% số người còn lại không quan tâm đến việc học chữ Chăm trong người lớn. 

BẢNG 2.7: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CẤP HỌC

 Nhu cầu học chữ ChămCộng
Rất cầnCầnCó cũng được, không cũng đượcKhông cầnSL
SL%SL%SL%SL%
Cư trúMa LâmCấp họcTH7392.467.6000079
THCS3193.926.1000033
THPT1110000000011
Cộng11593.586.50000123
Hàm PhúCấp họcTH2210000000022
THCS2010000000020
THPT787.5112.500008
Cộng4998.012.0000050
Hàm TríCấp họcMC00000011001
TH7390.167.411.211.281
THCS1781.014.829.514.821
THPT1875.0625.0000024
Cộng10885.01310.232.432.4127
Ba xãCấp họcMC00000011001
TH16892.4126.610.510.5182
THCS6891.934.022.711.474
THPT3683.7716.3000043
Tổng cộng27290.7227.331.031.0300

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

BIỂU ĐỒ 2.7: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CẤP HỌC

Tại bảng 2 7 cho chúng ta thấy Có 1 người mù chữ phổ thông người này cũng 2

Tại bảng 2.7 cho chúng ta thấy:

Có 1 người mù chữ phổ thông, người này cũng cho rằng “không cần” phải học chữ Chăm.

 Trong số 182 người ở cấp học Tiểu học, có 168 chiếm tỉ lệ 92,4% cho rằng “rất cần” phải học chữ Chăm; có 12 người chiếm 6,6% cho là “cần” phải học chữ Chăm; cả hai diện vừa nêu là 99%; chỉ có 1 người chiếm 0,5% nêu “có cũng được, không cũng được” và 1 người cho rằng “không cần” phải học chữ Chăm. 

Ở cấp Trung học cơ sở, có 68 người 91,9% cho rằng “rất cần” phải học chữ Chăm; 3 người chiếm 4% cho là “cần” phải học chữ Chăm; cả hai diện vừa nêu là 95,9%; chỉ có 2 người chiếm 2,7% nêu “có cũng được, không cũng được” và 1 người chiếm 1,4% cho rằng “không cần” phải học chữ Chăm.

Đặc biệt ở cấp Trung học phổ thông, trong số 43 người được điều tra thì có 36 người chiếm 83,7% cho rằng “rất cần” và 7 người chiếm 7,3% cho là “cần” phải học chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi; không có ngưòi nào cho là “có cũng được, không cũng được” hay “không cần” phải học chữ Chăm.

Qua phân tích trên, trừ một người ở diện mù chữ phổ thông, ở tất cả các cấp học còn lại có 98% số người cho rằng “rất cần” hoặc “cần” phải học chữ Chăm; chỉ có 3 người chiếm 1% chưa có thái độ dứt khoát trong việc học chữ Chăm hay không và 3 người chiếm 1% “không cần” học chữ Chăm. Đặc biệt, với những người có trình độ trung học phổ thông họ đều cho rằng “rất cần” hoặc “cần” phải học chữ Chăm. Qua đó chứng tỏ nhận thức về học chữ Chăm phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn phổ thông, khi học lực phổ thông càng cao họ càng ý thức tốt hơn về sự cần thiết phải học chữ của dân tộc mình. 

2.2.3. Mục đích học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi

BẢNG 2.8: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CÁC MỤC ĐÍCH   

Địa bàn xãMục
đích
Nhu cầu học chữ ChămCộng SL
Rất cầnCầnCó cũng được,Không cần
không cũng được
SL%SL%SL%SL%
Ma Lâm15230.231.7000055
27642.252.8000081
328.00000002
Hàm Phú1105.800000010
24826.710.6000049
314.00000001
Hàm Trí19152.9127.021.221.2107
24424.452.810.60050
32184.00014.00022
Ba Xã115388.9158.721.221.2172
216893.3116.110.600180
32496.00014.00025

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)
Ghi chú:
* 1: Tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm
* 2: Giữ gìn tiếng nói và chữ viết của người Chăm
* 3: Mục đích khác

BIỂU ĐỒ 2.8: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO CÁC MỤC ĐÍCH

Qua kết quả điều tra trong bảng 2 8 cho thấy Có 172 ý kiến chiếm 57 3 số 3

Qua kết quả điều tra trong bảng 2.8 cho thấy:

Có 172 ý kiến chiếm 57,3% số người cho rằng mục đích của việc học chữ Chăm là vì phải tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm; trong đó có đến 153/172 ý kiến nêu có nhu cầu “rất cần” chiếm 88,9% và 15/172 ý kiến cho là “cần” chiếm 8,7% trong tổng số những người có mục đích này.

