Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam - 10


Chính phủ cũng đã xây dựng “Kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010” theo đó mục tiêu đặt ra cho đến năm 2010 là:

- Khoảng 60% doanh nghiệp có qui mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình B2B

- Khoảng 80% doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thương mại điện tử và tiến hàng giao dịch thương mại điện tử loại hình B2C hoặc B2B

- Khoảng 10% hộ gia đình tiến hàng giao dịch thương mại điện tử loại hình B2C hoặc C2C

Kế hoạch tổng thể cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan chính phủ về việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử và thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm như “đến năm 2010, các cơ quan chính phủ phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ thuế, điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan đến đầu tue và đăng kí kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp…”

Với điều kiện chủ quan và khách quan hiện nay tại Việt Nam, việc đặt mục tiêu phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử tại tất cả các ngành là không khả thi, do vậy, nhà nước đã đặt ra những ưu tiên thích hợp đối với việc ứng dụng marketing điện tử tại một số lĩnh vực trọng điểm sau:

Lĩnh vực tài chính ngân hàng: đây là một lĩnh vực đang có mức phát triển hết sức mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là khi cam kết khi gia nhập wto đã cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Việc đặt mục tiêu phát triển trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn, bởi lẽ việc này sẽ giúp phát triển hệ thống thanh toán điện tử, là khâu hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện qui trình giao dịch qua mạng. Đặc biệt, đầu tư


chứng khoán là một lĩnh vực đang được chính phủ và toàn dân hết sức quan tâm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng thành viên tham gia thị trường và cả các dịch vụ được cung cấp. Đặc thù của hoạt động giao dịch chứng khoán là dựa trên thông tin, do đó chất lượng cũng như tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của mỗi giao dịch, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tham gia thị trường. Vì vậy, mặc dù là lĩnh vực dịch vụ còn khá non trẻ tại Việt Nam, nhưng có thể nói chứng khoán đang là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thương mại điện tử mạnh nhất hiện nay. Xu hướng trong tương lai cho thấy hoạt động ứng dụng cho lĩnh vực chứng khoán có thể tăng trưởng mạnh ở nhiều cấp độ, từ mức đơn giản như dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến về thị trường cho đến mức phức tạp hơn như đặt lệnh giao dịch trực tuyến. Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay đều đã triển khai ít nhất một loại hình giao dịch điện tử trong gói dịch vụ của mình. Với việc ban hành ngày càng chi tiết các văn bản pháp qui về lĩnh vực tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng cho thấy, đây hứa hẹn sẽ là một lĩnh vực tiềm năng để phát triển các hoạt động marketing điện tử. [8]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Lĩnh vực du lịch: lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp, rất thích hợp với việc triển khai các yếu tố của marketing điện tử. Thêm vào đó, Việt Nam hiện nay đang đặt mục tiêu quảng bá hình ảnh đất nước tới thế giới, phát triển ngành du lịch. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam thì tính đến hết tháng 3/2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ươc tính đạt gần 1.200.000 lượt khách, tằng 13.7% so với cùng kì năm 2006. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều động thái nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao hiệu quả du lịch như


Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam - 10

quảng cáo trên kênh truyền hình quốc tế CNN hay gần đây nhất là đăng cai cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008… Những tín hiệu trên cho thấy du lịch là một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước, việc áp dụng các mục tiêu marketing điện tử vào lĩnh vực này không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. [21]

Lĩnh vực bán lẻ: với việc thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện và sức mua trong xã hội ngày càng tăng, hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang có những thay đổi đáng kể trong vòng vài năm trở lại đây và cũng với đó là tiềm năng phát triển trong lĩnh vực bán lẻ. Giờ đây, người tiêu dùng có nhu cầu tinh tế hơn, am hiểu hơn về thị trường và tiếp cận được với những thông tin rất đa dạng về hàng hóa từ nhiều nguồn. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Việt Nam hiện đang là thị trường hấp dẫn thứ 4 thế giới của các công ty bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang có sự cạnh tranh rất sôi động, đặc biệt là khi Việt Nam đã cam kết thực thi lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ cho các công ty nước ngoài tham gia sau khi gia nhập WTO. Việc xây dựng các chiến lược marketing trong lĩnh vực này không chỉ có ý nghĩa tăng cường chất lượng mua sắm, tiêu dùng của người Việt Nam mà còn là giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiện đại hóa qui trình và cải thiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng để có thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới. [4]

II. Những giải pháp đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc triển khai yếu tố4P trong marketing điện tử tại Việt Nam

1. Giải pháp từ phía nhà nước


1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử


Cho tới cuối năm 2007, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và nhiều nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Hệ thống các luật và nghị định này đã tạo thành khung pháp lí cơ bản cho sự phát triển của thương mại điện tử. Tuy nhiên thương mại điện tử là hình thái kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và liên quan mật thiết tới nhiều linh vực nên phải tiếp tục ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác.

Những văn bản này bao gồm Nghị định về chống thư rác, Nghị định về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ – CP ngày 23 tháng 8 năm 2001, Thông tư về giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử. Ngoài ra cần nghiên cứu và tiến tới ban hành hoặc sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan tới chứng từ điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhiều khía cạnh đa dạng khác. Đồng thời việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là đầu tư phát triển phần mềm, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Từ năm 2008 việc giao kết hợp đồng trực tuyến cũng như các giao dịch trực tuyến khác như thanh toán điện tử và mua bán các sản phẩm số hóa sẽ tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Số vụ tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, những tranh cháo về tài sản trí tuệ liên quan tới môi trường mạng như tên miền và bản quyền tác giả cũng gia tăng với độ phức tạp cao. Ngoài ra, số vụ tranh chấp khi tiến hành mua bán kinh doanh trên môi trường Internet giữa Việt Nam và các nước khác cũng sẽ tăng. Trong khí đó, năng lực giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử của Việt Nam còn thấp. Các tòa án kinh tế, trọng tài kinh tế, các tổ chức thanh tra viễn thông và thương mại, các tổ chức thực thi cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan điều tra,… chưa được đào tạo tốt về lĩnh vực này và hầu


như chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp. Một nhiệm vụ cấp bách trong năm 2008 là phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử.

1.2. Tập trung hoàn thành chỉ tiêu về phổ cập Internet


Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 7/2/2006 về việc Qui hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 với một số chỉ tiêu phát triển Internet, cụ thể là việc thực hiện phổ cập Internet đến tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng và dịch vụ ngày càng cao. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2010, trên toàn quốc:

· Mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/110 dân (trong đó có 30% là thuê bao băng rộng).

· Tỉ lệ số người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số.

· Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh phổ thông trung học có điều kiện sử dụng Internet.

· Đẩy mạnh việc phổ cập Internet đến tất cả các xã trong cả nước. Đến năm 2010 đảm bảo 70% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng, 100% số huyện và hầu hết các xã trong các vùng kinh tế trọng điểm được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.

· Đảm bảo tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ;

· 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90 % các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.


Có thể nói, mục tiêu phổ cập và phát triển Internet là mục tiêu hàng đầu của chính phủ trong nỗ lực nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân và tạo tiền đề phát triển các hoạt động kinh tế. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã cam kết sẽ có chính sách thông thoáng hơn đối với dịch vụ viễn thông. Tuy vẫn còn một số hạn chế cơ bản, nhưng trong tương lai với sự tham gia của các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, các dịch vụ viễn thông nhất định sẽ phát triển mạng mẽ, song song với sự xuất hiện nhiều dịch vụ mới, chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng gia tăng trong khi giá cước sẽ giảm do xu hướng cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam.

1.3. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử


Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử là một điều kiện cần cho việc phát triển các hoạt động thương mại điện tử, bởi lẽ đây là một trong những hoạt động hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh chủ đạo. Thương mại điện tử khó có thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thương mại điện tử với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này.

Hơn thế nữa, thanh toán điện tử không chỉ là nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong ngành ngân hàng tài chính tại Việt Nam. Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng trở nên cấp bách để các ngân hàng Việt Nam có thể đứng vững trước những thử thách của quá trình hội nhập.

1.4. Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng


Internet là một môi trường có độ tương tác rất cao, nhưng chính vì tính chất mở của nó nên đây cũng là một môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trở ngại lớn nhất trong việc xúc tiến các hoạt động marketing điện tử là nguy cơ của người tiêu dùng về việc đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân trên mạng. cho đến nay những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển marketing điện tử tại Việt Nam là môi trường pháp lí, hạ tầng công nghệ thông tin và Internet, nhận thức và tập quán mua bán, thanh toán. Từ năm 2006 vấn đề an ninh an toàn thông tin trên môi trường mạng đã trở thành một trở ngại đáng kể tới việc tham gia thương mại điện tử của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo xu hướng chung của thương mại điện tử toàn cầu, trong những năm tới vấn đề dữ liệu cá nhân sẽ nổi lên như một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Việt Nam cần có kế hoạch rõ ràng để hạn chế tới mức cao nhất trở ngại này. Vấn đề mất an toàn trong bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử sẽ gây mất lòng tin đối với khách hàng và làm hạn chế sự phát triển của các hình thức phân phối qua mạng. Năm 2007 Việt Nam đã tham gia tích cực với các thành viên của APEC triển khai một số hoạt động cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong năm 2008 chính phủ Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp và công dân về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo , đặc biệt là triển khai mạnh mẽ hoạt động dán nhãn tín nhiệm các website thương mại điện tử.

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp


2.1. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động marketing điện tử


Kết quả điều tra ứng dụng thương mại điện tử năm 2007 cho thấy sự quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực trực tiếp ứng dụng và triển khai thương mại điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp muốn chuyển sang mức ứng dụng cao hơn thì phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển nguồn nhân lực.

Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin truyền thông và các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đặc thù của chuyên ngành marketing điện tử trong thương mại điện tử, việc đào tạo ra một nguồn nhân lực vừa có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về marketing điện tử, vừa giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng và kiến thức đầy đủ về công nghệ thông tin là một nhu cầu rất cấp bách của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc tế, các cơ quan quản lí, nghiên cứu kinh tế.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử cũng như marketing điện tử. Tại các trường đại học, marketing điện tử và thương mại điện tử mới chỉ được đưa vào giảng dạy như những môn học bổ trợ với số lượng tiết học không nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có chương trình đào tạo nhân lực của riêng mình. Các doanh nghiệp có thể tuyển các nhân viên chuyên ngành về marketing hoặc công nghệ thông tin rồi sau đó bồi dưỡng, đào tạo thêm về khía cạnh còn lại, hoặc cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo về thương mại điện tử tại các trường đại học hoặc các khóa tập huấn về thương mại điện tử do các cơ quan quản lí nhà nước tổ chức. Các doanh nghiệp cũng có thể khai thác nhiều tài liệu hướng dẫn về thương

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí