đang học tập, làm việc, đặc biệt là các nước phát triển, có trình độ phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
+ Đối tượng của Đề án: Thanh niên Việt Nam từ 16 - 35 tuổi đang sinh sống, học tập, lao động trong và ngoài nước. Ưu tiên hỗ trợ các đối tượng: Sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp); Thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và thành lập doanh nghiệp tiêu thụ nông sản); Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập).
+ Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2022.
- Tỉnh đoàn Tây Ninh ban hành đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2017 -2022. Theo đề án, Tỉnh đoàn sẽ tập trung vào mục tiêu hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Theo đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng thanh niên và doanh nhân trẻ có cơ hội tiếp cận với hệ thống chính sách đối với nông nghiệp. Từ đó, mạnh dạn trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn; kết hợp với việc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện nhanh đời sống nông dân.
+ Đối tượng tham được hưởng thụ từ đề án là: đoàn viên, thanh niên, hội viên đang sinh sống và học tập tại các địa bàn trong tỉnh đã khởi nghiệp hoặc đam mê khởi nghiệp trong các lĩnh vực mà trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp sạch, là thành viên của các CLB Sáng tạo khởi nghiệp các cấp, là Hội viên của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh.
+ Kinh phí để hỗ trợ chương trình: Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trích 2 tỷ đồng dành cho hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp.
+ Nội dung của đề án là: Tổ chức các hoạt động tham quan thực tế các mô hình hay, cách làm hiệu quả liên quan đến nông nghiệp sạch tại các địa phương trong và ngoài tỉnh; Tổ chức các chương trình giao lưu, đối thoại, tọa đàm, chia sẻ chuyên đề, … để cung cấp kiến thức về lĩnh vực thanh niên quan tâm cũng như có cơ hội tiếp cận các chính sách về nông nghiệp; Trao vốn khởi nghiệp, hỗ trợ vốn (cho vay với lãi suất thấp) để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cho thanh niên có tư duy khởi nghiệp thực chất đã có sẵn ý tưởng/dự án khởi nghiệp, sẵn sàng trải nghiệm và tham gia học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 1
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 2
- Đặc Điểm Hoạt Động Khởi Nghiệp Của Thanh Niên
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thanh Niên Khởi Nghiệp Tại Huyện Gò Dầu
- Mật Độ Dân Số Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu Năm 2010 Và 2016
- Đánh Giá Chung Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Thanh Niên Khởi Nghiệp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
+ Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2022.
- Huyện đoàn Gò Dầu: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Gò Dầu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022, đề ra hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2022. Theo đó, phấn đấu xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên huyện Gò Dầu đạt 300 triệu đồng trong năm 2017 và phấn đấu mỗi năm về sau tăng quỹ từ 100 – 150 triệu đồng/ năm, đạt mục tiêu hỗ trợ cho 20 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện có nhu cầu khởi nghiệp, lập nghiệp. 9/9 Xã, Thị trấn đoàn phấn đấu đến năm 2022 xây dựng nguồn vốn khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên là 200 triệu đồng, để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.
+ Đối tượng tham được hưởng thụ từ đề án là: đoàn viên, thanh niên, hội viên đang sinh sống và học tập tại huyện đã khởi nghiệp hoặc đam mê khởi nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp sạch, là thành viên của các HTX thanh niên, THT thanh niên, CLB Thanh niên làm kinh tế.
+ Nguyên tắc hỗ trợ: đoàn viên, thanh niên xây dựng đề án khởi nghiệp của mình trình bày trước hội đồng thẩm định. Nếu đề án khả thi sẽ được hỗ trợ vốn (không lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi) để thực hiện đề án của mình.
+ Thời gian thực hiện chương trình: từ năm 2017 đến năm 2022.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các nguồn lực tài chính
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính rất đa dạng và phức tạp. Các khu vực tài chính khác nhau thì các nhân tố ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đặc điểm của khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức, các nhà nghiên cứu đã đưa vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng mang tính đặc trưng đối với từng khu vực tài chính chính thức. Ngoài ra, cần phải phân tích nhóm các nhân tố chủ quan và nhóm các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của thanh niên khởi nghiệp.
1.1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Về phía thanh niên khởi nghiệp: Một mô hình khởi nghiệp có mục đích hoạt động tốt, có tình hình tài chính, có doanh thu ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của NH hay Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp hay các nguồn Quỹ khác khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Nhân tố này chủ yếu là: trình độ học vấn, vốn và doanh thu của mô hình khởi nghiệp, số năm hoạt động sản xuất, kinh doanh, kỹ năng khai thác xử lý thông tin của thanh niên đối với các chính sách tài chính.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
Về môi trường pháp lý: Hoạt động tín dụng hay quỹ hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thường được quy định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do NH Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội giữ nguồn quỹ ban hanh. Các đối tượng thanh niên khởi nghiệp được vay vốn của NH hay vay mượn từ quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cần được thừa nhận
về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người đi vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất, còn tổ chức cho vay, mượn thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay. Nếu hệ thống các văn bản pháp quy không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra khe hở trong quản lý tín dụng, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay, mượn của NH hay tổ chức chính trị - xã hội còn nguồn quỹ cho vay.
Tình trạng của nền kinh tế: Tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế và tác động rò rệt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tiếp cận vốn của thanh niên khởi nghiệp cũng như khả năng cho vay khởi nghiệp của các NH hay tổ chức chính trị xã hội cũng bị tác động. Khi nền kinh tế trong trạng thái tốt thì hoạt động của các NH thương mại cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền để sản xuất, kinh doanh cũng gia tăng.
Chính sách của các tô chức tín dụng cho vay: Hoạt động này được đánh giá chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay.
- Về lãi suất cạnh tranh: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với NH. NH nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút nhiều khách hàng. Song các NH không thể hạ lãi suất thấp hơn hẳn so với các NH khác để thu hút khách hàng mà lãi suất cạnh tranh này phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống NH.
- Về phương thức cho vay: phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng.
- Về tài sản đảm bảo tiền vay: khách hàng muốn vay vốn NH phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về
tài sản đảm bảo tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NH.
Ngoài các yếu tố trên, cơ cấu tổ chức, nhất là của ngành NH cũng có tác động nhất định. NH có cơ cấu hợp lý, văn hóa ứng xử trong nội bộ NH tốt sẽ góp phần đảm bảo sự hoạt động hữu hiệu trong toàn hệ thống NH, giữa NH với các tổ chức khác và được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong NH. Thông qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dòi quản lý chặt chẽ khoản vốn huy động cũng như các khoản vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng. Đội ngũ cán bộ NH có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định trong việc định giá tài sản thế chấp, quản lý và giám sát các khoản vay, thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ vay của NH giúp NH có thể có được những khoản tín dụng đảm bào, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng.
1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới
* Israel: Là một quốc gia nhỏ cả về diện tích (20,770km2, sa mạc chiếm đến 60% diện tích) và dân số (hơn 8,3 triệu người, đứng thứ 98 thế giới về dân số). Israel phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nước, thiếu tài nguyên, chưa kể đến các khoản chi lớn cho an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trải qua nhiều khó khăn, Israel đã biến những khó khăn nói trên trở thành lợi thế. Đặc trưng của hệ sinh thái khởi nghiệp Israel là sự đầu tư lớn vào nghiên cứu phát triển, là quốc gia có nguồn chi lớn nhất từ GDP cho nghiên cứu phát triển (khoảng 4,3% trong năm 2013). Phần lớn trong số đó là chi cho nghiên cứu phát triển kinh doanh (chiếm 80% tổng chi cho nghiên cứu và phát triển năm 2013). Chìa khóa thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Israel là sự kết hợp giữa môi trường kinh doanh năng động, được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư mạo
hiểm. Song song với hoạt động mạnh mẽ của một số lượng lớn các công ty đa quốc gia và cả các công ty khởi nghiệp, nơi khơi nguồn đổi mới. Israel là một trong những nước đã đi lên, phát triển bằng trí tuệ, bằng các công nghệ hiện đại thông qua việc phát huy tiềm năng của đội ngũ doanh nhân trẻ. Họ đã sử dụng những kết quả nghiên cứu khoa học mới, hiện đại một cách thành công.
* Singapore: Từ một quốc đảo nổi tiếng trầm mặc và tình hình khởi nghiệp ở mức trì trệ, chỉ sau 5 năm (2008 – 2013), Singapore đã trở thành một trong 10 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới, bởi những lý do sau:
Một là, Chính phủ nỗ lực trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Singapore xây dựng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NRF) đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện để xác định những điểm yếu và lỗ hổng trong bối cảnh khởi nghiệp trong nước và đưa ra các chương trình để giải quyết những điểm thất bại, cụ thể trong một sáng kiến năm 2008 được gọi là Khung cải cách và Doanh nghiệp Quốc gia.
Hai là, Môi trường thân thiện. Singapore thường xuyên được xếp vào hàng các quốc gia dễ kinh doanh nhất thế giới. Các luật lệ được thể hiện rò ràng và dễ thực hiện. Có thể thành lập công ty mới chỉ trong vài giờ, thậm chí vài phút. Quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng, và luật pháp thì minh bạch. Bên cạnh đó, quốc đảo này biết cách thu hút các công nhân có trình độ đào tạo cao và có một chính sách định cư riêng cho các doanh nhân tương lai. Ngoài ra, Singapore xây dựng các TP trở thành nơi sạch sẽ và đáng sống so với các TP của các quốc gia khác trong khu vực.
Ba là, sử dụng quyền lực mềm để giải quyết các rào cản tiềm tàng đối với doanh nghiệp, như: kéo giảm thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên thông qua việc giúp sinh viên đi học việc một năm ở Thung lũng Silicon và các hệ sinh thái doanh
nghiệp, chính quyền không ngừng tuyên dương tinh thần doanh nhân; các trường đại học được nhà nước tài trợ cũng hăng hái đẩy mạnh sáng tạo.
* Australia : Là nước phát triển duy nhất không bị suy thoái trong suốt 26 năm qua. GDP của Australia tăng trưởng ổn định ở mức 2,5% hằng năm. Australia là quốc gia dẫn đầu ở nhiều ngành công nghiệp, trong đó khai thác mỏ đã trở thành ngành “mũi nhọn” của nền kinh tế nước này, đóng góp 170 tỷ USD hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Australia đang tập trung vào việc sử dụng nguồn tài sản thu được từ khai thác mỏ để đầu tư vào đổi mới sáng tạo và các công ty khởi nghiệp nhằm định hướng tương lai nền kinh tế của quốc gia. Sự đầu tư này trong tương lai bao gồm cả việc chào đón những nhân tài và công ty khởi nghiệp giỏi nhất từ nước ngoài. Những chính sách nổi bật của chính phủ Australia là:
Một là, chính phủ khuyến khích người dân khởi nghiệp. Theo đó, chính phủ xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp để cho phép người dân thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp của mình, tạo ra một quốc gia có tinh thần kinh doanh ngày càng tăng, sẵn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sẵn sàng làm lại khi thất bại, thông qua các doanh nghiệp khởi nghiệp để tạo ra việc làm cho nền kinh tế, kết hợp đơn giản hóa hệ thống pháp lý trong việc mua và cho thuê bất động sản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ý tưởng khởi nghiệp vay vốn, xây dựng “Không gian chia sẻ để làm việc” nhằm giúp các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các ý tưởng khởi nghiệp dễ dàng tương tác với nhau hơn.
Hai là, Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2015. Trong số các doanh nghiệp mới được thành lập tại bang New South Wales thì start-up đã chiếm 48%. Trong đó, Sydney được coi là trung tâm chính của các start-up, chiếm 12% số lượng
các doanh nghiệp. Việc tăng trưởng liên tục và ổn định trong những năm gần đây cho thấy các start-up đã tìm thấy một mảnh đất màu mỡ để phát triển.
Ba là, Khởi nghiệp không vì tiền. Ở Australia: 86% các doanh nhân ở Sydney đều ít muốn làm giàu, 37% trong số họ muốn sáng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời. Điều này cho thấy tư duy chạy theo lợi nhuận đã bị mờ nhạt, thay vào đó họ muốn đạt được những thành công vang dội trên danh nghĩa cá nhân cũng như muốn thay đổi được thế giới nhiều nhất có thể.
Bốn là, Phong cách sống người Australia. Các doanh nhân quy tụ từ khắp nơi trên thế giới và phong tục tập quán vùng miền cũng góp phần làm nên văn hóa công ty. Australia ghi điểm trong con mắt bạn bè quốc tế bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí cao và đặc biệt tỷ lệ tội phạm rất thấp. Những yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” này tạo động lực cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động.
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
* TP Hồ Chí Minh: Để tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, với nhiều giải pháp như đưa chương trình, giáo trình đào tạo về phát triển ý tưởng khởi nghiệp, kỹ năng định hướng phát triển thị trường sản phẩm, kỹ năng quản trị doanh nghiệp... vào các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và các trường trung học phổ thông trên địa bàn. TP cũng yêu cầu tổ chức ngày hội khởi nghiệp cấp TP hằng năm; cung cấp cơ sở dữ liệu về khởi nghiệp, liên kết các vườn ươm và các nhà cung cấp dịch vụ, các quỹ đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn. Hiện TP Hồ Chí Minh có nhiều đơn vị, tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, như: Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh; Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung; Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP Hồ
.....