Chỉ có 2/172 chiếm 1,2% có mục đích tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm nhưng “Không cần” học chữ Chăm và 1,2% cho rằng “có cũng được không cũng được”. 

Có 180 ý kiến chiếm 60% số người cho biết học chữ Chăm nhằm để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của người Chăm; trong đó có đến 168/180 ý kiến chiếm 99,3% của người diện này có nhu cầu “rất cần” học chữ Chăm; không có người nào cho rằng “ không cần” phải học chữ Chăm.

Chỉ có 25 ý kiến chiếm 8,3% nêu lí do học chữ Chăm là vì mục đích khác, trong đó có một số người không phải dân tộc Chăm cho rằng họ học chữ Chăm để dễ dàng trong quan hệ công tác khi giao tiếp với đồng bào dân tộc Chăm.

Như vậy, có thể kết luận rằng mục đích chính của việc học chữ Chăm là nhằm bảo tồn ngôn ngữ Chăm, nhất là chữ Chăm cổ và qua đó tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của người Chăm.

2.2.4. Nhu cầu về hình thức, thời gian, số lượng người học trong lớp học chữ Chăm của người Chăm lớn tuổi

BẢNG 2.9: NHU CẦU VỀ HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI HỌC CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP   

 Tự họcCần có thầyHọc tại nhàHọc tại trườngDưới 10
người
Trên 10
người
Học ban ngàyHọc ban đêm
Địa bàn cư trúMa LâmNghề nghiệpLàm nông19409710737432
Công chức02030212
Nghề
khác
010091955
Cộng1106010911848039
Hàm PhúNghề nghiệpLàm nông039030239440
Công chức04040440
Nghề
khác
02020120
Cộng045036244500
Hàm TríNghề nghiệpLàm nông9959912897026
Công
chức
017015111121
Nghề khác02020120
Cộng9114910831018427
Ba xãNghề nghiệpLàm nông1022892181420118858
Công
chức
023022117173
Nghề khác01401311195
Tổng cộng1026592531622921466

(Nguồn: Xử lý phiếu điều tra)

Qua số liệu điều tra trong bảng 2.9 cho thấy:

 Trong 257 người làm nghề nông, có 218 ý kiến chiếm 84,8% đề nghị cần phải tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tại trường học và có 228 ý kiến chiếm 88,7% số người làm nghề nông được điều tra cho rằng cần phải có thầy dạy học chữ Chăm; chỉ có 9 ý kiến chiếm 3,5% cho là họ có thể tự học chữ Chăm ở nhà mà không cần có thầy dạy chữ Chăm; có 201 chiếm 78,2% ý kiến đề nghị phải tổ chức lớp học trên 10 người. Ngoài ra, còn có 188 ý kiến chiếm 73,1% đề nghị tổ chức lớp học chữ Chăm vào ban ngày; 58 ý kiến chiếm 22,5% mong muốn tổ chức lớp học vào ban đêm.

Với 24 người là công chức viên chức nhà nước tham gia điều tra, có 23/24 ý kiến chiếm 95,8% đề nghị cần phải tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tại trường học và cho rằng cần phải có thầy dạy học chữ Chăm; Không có ý kiến nào cho là họ có thể tự học chữ Chăm ở nhà mà không cần có thầy dạy chữ Chăm; tuy nhiên có 1/24 chiếm 4,1% số ngưòi không bày tỏ ý kiến về vấn đề này. Về số người học trong một lớp, có 17/24 chiếm 70,8% ý kiến đề nghị phải tổ chức lớp học trên 10 người. Ngoài ra, còn có 17/24 chiếm 70,8% ý kiến đề nghị tổ chức lớp học chữ Chăm vào ban ngày; 3/24 ý kiến chiếm 12,5% muốn tổ chức lớp học vào ban đêm. 

