Một Số Hạn Chế Về Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Tại Móng Cái


(4) Về hệ thống điện:100% các hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; đang đầu tư mở rộng nguồn và lưới truyền tải điện, xây dựng hệ thống điện ngầm trong nội thành; mở rộng mạng lưới cấp điện cho các khu công nghiệp mới, lưới điện nông thôn, miền núi; tuy nhiên phần lớn là các công trình nổi chưa được hạ ngầm.

Về lưới điện: Hệ thống đường dây gồm có đường dây cao thế 110 kV, 220 kV và đường dây hạ thế. Đường dây điện cao thế 110 kV có 319 km; đường dây 220 kV có 9,5 km. Ngoài ra, hệ thống dây điện hạ thế có 744 km, dẫn đến các hộ gia đình. Hệ thống trạm biến áp, trạm biến áp phân phối do ngành điện quản lý có 422 trạm với tổng công suất 121.165 KVA.

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 98%, tuy nhiên tỷ lệ này ở các vùng sâu, vùng xa còn thấp hơn. Về mức độ ổn định trong cấp điện còn hạn chế so với các quốc gia Châu Á khác. Vấn đề này tạo sự bất lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư phát triển so với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng.

(5) Hệ thống cấp, thoát nước và thuỷ lợi: Nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế - xã hội tăng nhanh những năm gần đây. Móng Cái hiện có duy nhất 1 nhà máy sản xuất nước sạch với công suất 5.400 m3/ngày-đêm, mới đáp ứng nhu cầu phục vụ nước sinh hoạt cho khu vực nội thị, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng tới các khu đô thị mới. Hệ thống đường ống dẫn nước chưa được đầu tư đồng bộ, dân cư ở khu vực các phường ngoại thị còn có thói quen dùng nước giếng khơi, giếng khoan, nên tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt thấp (khoảng 30% số hộ).

Thoát nước: Hệ thống thoát nước Móng Cái được tập trung đầu tư ở các khu vực trung tâm thành phố Móng Cáivà chia thành 2 khu: khu bờ Đông sông Ka Long và phía bờ Tây sông Ka Long. Khả năng thu gom nước đạt khoảng 65%. Các phường xa trung tâm chưa có hệ thống thu gom nước mặt và nước thải, nước vẫn thải ra môi trường thông qua các hệ thống sông, suối.

Hạ tầng thủy lợi: hệ thống thủy lợi đáp ứng khoảng 85% diện tích đất canh tác và sinh hoạt; Móng Cái có 19 hồ, đập lớn, nhỏ với tổng dung tích của các hồ chứa khoảng trên 100 triệu m3 nước.

Hệ thống kênh, mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đang được


đầu tư nâng cấp, cải tạo. Hệ thống kênh mương cấp I, II. III và kênh mương nội đồng có tổng chiều dài khoảng 503,4 km. Hệ thống đê biển và đê sông với tổng chiều dài khoảng 59,1 km được đầu tư từ lâu và chưa tính toán đến tác động của biến đổi khí hậu, hiệnđã xuống cấp, cần được nâng cấp cải tạo.

(6) Hệ thống các ngân hàng thương mại:có 6 chi nhánh và 11 Phòng giao dịch động trên địa bàn với đầy đủ thẩm quyền cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng và các dịch vụ phái sinh khác phục vụ cho hoạt động đầu tư, thanh toán, bao gồm cả thanh toán biên mậu.

Nhìn chung, các công trình hạ tầng kinh tế xã hội chưa theo kịp tốc độ phát triển, nhất là hạ tầng của một số ngành quan trọng như giao thông, điện, nước, viễn thông; hệ thống giao thông đối ngoại và hạ tầng các cửa khẩu,... chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và phục vụ khách du lịch. Hạ tầng các công trình y tế, văn hoá, thể thao và du lịch còn rất nghèo nàn, sơ khai, chưa có nguồn lực để đầu tư.

3.2.2. Một số hạn chế về đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái

- Quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị đều đã có nhưng do công tác dự báo chất lượng kém, sự phối hợp các quy hoạch (giao thông, điện nước, hệ thống bệnh viện, trường học, cửa khẩu, điểm thông quan,...)chưa đồng bộ nên chất lượng quy hoạch chưa cao, điều chỉnh quy hoạch không kịp thời. Điều này cùng với hạn chế về nguồn lực tạo ra những khoảng trống, không đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội tại Móng Cái và nhu cầu dân sinh như tình trạng ách tắc giao thông đường bộ, tình trạng quá tải ở cửa khẩu Quốc tế, các điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, các cửa khẩu phụ; hạn chế về chất lượng dịch vụ vận tải, chưa tạo được điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đa phương thức, logistic nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Móng Cái với các địa phương khác.

- Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hoá, các dự án giao thông đô thị hầu hết đều thi công chậm chạp, không đạt tiến độ mà nguyên nhân lớn nhất từ khâu tái định cư, đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng nhiều năm qua không có giải pháp hữu hiệu cũng như làm rõ trách nhiệm đối với những lãng phí to lớn từ việc chậm tiến độ của các dự án này. Nhất là những khó khăn khi


đền bù các dự án ngầm và nổi ở các thành phố trong điều kiện các hồ sơ công trình ngầm và giải pháp ngầm hoá các hệ thống cấp điện, viễn thông… không đầy đủ ngay trong quá trình chuẩn bị dự án. Những tiêu chuẩn và kinh nghiệm quốc tế hầu như không được lưu ý ngay cả với các dự án trong các vùng mới phát triển và các khu đô thị mới của các đô thị.

Các dự án giao thông chưa chú trọng đến việc đầu tư kết nối đầu vào, đầu ra của dự án, nhất là các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, đường giao thông, cầu kết nối với Trung Quốc làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.Giao thông đối ngoại kết nối Móng Cái với Trung Quốc chỉ có duy nhất cầu Bắc Luân I, là cầu đường bộ duy nhất kết nối Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc), được dùng cho cả mục đích du lịch và thương mại, nên thường xuyên ách tắc. Với nhu cầu phát triển của Móng Cái trong những năm tới cầu Bắc Luân sẽ trở nên quá tải, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng giao thông phát triển kinh tế - xã hội giữa hai nước.

Giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nước có đường Quốc lộ 18A, là đường quốc lộ duy nhất nối Móng Cái với Hạ Long và Hà Nội; chất lượng đường tuy đã được cải thiện nhưng khoảng cách về thời gian từ Móng Cái đến các trung tâm kinh tế khác vẫn còn khá nhiều (mất khoảng 3-4 giờ từ Móng Cái về Hạ Long, và khoảng 3-4 giờ để đi từ Hạ Long về Hà Nội). Việc này làm cho Móng Cái trở nên bất lợi hơn so với các cửa khẩu khác ở các tỉnh biên giới phía Bắc (đặc biệt, là so với cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai).

Hệ thống cảng chưa được đầu tư để đủ điều kiện để tiếp nhận các tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế, các cảng sông được đầu tư theo hướng tự phát phục vụ hoạt động biên mậu tại biên giới; các cảng có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chỉ tiếp nhận được các tàu dưới 3.000 tấn. Hạ tầng kỹ thuật thiếu tính đồng bộ, trang thiết bị bốc xếp liên hoàn, hạ tầng kết nối giữa cảng và điểm thông quan và tuyến đường quốc lộ còn yếu. Tuy đã có 1 cảng ICD chờ xuất nhưng chưa phát huy được vai trò trung tâm tiếp nhận, phân phối, trung chuyển hàng hóa. Hầu hết các cảng được xây dựng trên dọc theo sông Ka Long, cách xa các trung tâm kinh tế, cách xa biển, luồng vào hạn chế, mớm nước nông và thường xuyên bị bồi lắng.


Hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả; nhiều công trình hồ đập được xây dựng từ những năm 1970, ít duy tu bảo dưỡng, đang bị xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thẩm thấu, lãng phí nước, cùng với những yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng khai thác, sử dụng nước không hiệu quả. Tốc độ xây dựng hệ thống thủy lợi không theo kịp với tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác, sử dụng tổng hợp đa mục tiêu. Một số công trình xây dựng theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm không được đấu nối đồng bộ hoặc thi công dở dang, chậm tiến độ do thiếu vốn dẫn đến gây lãng phí lớn, không phát huy hiệu quả.

Hạ tầng cấp, thoát nước chưa được đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho đô thị và các khu công nghiệp; hạ tầng thoát nước xuống cấp, lạc hậu. Hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, còn thiếu các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu, chậm đầu tư các công trình xử lý chất thải.

Hạ tầng thông tin và tuyền thông phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, độ phủ sóng của mạng lưới viễn thông không đồng đều, chất lượng và mạng lưới dịch vụ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng.

Hạ tầng đô thị, hạ tầng cửa khẩu chưa được đầu tư đồng bộ, thường xuyên quá tải,không đáp ứng yêu cầu phát triển. Các tuyến đường giao thông chính, đường xuyên tâm, đường kết nối trong khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến đường vận tải công cộng phục vụ cho hệ thống xe container còn thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện, khép kín, ảnh hưởng lớn đến tổ chức và giải quyết các vấn đề giao thông, xuất nhập khẩu hàng hóa. Vận tải công cộng chưa đáp ứng kịp nhu cầu đi lại. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng, kém về chất lượng phục vụ. Hệ thống đường vành đai liên kết vùng và hệ thống giao thông công cộng liên vùng chưa được đầu tư.

