dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, đối với các yếu tố mang tính chủ quan từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm tác động đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm cũng được cải thiện ở mức độ nhất định:
Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức tầm quan trọng của dịch vụ bảo hiểm trong đời sống và đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. theo kết quả nghiên cứu của dự án “nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010”(9), có tới 67,2% doanh nghiệp sản xuất trong vùng điều tra là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng được hỏi đã trả lời là “cần thiết phải tham gia vào thị trường bảo hiểm và đã tham gia”; 11,6% doanh nghiệp sản xuất được hỏi đã trả lời là “cần thiết nhưng chưa tham gia”. Đặc biệt trong điều kiện rủi ro cháy nổ, thiên tai lụt
bão ở Việt Nam xảy ra với tần suất khá lớn trong những năm vừa qua, nhất là trong năm gần đây xuất hiện rủi ro đối với hoạt động chăn nuôi do “dịch cúm gia cầm” có tác động tích cực đến nhận thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình quảng cáo rầm rộ của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, nhất là các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài; thông qua hoạt động dịch vụ tư vấn của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhất là của các đại lý bảo hiểm, nhận thức về sự cần thiết của dịch vụ bảo hiểm được nâng lên một bước.
Sau những cải cách khá mạnh mẽ của Luật doanh nghiệp 1999, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên liên tục trong những năm. Năm 2001 tăng 26,6% so với năm 2000, năm 2002 tăng 24,65% so với năm 2001; riêng loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần không có phần vốn Nhà nước tăng tương ứng khoảng 2,5 lần và 2 lần trong cùng thời kỳ. Sự phát triển
(9) Mẫu điều tra được thực hiện tại 3 trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
về số lượng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm cho môi trường cạnh tranh tăng lên, cùng với sự tăng lên của các loại rủi ro khác góp phần làm cho nhu cầu về sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chủng loại.
Có thể bạn quan tâm!
- Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 10
- Số Lượng Các Tổ Chức Cung Cấp Dịch Vụ
- Vài Nét Về Quá Trình Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính Của Việt Nam
- Các Rào Cản Đối Với Dnnqd Trong Việc Tiếp Cận, Sử Dụng Các Dịch Vụ Tài Chính
- Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 15
- Giải Pháp Về Phía Môi Trường Pháp Lý
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Tuy nhiên đối với các DNNQD việc tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm vẫn còn gặp phải một số khó khăn:
- Một bộ phận các chủ DNNQD còn thiếu thông tin, hiểu biết và chưa thấy được vai trò của dịch vụ bảo hiểm đối trong vịêc phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án “ Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010”, có tới 11% số doanh nghiệp được hỏi cho là không cần thiết tham gia bảo hiểm. Đặc biệt, kết quả điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh còn cho thấy, mặc dù là trung tâm kinh tế năng động nhất quốc gia, hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng rất sôi nổi, trình độ dân trí cũng thuộc hàngcao của quốc gia, song có tới 18,9% số doanh nghiệp trả lời là không cần thiết – cao nhất trong ba địa phương khảo sát.
Một trong những dịch vụ chứng khoán quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam hiện nay là IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu huy động quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần huy động vốn tiếp theo sẽ được gọi là phát hành thứ cấp (tăng vốn). IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên, có tính quyết định đối với hàng loạt khía cạnh vận hành. Nguyên nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành ngặt nghèo và quy chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc.
Trong vòng 1 năm trở lại đây, nhà đầu tư dường như đã quá quen với thông tin xuất hiện trên báo chí và trên trang web của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước liên quan tới việc xử lý các công ty vi phạm quy định trong phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Dư luận cũng có nhiều ý kiến cho rằng , mức xử phạt (phổ biến từ 20 đến 30 triệu đồng, cao nhất là đến 70 triệu đồng) hiện quá thấp, chưa đủ sức răn đe.
Thực tế cho thấy, có trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt để được việc bởi mức xử phạt cao nhất 70 triệu chẳng thấm gì nếu đợt phát hành thành công, khi doanh nghiệp “cò con” cũng thu về vài tỷ, chưa nói đến vài chục hoặc vài trăm tỷ đồng. Hơn nưa, nếu bị phạt thì cũng phạt chung công ty, lại lấy quỹ chung công ty ra nộp (thực chất là tiền của cổ đông), chẳng có cá nhân cụ thể nào phải chịu. Chính vì vậy các nhà đầu tư tỏ ra khá bức xúc trước tình trạng phạt thì cứ phạt, người vi phạm vẫn tiếp diễn.