Trong 19 người làm nghề khác, có 14 người tham gia ý kiến trong lĩnh vực này. Trong đó có 14/14 ý kiến chiếm 100% đề nghị cần phải có thầy dạy học chữ Chăm cho người lớn tuổi; có 13/13 ý kiến chiếm 92,8% cho rằng cần phải tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tại trường học; Không có ý kiến nào cho là họ có thể tự học chữ Chăm ở nhà mà không cần có thầy dạy chữ Chăm; có 11 người chiếm 78,5% ý kiến đề nghị phải tổ chức lớp học trên 10 người. Ngoài ra, còn có 9 ý kiến chiếm 64,3% đề nghị tổ chức lớp học chữ Chăm vào ban ngày; 5 ý kiến chiếm 35,7% mong muốn tổ chức lớp học vào ban đêm. 

Qua phân tích trên cho thấy:

Tuy ở các nghề khác nhau nhưng có đến 253 trong tổng số 300 người được điều tra chiếm 84%, trong đó những người là công chức, viên chức hay nghề khác chiếm hơn 95,8% cho rằng cần phải tổ chức lớp học chữ Chăm tại trường; có 88,7% số người làm nghề nông đồng tình với quan điểm trên. Như vậy, đa số người Chăm ở các nghề khác nhau đều cho là cần thiết phải tổ chức lớp học có thầy dạy học chữ Chăm cho người lớn như là một lớp học xoá mù chữ phổ thông.

Có 265 ý kiến chiếm 88,3%, trong đó những người là công chức, viên chức hay nghề khác chiếm hơn 95,8% đề nghị phải có thầy dạy chữ Chăm; chỉ có 10 người chiếm 3,3% khẳng định là họ có thể tự học chữ Chăm tại nhà mà không cần có thầy dạy, số còn lại không có ý kiến là cần có thầy dạy hay không. Điều đó, cho thấy người dân tôn trọng và đặt niềm tin vào việc dạy của người thầy, ngành Giáo dục cần phải chú ý đặc biệt về việc đào tạo người thầy giáo dạy chữ Chăm cả về tay nghề lẫn việc rèn luyện đạo đức người thầy.

 Có 225/300 người, chiếm 75% số người được điều tra đề nghị tổ chức lớp học với trên 10 học viên cho mỗi lớp; chỉ có 16/300 người, chiếm 5,3% số người cho là chỉ cần dưới 10 học viên cho mỗi lớp học; số còn lại không có ý kiến về vấn đề này. Phần lớn nông dân, 201/257 người chiếm 78,2% cho là cần tổ chức học với số lượng trên 10 học viên cho một lớp. Như vậy, việc tổ chức lớp học chữ Chăm với số lượng trên 10 người học cho mỗi lớp là hợp lý, phù hợp với nguyện vọng người học, tạo nên tính tập thể trong học tập và cũng để tiết kiệm chi phí cho việc mở lớp.

 Có 214/300 người chiếm 71,3% số người điều tra có nhu cầu học chữ Chăm vào ban ngày, trong đó có 188/257 chiếm 73,2% nông dân cho rằng  học ban ngày là thích hợp hơn; 70/300 người chiếm 23,3% có nhu cầu học vào ban đêm, số còn lại không có ý kiến gì. Điều này là cơ sở cho việc bố trí thời gian học. Như vậy, tùy điều kiện và nhu cầu của người học ở từng nơi để bố trí việc học vào ban ngày hay ban đêm nhằm tạo thuận lợi nhất cho người học. Học vào ban ngày cũng có nhiều thuận lợi cho việc đi lại, ánh sáng trong lớp học và an ninh trong quá trình học tập. Một số ý kiến khác đề xuất mỗi tuần chỉ cần học mỗi buổi vào chiều ngày Thứ Bảy. 

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí