Dự Báo Bối Cảnh Kinh Tế Thế Giới, Trong Nước Và Khu Vực


lực tài chính từ đất đai vào NSNN nói riêng và phát triển hạ tầng nói chung. Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, giao đất không đúng mục đích sử dụng vẫn còn tồn tại. Tình trạng các dự án đầu tư kinh doanh BĐS chậm triển khai, đất đai bị bỏ trống, chậm đưa công trình vào khai thác, sử dụng vẫn còn tương đối phổ biến; Móng Cái có trên 40 dự án đất thuộc diện quy hoạch treo, 12 dự án hạ tầng đã được giao đất nhưng chậm tiến độ đưa vào sử dụng, nhiều dự án chậm kéo dài gấp 2 lần so với thời gian quy định. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chú trọng sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững đảm bảo đồng bộ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, đô thị, công nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái và bảo vệ môi trường. Việc khai thác các dự án có sử dụng đất chưa được giám sát chặt chẽ, nhiều dự án mới quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà ở bán mà chưa quan tâm đến hạ tầng kinh tế xã hội, tính kết nối liên vùng với hạ tầng kỹ thuật tới các khu vực lân cận; nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch đã loại bỏ các công trình công cộng, các công trình xử lý chất thải theo yêu cầu. Chưa chủ động bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.

Công tác định hướng, dự báo, đánh giá, tính toán khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai còn nhiều hạn chế. Việc định hướng, dự báo, đánh giá khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chưa được quan tâm đúng mức và có tầm nhìn dài hạn, dẫn đến bị động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện khai thác. Công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng thường xuyên bị thay đổi, điều chỉnh.

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quản lý, theo dõi sát được thực trạng và biến động của đất đai. Thực tế, tình hình sử dụng đất sai mục đích, định mức, lãng phí vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, việc khai thác sử dụng đất chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả nhất là quỹ đất đất sử dụng cho mục đích công cộng như giao thông, bưu chính viễn thông, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ xã hội. Việc sử dụng đất chưa tuân thủ triệt để theo quy hoạch dẫn đến một mặt giảm hiệu quả sử dụng đất, mặt khác hạn chế khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách nhà nước nói riêng và đầu tư phát triển hạ tầng nói chung.


Công tác quản lý tài chính đất đai, tài nguyên khác còn nhiều sơ hở, một số dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất có mức giá giao đất thấp. Vẫn còn tình trạng giao đất ở một số vị trí có lợi thế cho các tổ chức, cá nhân dẫn đến hiệu quả huy động nguồn lực tài chính đạt thấp do giá tính thu tiền sử dụng đất còn thấp so với quy định; nhiều dự án sau khi đối trừ giữa chi phí đầu tư hạ tầng va số tiền sử dụng đất, doanh nghiệp gần như không phải nộp thêm tiền vào ngân sách nhà nước.

Cơ chế, biện pháp điều hành thu ngân sách nhà nước từ đất và chi đầu tư phát triển đã được HĐND tỉnh ban hành theo thời kỳ ổn định ngân sách hàng năm nhưng tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ chưa cao, chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa trở thành công cụ sắc bén phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản liên tục sụt giảm những năm gần đây.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ thu ngân sách chưa chủ động khai thác nguồn thu trên địa bàn nằm tăng thu ngân sách so với dự toán được giao để có điều kiện bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Những hạn chế này đã tồn tại trong nhiều năm và tình trạng này vẫn tiếp diễn ngay cả khi thành phố đã phân cấp nguồn thu và tỷ lệ điều tiết được hưởng cho các địa phương.

Ba là,kết quảthu hút nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội còn hạn chế, chưa khai thác tốt được nguồn lực tài chính trong nhân dân trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng là rất lớn.

Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua hệ thống ngân hàng mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chỉ khai thác được một phần tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, thể hiện rõ nhất là nguồn vốn tiết kiệm dân cư được các ngân hàng thương mại huy động trên địa bàn nhưng dư thừa không sử dụng hết ở địa phương được điều chuyển về các địa phương khác để đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Chưa huy động vốn từ các tổ chức và dân cư thông qua thị trường trái phiếu bằng các công cụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình; các doanh nghiệp tại Móng Cái chủ yếu là doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, chưa phát hành trái phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư.


Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 16

Xã hội hóa các công trình hạ tầng giáo dục, y tế tuy huy động được một phần nguồn lực tư nhân vào đầu tư nhưng kết quả còn hạn chế. Các dự án hạ tầng được triển khai theo hình thức hợp tác công tư PPP còn ít, chưa triển khai rộng rãi do cán bộ tạicác cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp chưa hiểu rõ về lợi ích, quy trình, thủ tục thực hiện; tâm lý ngại đổi mới nhất là việc triển khai những vấn đề mới, vấn đề khó.

Các ngành chức năng chưa kiểm soát được hoạt động thanh toán biên mậu, không kiểm soát được dòng tiền thanh toán trong các giao dịch tại khu vực biên giới; và chưa có các giải pháp hiệu quả để khai thác các nguồn lực từ khu vực này cho phát triển thành phố Móng Cái.

Bốn là, phương thức huy động nguồn lực tài chính chưa thực sự đa dạng;các công cụ để huy động nguồn lực tài chính chưa được sử dụng và phát huy hiệu quả. Nói chung các hình thức huy động nguồn lực để đầu tư các công trình hạ tầng còn đơn giản, chưa mở rộng các hình thức huy động như: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay vốn ngân hàng để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư; chưa có kế hoạch, cơ chế huy độngcác nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn cũng như việc quy hoạch danh mục các dự án xây dựng hạ tầng triển khai từ nguồn vốn vay thương mại, vốn ODA, dự án triển khai theo hình thức PPP,…

Năm là, hiệu quả của công tác lựa chọn, thẩm định, thu hút nhà đầu tư chưa cao, môi trường đầu tư chưa thuận lợi; kết quả thu hút dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đạt rất thấp. Trong tổng số 23 dự án FDI chỉ có 2 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng với tổng mức đầu tư 50 triệu USD; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện chậm được cải thiện (xếp thứ 9/14 địa phương của Quảng Ninh); số dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá và có điều kiện đóng góp vào NSNN thành phố so với số dự án và số vốn đầu tư đã đăng ký chiếm tỷ trọng thấp đã khiến cho tốc độ tăng thu ngân sách đạt thấp; các dự án FDI đang được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế, tiền thuê đất khi đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu. Đây chính là một trong những điểm hạn chế lớn cho việc cân đối thêm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.


3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất,công tác lập, quản lý, thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và các quy hoạch ngành, lĩnh vực chủ yếu còn yếu kém, nhiều bất cập, thiếu tính hệ thống, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa dự báo được các nhân tốc tác động và yêu cầu đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng; nhiều quy hoạch còn mang tư duy nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ, thiếu tính liên kết liên vùng, liên kết khu vực. Nhiều quy hoạch được lập nhưng không thực hiện hoặc điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, hiệu quả; không khai thác được nguồn lực từ đất cho đầu tư phát triển cũng như chưa tạo được các quỹ đất sạch để thu hút nhà đầu tư. Công tác quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật thiếu tính đồng bộ, chưa tiến hành kịp thời, triển khai chậm so với yêu cầu mang tính quy luật là phát triển hệ thống hạ tầng phải đi trước một bước. Bố trí vốn đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội còn dàn trải, tâm lý phân bổ mang tính đồng đều, chưa xác định được dự án động lực, trọng tâm, trọng điểm nên nhiều công trình hạ tầng phải kéo dài thời gian thi công, làm tăng chi phí, từ đó phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dẫn đến huy hiệu quả đầu tư đạt thấp và mất đi cơ hội thu hút, huy động và sử dụng các nguồn lực.

Thứ hai, chính quyền thành phố Móng Cái chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch huy động và sử dụng nguồn lực trung hạn. Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã đổi mới cơ chế quản lý tài chính công theo hướng phi tập trung, phân cấp quyền hạn nhiều hơn cho chính quyền thành phố trong thu - chi NSNN nhằm phát huy tính tự chủ và năng động của địa phương. Tuy nhiên, việc phân quyền vẫn còn nhiều giới hạt nhất định và chưa đủ để chính quyền địa phương thật sự chủ động về thu ngân sách địa phương, tính toán việc vay vốn và đảm bảo nguồn trả nợ khi đến hạn. Đây là nguyên nhân thời gian vừa qua chính quyền Thành phố chưa tiếp cận và khai thác các nguồn vốn vay.


Thứ ba,chưa có cơ quan đầu mối chuyên trách về thu hút nguồn lực đầu tư, xúc tiến đầu tư nên công tác thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước chưa hiệu quả: (1) Đối với nguồn vốn ODA, mặc dù thành phố đã chủ động tìm kiếm, xúc tiến vận động nhà tài trợ, nhưng bắt buộc phải theo cơ chế Chính phủ vay và cho Quảng Ninh vay, sau đó phân bổ về cho Móng Cái vay lại. Trong nhiều năm, các nguồn vốn ODA vận động được, phần lớn tỉnh Quảng Ninh phân bổ về cho các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn hơn; (2) Đối với nguồn vốn FDI, Móng Cái chưa thật sự tạo ấn tượng để nhà đầu tư tìm đến, đặc biệt là môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, thiếu các điều kiện cần thiết như: lực lượng lao động có tay nghề cao, tác phong làm việc, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu,…

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất,thiếu cơ chế ưu đãi đặc thù để tạo động lực phát triển, nhất là các ưu đãi về tài chính, về đất đai, nguồn nhân lực; các cơ chế chính sách và quản lý hiện hành chưa thu hút được các nguồn lực tạo nên sự bứt phá phát triển, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách và nguồn lực từ khu vực tư để đầu tư vàodự án hạ tầng kỹ thuật.Cơ chế chính sách cho hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, Thành phố chưa có sự nghiên cứu kỹ càng về hình thức này. Ngân sách Nhà nước vẫn đang đóng vai trò chính trong đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng và thiếu cơ chế cho khu vực tư nhân tham gia.

Thứ hai,hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn chưa đa dạng; thị trường tài chính chưa phát triển. Hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn tập trung vào huy động vốn, các dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (thanh toán biên mậu, chuyển tiền), huy động vốn và cho vay tiêu dùng. Nguồn vốn huy động từ dân cư trên địa bàn còn dư thừa và được điều hoà nội bộ trong hệ thống để đầu tư ở các địa bàn khác (hơn 2600 tỷ đồng). Các ngân hàng chưa mặn mà và vào cuộc với thành phố để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng.

Thứ ba,thủ tục hành chính còn phức tạp, bộ máy quản lý nhà nước còn chồng chéo; thể chế chậm đổi mới.Hiện thời, thành phố Móng Cái là đô thị loại 3


thuộc tỉnh Quảng Ninh nhưng được xem là tương đương cấp cấp huyện; trong khi đó, việc quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Móng Cái được thực hiện bởi 2 cơ quan nhà nước là UBND thành phố Móng Cái và Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh. Các hoạt động quản lý nhà nước về mặt lãnh thổ, an ninh, trật tự, văn hoá, an sinh xã hội,… do thành phố Móng Cái thực hiện, trong khi đó thẩm quyền phê duyệt về cho thuê đất, giao đất, phê duyệt quy hoạch, cấp phép đầu tư, thu hút đầu tư do Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện. Đây là hạn chế rất lớn đối với trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền thành phố Móng Cái, vì đô thị rất khác nông thôn về nhiều mặt. Mặt khác, hiện nay Chính phủ đã phân cấp nhiều quyền hạn cho cấp tỉnh, thế nhưng cấp tỉnh lại chưa phân cấp bao nhiêu cho chính quyền đô thị.

Bộ máy hành chính được tổ chức theo quy định hiện hành còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực. Thể chế chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Thứ tư, sự phụ thuộc về kinh tế do phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách quản lý biên mậu, thương mại, xuất nhập cảnh nên Móng Cái chưa thực sự tạo được niềm tin và sự ổn định đối với nhà đầu tư.Vì vậy, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Áp lực phát triển của các tỉnh (Trung Quốc) có chung đường biên giới, nhất là khi nước bạn có những cơ chế ưu đãi hơn trong thu hút các nhà đầu tư; đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, quyết liệt hơn; chính sách thay đổi linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các hoạt động biên mậu.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Qua nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái từ năm 1996 đến 2014 có thể tóm tắt một số nội dung chính như sau:

Hệ thống hạ tầng của thành phố còn yếu kém, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế;Hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, kém chất lượng và quá tải;Hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu.Kết cấu hạ tầng các xã, phường phát triển chưa đồng đều nhất là tại các xã đang triển khai chương trình nông thôn mới và các phường xa trung tâm.

Huy động nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã được chính quyền thành phố Móng Cái quan tâm, số vốn huy động để đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước; các kênh ngày càng phong phú, đa dạng. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách đã được điều chỉnh theo hướng ưu tiên cho các công trình trọng điểm, động lực; nguồn lực từ khu vực FDI và khu vực tư nhân đã được quan tâm huy động để đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng ngân sách để đầu tư chưa hiệu quả, còn dàn trải, chưa có dự án động lực để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. nhiều nguồn lực tài chính chưa được chú trọng khai thác triệt để đặc biệt là nguồn lực tài chính tiềm năng từ khu vực tư nhân và FDI.

Các nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan dẫn đến những thành tựu và hạn chế, yếu kém; những bài học kinh nghiệm rút ra đã được tác giả trình bày, phân tích để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy các mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái giai đoạn 2016- 2020 và các giai đoạn tiếp theo.


CHƯƠNG4

GIẢI PHÁPHUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯHẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CỬA KHẨU QUỐC TẾ MÓNG CÁI

4.1. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước và khu vực

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Xu hướng kinh tế quốc tế được dự báo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH và huy độngnguồn lực đầu tư các dự ánhạ tầng của Móng Cái, gồm:

(1). Nền kinh tế trung Quốc tăng trưởng nhanh và liên tục có thể ảnh hưởng

đến kinh tế Việt Nam nói chung và Móng Cái nói riêng, do:

- Sự phát triển liên tục của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã tác động gián tiếp đến việc mở rộng các hoạt động thương mại và thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực thương mại của Móng Cái. Thành phố Đông Hưng được lựa chọn làm Khu thí điểm khai phát mở cửa trọng điểm của tỉnh Quảng Tây, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệtđã tạo ra sự bất đối xứng về chính sách.

- Mục tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc kéo theo yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm, do đó một số công ty tiêu thụ nhiều năng lượng có thể sẽ phải dịch chuyển ra nước ngoài, Móng Cái là một trong những địa bàn được các doanh nghiệp Trung Quốc ưu tiên hướng tới dẫn đến nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp có xu hướng tăng.

- Định hướng "Một Trung Hoa tươi đẹp" đặt mục tiêu giảm 40-45% lượng phát thải khí CO2 so với năm 2014 sẽ buộc các công ty sử dụng nhiều năng lượng phải chuyển hoạt động sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam và Móng Cái được xem là một địa bàn lợi thế.

(2). Nhiều công ty toàn cầu đang rút khỏi Trung Quốc, các công ty đang chuyển dần mảng gia công và sản xuất ra khỏi Trung Quốc do chi phí nhân công và lạm phát gia tăng. Tỷ trọng FDI từ Nhật Bản và Mỹ vào Trung Quốc đang giảm xuống và ít hơn so với số vốn đổ vào các nước ASEAN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022