Thực ra, một số doanh nghiệp vi phạm quy định chung là do họ chưa nắm vững quy trình, thủ tục phát hành chứng khoán huy động vốn. Ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết: Sai phạm của một số các doanh nghiệp xuất phát từ sự hạn chế khi lĩnh hội các quy định chung và do Luật chứng khoán vẫn còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp.
IPO quan trọng với tất cả các doanh nghiệp, nhưng nó đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp có ĐTMH (Venture Capital). ĐTMH là khái niệm có nội hàm đặc biệt, theo nghĩa rộng , là đầu tư vốn vào toàn bộ hoạt động kinh tế mang tính phát triển, sáng tạo, có độ mạo hiểm cao nhưng tiềm năng, hiệu quả cũng cao. Theo nghĩa hẹp, ĐTMH thường là đầu tư vào sản xuất kinh doanh sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Mục đích của ĐTMH là thúc đẩy phát triển ngành công nghệ cao, hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao.
Việt Nam là thành viên chính thức của WTO cũng có nghĩa là môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ khốc liệt hơn, doanh nghiệp muốn sinh tồn thì phải đổi mới công nghệ và doanh nghiệp nào có công nghệ cao, nhiều tài sản vô hình sẽ chiến thắng, cho nên ĐTMH là yếu tố quan trọng thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển công nghệ cao.
Hiện nay ở nước ta có một số quỹ ĐTMH của nước ngoài đang hoạt động. Quỹ ĐTMH IDG được thành lập từ năm 2004 tại Việt Nam, nhằm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, mới có 4 doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của quỹ này với số vốn đầu tư không đáng kể. Vốn mạo hiểm thường được đầu tư vào các công ty đang trong giai đoạn manh nha của quá trình phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hoặc bắt đầu mở rộng cung cấp hàng hoá dịch vụ. Trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ rủi ro cao, vì thế các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm sẽ tìm kiếm các khoản thu nhập vốn tiềm năng cao hơn.
Đối với các nhà ĐTMH họ quan tâm nhất vào tính độc đáo ý tưởng của người xây dựng dự án. Chỉ có những ý tưởng sáng tạo mới tạo ra những lợi nhuận đột phá trong tương lai – khi tiến hành IPO với các doanh nghiệp có
ĐTMH – nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận gấp nhiều lần số vốn bỏ ra (Tất cả các dự án phải nêu bật được lợi nhuận trên lý thuyết có thể đạt được luôn lớn hơn 45% thì hãy nghĩ đến việc nói chuyện tiếp).
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua hầu như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực sự tiếp cận và sử dụng được dịch vụ rất mới và hữu ích này. Ngoài những nguyên nhân từ các yếu tố khách quan bên ngoài, còn có những nguyên nhân từ yếu tố mang tính chủ quan, một số cá nhân và doanh nghiệp đã có ý tưởng mới trong kinh doanh nhưng hầu như là các ý tưởng bột phát, chứ chưa có thiết kế, tính toán hay thí nghiệm kỹ lưỡng. Hơn nữa, như thực tế cho thấy, phần lớn các ý tưởng này do những người chưa có đủ uy tín về khoa học, công nghệ… đề xuât. Một nguyên nhân nữa từ phía doanh nghiệp, do chưa có sự hiểu biết sâu sắc về dịch vụ IPO của doanh nghiệp có ĐTMH nên các doanh nghiệp chưa nhận thấy sự cần thiết phải tiếp cận và sử dụng dịch vụ mới để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ trong các DNNQD
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao. Trong lĩnh vực ngân hàng, cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại, các NHTM Việt Nam cũng đã đầu tư nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng đang có sức hút khá mạnh đối với đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Do đó, với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá như hiện nay đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là các DNNQD tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại. Tuy nhiên,
nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng cũng còn một số bất cập. Trước hết, là do hạn chế về năng lực của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng vẫn đào tạo theo phương pháp truyền thống, thiếu thực hành, chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo còn lạc hậu. Đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cán bộ quản lý cho các NHTM rất thiếu. Chính vì vậy, vừa qua đã có hiện tượng cạnh tranh (thậm chí là thiếu lành mạnh) giữa các ngân hàng để thu hút nhân lực có chất lượng cao diễn ra khá phổ biến. Những tồn tại nêu trên của đội ngũ nguồn nhân lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực của các NHTM đã phản ánh thực trạng nêu trên (Phụ lục 4).
So với các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác, hoạt động ngân hàng là môi trường có sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Điểm đánh giá bình quân chung về chất lượng nguồn nhân lực ở mức khá là 3.50. Do có cơ chế linh hoạt, đặc biệt là cơ chế tiền lương nên các NHTM CP có sức hút đối với nguồn nhân lực. Điểm đánh giá về chế độ đãi ngộ của các NHTMCP là 3.77 cao hơn hẳn các THTMNN là 3.39. Cơ chế tiền lương đang là vấn đề bức xúc và nguyên nhân dẫn đến sự chảy máu nguồn nhân lực có chất lượng cao của các NHTMNN. Trong khi đó, bên cạnh chế độ đãi ngộ, đánh giá trách nhiệm cá nhân và hiệu quả công việc tại các NHTM CP cũng được đánh giá khá cao với số điểm 3,91 và 3.68.
Hệ thống NHTM đã có những đổi mới tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trên 80% các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay đã được tin học hoá nên tạo nên nhiều tiện ích, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch.
Hiện nay, đã có 5 chi nhánh NHNN, 32 NHTM với 159 đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng, bình quân mỗi ngày xử lý 7.000 chứng từ với 3.000 tỷ đồng và mỗi giao dịch chỉ thực hiện trên dưới 10 giây, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và ngân hàng so với thời gian trước đây từ 3 – 5 ngày. Đặc biệt là các ứng dụng trong dịch vụ thanh toán hiện đại, rút tiền tự động… Theo WB, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn mức thấp kém. Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam là: -0,47, ở Trung Quốc là: -0,35, Thái Lan là: -0,07; Indonesia là: -0,66, Malaixia là 1,08 và Singapore là: 1,95.
Điểm bình quân chung đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ của các ngân hàng ở mức trên trung bình là 3.31. Trong đó ứng dụng hệ thống thông tin tiền gửi được đánh giá cao nhất là 3.60 (57.38% ý kiến đánh giá với số điểm từ 4 trở lên) do các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ nhằm phát triển các dịch vụ huy động vốn là lĩnh vực dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Nhìn chung mức độ ứng dụng công nghệ của các NHTM CP cao hơn, tuy nhiên, trong lĩnh vực thanh toán quốc tế điểm đánh giá của NHTM CP cao hơn.
Vừa qua, dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng với sự tài trợ của WB đã được triển khai thực hiện. Các NHTM NN và một số NHTM CP đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Điểm đánh giá chung về mức độ hiện đại trong công nghệ ngân hàng ở mức khá là 3.46 (50.86% ý kiến đánh giá với số điểm từ 4 trở lên) (Phụ lục 5).
Đối với dịch vụ bảo hiểm, cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010” tại Đà Nẵng, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành xây dựng khi được phỏng vấn đều thừa nhận tầm quan trọng của
việc tồn tại các quy định về bắt buộc tham gia bảo hiểm khi thực hiện các hợp đồng xây dựng. Song trên thực tế tất cả các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước được phỏng vấn này đều không tham gia mua bảo hiểm. Có nhiều giải thích được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này, trong đó đa số đều cho rằng nếu đưa bảo hiểm vào, chi phí đầu vào sẽ bị đội lên; đồng thời trong trường hợp xảy ra rủi ro, các doanh nghiệp này cũng không muốn dựa vào bảo hiểm vì không muốn ảnh hưởng đến thành tích chung của đơn vị, thay vào đó các doanh nghiệp này sẽ cố tìm cách xử lý “nội bộ” để uy tín của công ty không bị ảnh hưởng.
Khả năng tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao. Qui mô hoạt động của DNNQD còn nhỏ bé; thiếu chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn; tiềm lực tài chính còn nhiều hạn hẹp do đó nhu cầu cũng như khả năng tài chính (trả phí bảo hiểm) để sử dụng các dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.
Cũng theo dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2010”, kết quả trả lời cần thiết nhưng do hạn chế về tài chính nên chưa tham gia như sau: 29,2% doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 1 tỷ đồng; 13,9% doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 1 – 5 tỷ đồng. Trong khi đó, theo kết quả cuộc tổng điều tra về doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp ngoài quốc doanh(10) và mức vốn kinh doanh bình quân năm 2002 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 4,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 và 2001. Tiềm tăng tài chính tăng lên là một yếu tố tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Song với tiềm lực tài chính còn nhỏ vẫn chưa có tác động lớn đến khả năng tham gia thị
(10) Không tính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.