Chất lượng cấp điện khu vực đô thị còn kém, thiếu ổn định. Tỷ lệ mạng được ngầm hóa còn thấp; Thành phố vẫn sử dụng các loại dây trần, dây lưỡng kim ảnh hưởng đến chất lượng nguồn điện, mỹ quan đô thị. Hệ thống điện thường xuyên quá tải, thiếu tính ổn định và không đủ cung cấp khi nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp gia tăng vào mùa hè.


Thành phố chưa dành nguồn vốn ngân sách để đầu tư cho hệ thống cấp nước sinh hoạt. Nguồn vốn thực hiện các dự án nước sạch do ngân sách tỉnh cấp trực tiếp cho Công ty cổ phần cấp nước Quảng Ninh. Hệ thống nguồn cấp nước sạch sinh hoạt chưa được đầu tư,nguồn nước sinh hoạt vẫn được lấy trực tiếp từ sông Ka Long giáp với khu dân cư của Đông Hưng – Trung Quốc dẫn đến không đạt chất lượng về nước sinh hoạt ở đô thị;công suất cấp nước thực tế của nhà máy mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sử dụng; hệ thống đường ống được đầu tư từ những năm 2000 hiện đã xuống cấp dẫn đến tỷ lệ thất thoát nước cao.

Hệ thống thoát nướcchưa được đầu tư xây dựng đồng bộ cùng với phát triển đô thị, phổ biến nhất là hệ thống thoát nước chung cho cả ba loại nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa được xả thải trên địa hình tự nhiên và sử dụng hệ thống kênh mương hiện có để thoát nước. Móng Cái chưa có nhà máy xử nước thải; các khu đô thị mới chưa có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp không được qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thành phố, hồ ao, và đổ thẳng vào sông Ka Long gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm hỏng cảnh quan, cản trở đầu tư và du lịch. Tình trạng không đồng bộ giữa hệ thống thoát nước được đầu tư trước đây và hệ thống thoát nước của các khu đô thị mới được đầu tư dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên tại các phường trung tâm.

Chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn, không có khả năng tái chế, thu hồi và sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải phát sinh, gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, không khí và môi trường xung quanh.

Đầu tư cho hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ các địa phương khác.Hệ thống trường học các cấp của thành phố chưa được đầu tư đủ về số lượng, chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, nhất là hệ thống trường mầm non, trường đào tạo nghề;không có các cơ sở đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên. Chưa có ký túc xá cho học sinh ở các xã đảo và các xã biên giới xuống học tại trung tâm thành phố. Chưa có các cơ sở đào tạo chuyên môn, chuyên ngành để bổ trợ các kiến thức


xã hội và các kiến thức mềm cho các đối tượng đào tạo (ngoại ngữ, quản lý…).

Đầu tư cho các công trình y tế còn thấp, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước của thành phố đối với các trung tâm y tế cơ sở đạt khoảng 8,5%.Hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở khám, chữa bệnh còn thiếu; tình trạng quá tải ở bệnh viện vẫn chưa có giải pháp khắc phục, nhiều bệnh nhân nằm chung một giường bệnh. Tỷ lệ giường bệnh đạt thấp 20 giường bệnh/1 vạn dân. Trang bị của các sơ sở y tế còn thiếu và chưa hiện đại mới chỉ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, đặc biệt là đối với các trạm y tế xã, phường; chưa có cơ sở y tế chất lượng cao.Xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn nhiều hạn chế.

Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng công trình và hiệu quả khai thác, sử dụng còn thấp.

- Đầu tư cho hạ tầng các xã, phường biên giới, hải đảo và các xã phường nông nghiệp chưa được quan tâm do thiếu nguồn lực để đầu tư, phần lớn các đường giao thông liên thôn và nội thôn chưa được đầu tư.

- Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế: Do mang tính dịch vụ công nên nguồn vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng tại Móng Cái chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước (khoảng 200 tỷ đồng/năm cho tất cả các công trình hạ tầng). Điều này đã hạn chế rất nhiều tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng do nguồn vốn này rất hạn hẹp. Tồn tại chính là sự huy động chậm chạp các nguồn lực khác ngoài ngân sách Nhà nước do còn trông chờ vào ngân sách nhà nước; công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước còn lỏng lẻo, đầu tư còn dàn trải, chưa có dự án động lực để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Nhiều công trình chưa phát huy được hiệu quả do thời gian đầu tư kéo dài; một số công trình dở dang chưa hoàn thành.

Từ năm 2003, thực hiện Luật NSNN và Quyết định số 185/2003/QĐ-TTg ngày 10/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các quy định trước đây của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu ngân sách nhà nước và thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn đầu tư tại KKT cửa khẩu Móng Cái giảm đáng kể, gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp dẫn đến hạ tầng kỹ thuật phục vụ chưa theo kịp tốc độ phát triển.


Hiệu quả đầu tư giảm do công tác quản lý sau dự án chưa được coi trọng đúng mức. Hầu hết các công trình kết cấu hạ tầng khi đưa vào sử dụng đều không được cấp đầy đủ vốn duy tu, bảo dưỡng, vận hành, đặc biệt trong giao thông, cấp nước và vệ sinh môi trường. Điều đó dẫn tới các công trình sẽ xuống cấp rất nhanh chóng và còn dẫn tới việc tái đầu tư phải thực hiện trước hạn, gây thêm sức ép cho thành phố trong việc cân đối các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực tổ chức thực hiện và vận hành dự án của các cơ quan quản lý của thành phố Móng Cái, các nhà thầu tư vấn, xây dựng yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu.

3.3. Thực trạnghuy động nguồn lực tài chínhđể đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái từ năm 1996 đến 2014

3.3.1.Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho đầu tư hạ tầng

a.Huy động nguồn lực từ ngân sách thông qua các khoản thu thuế, phí, lệ phí

Thu ngân sách là một trong những nguồn thu quan trọng nhất để tái đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hộitrên địa bàn thành phố Móng Cái. Nguồn thu này có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, ngoài các khoản thu cân đối dành cho chi thường xuyên, khoảng 30 % khoản thu được dành cho đầu tư.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Móng Cái giai đoạn 1996 – 2014 đạt 12.079 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa đạt 4.391 tỷ đồng chiếm 36%, thu từ xuất nhập khẩu đạt 7.687 tỷ đồng, chiếm 64% tổng thu ngân sách. Thu từ thuế xuất nhập chiếm 85,3% tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Quảng Ninh và chiếm 28,5% tổng thu xuất nhập khẩu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

Chi ngân sách địa phương do Móng Cái tự cân đối giai đoạn 1996 – 2014 đạt

3.479 tỷ đồng, chiếm 29% tổng thu ngân sách; trong đó, chi thường xuyên 2.197 tỷ đồng; chi đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế xã hội là 1.282 tỷ đồng (giai đoạn 1996- 2000 đạt 76 tỷ đồng; giai đoạn 2000 - 2005 đạt 411 tỷ đồng; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt 311 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2014 đạt 642 tỷ đồng. Như vậy, còn lại trên


8.600 tỷ đồng thu ngân sách trên địa bàn Móng Cái được điều tiết về ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương theo Luật ngân sách nhà nước.

Theo Bảng 3.2, trong 18 năm liên tục,chi cho đầu tư phát triển là 1.282 tỷ đồng chiếm 10,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn.Mức chi đầu tư phát triển hạ tầng từ nguồn ngân sách thành phố tự cân đối chỉ đạt bình quânlà 71,2 tỷ đồng/năm, đây là con số quá thấp so với nhu cầu đầu tư và chỉ ngang bằng với số vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ninh cấp cân đối cho các địa phương khác trong tỉnh.Đối với khu vực cửa khẩu có lợi thế vềphát triển hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch, thìcần phải có một nguồn lực đầu tư nhất định tử ngân sách để kích thích các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách tham gia đầu tư các công trình hạ tầng nhất là các công trình phục vụ giao thông, xuất nhập khẩu và du lịch.


Bảng 3.2: Hoạt động thu chi ngân sách của Móng Cái giai đoạn 1996-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng


Stt

Chỉ tiêu

Giai đoạn

1996-2000

Giai đoạn

2001-2005

Giai đoạn

2006-2010

Giai đoạn

2011-2014

Tổng giai đoạn

1996-2014

I

Thu ngân sách

888.851

1.578.591

5.140.228

4.471.536

12.079.206

1

Thu xuất nhập khẩu

523.257

821.899

3.911.300

2.431.408

7.687.864


Tỷ lệ %

59%

52%

76%

54%

64%

2

Thu nội địa

365.594

756.692

1.228.928

2.040.128

4.391.342


Tỷ lệ %

41%

48%

24%

46%

36%

II

Chi ngân sách

150.656

463.871

900.008

1.963.974

3.478.509

1

Chi đầu tư hạ tầng

76.776

250.901

311.981

642.766

1.282.424


Tỷ lệ %

51%

54%

35%

33%

37%

2

Chi thường xuyên

73.880

212.970

588.026

1.321.208

2.196.084


Tỷ lệ %

49%

46%

65%

67%

63%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 13

Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch – UBND thành phố Móng Cái.


Theo Luật Ngân sách năm 2003 và cơ chế điều hành ngân sách về phân chia tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004 -2010 và 2010-2016, các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được điều tiết 100% về ngân

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí