Bổ Sung, Phân Bổ Hợp Lý Và Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Lực Tài Chính Và Cơ Sở Vật Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Hoạch Định Và Thực Thi Chính Sách Phát



- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực thi chính sách, việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ, công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới; đẩy mạnh sự trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách; phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động về phát triển NNLN; tăng cường đối thoại, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng độ ngũ NNLN góp phần nâng cao hiệu quả hoạch định và thực thi chính sách.

Tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND

- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tham mưu hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong CAND về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Ngành về giới, bình đẳng giới, chính sách phát triển NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng; nhất là kiến thức về quản lý công và quy trình lồng ghép giới trong hoạch định, thực thi chính phát triển NNLN trong lực lượng CAND, coi đây là tiêu chí, điều kiện bắt buộc đối với vị trí việc làm này.

- Bố trí cán bộ chuyên sâu, ổn định làm công tác hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Đảm bảo đủ số lượng; có kiến thức, năng lực chuyên môn về hoạch định thực thi chính sách công, về công tác quản lý NNL Công a, đảm bảo làm việc chuyên sâu, chuyên nghiệp; nhất thiết phải có nhận thức tốt về giới, bình đẳng giới; phải trách nhiệm, tâm huyết và có tư tưởng tiến bộ, nhất quyết không bố trí cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn, hẹn hòi, định kiến giới làm công tác này.

- Có chính sách quan tâm, tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ tham mưu, hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; bố trí đủ kiều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và thực hiện các chính sách tiền lương, phụ cấp và phúc lợi thỏa đáng.



- Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em và các cấp Hội phụ nữ trong lực lượng CAND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em và các cấp Hội phụ nữ trong lực lượng CAND vừa là cơ quan tổ chức thực thi chính sách, đồng thời cũng là cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NNLN trong lực lượng CAND; tham gia giám sát, phản biện xã hội về bình đẳng giới và thực hiện các chính sách đối với phụ nữ Công an. Chính vì vậy việc phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan này là rất cần thiết.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm bình đẳng giới, cán bộ hội phụ nữ Công an các cấp về giới, bình đẳng giới; nắm vững các luật chuyên ngành, có kỹ năng giám sát và phản biện xã hội, vận động quần chúng; nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Ngành về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, xác định đây là một nghề, cần thiết phải được cấp chứng chỉ theo vị trí việc làm.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 19

- Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp, sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ với các đơn vị chức năng trong tổ chức thực hiện chính sách, phát huy vai trò phối hợp, gắn kết với tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn. Bảo đảm mối quan hệ với các cơ quan chức năng và tổ chức quần chúng được duy trì thường xuyên; trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách, tạo sự chủ động, phát huy trách nhiệm của từng đơn vị, tổ chức và mỗi cán bộ tham gia thực hiện.

- Hoạt động của Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em và các cấp Hội phụ nữ phải gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện, tình hình, đặc điểm của từng đơn vị, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của cán bộ nữ CAND. Chủ động phát huy vai trò trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; tham gia phổ biến chính sách, pháp luật và kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.



- Tổ chức kiện toàn, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy định, quy chế làm việc của Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em và Ban Chấp hành phụ nữ các cấp trong lực lượng CAND. Tập trung xây dựng ban, hội trong sạch, vững mạnh, quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động từ cấp cơ sở, đặc biệt tập trung hỗ trợ các cơ sở đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn phân tán và các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Xây dựng đội ngũ cán bộ công tác tại các ban, hội năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm, đoàn kết thống nhất, có uy tín, năng lực, tập hợp được cán bộ, hội viên. Hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác phụ nữ. Xây dựng mạng lưới chuyên gia; bồi dưỡng kỹ năng hoạch định và thực thi chính sách cho đội ngũ cán bộ tham mưu; thường xuyên tập huấn kiến thức về các vấn đề liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ các cấp trong CAND.

4.2.3. Bổ sung, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND

- Cần quan tâm, đầu tư đủ kinh phí đảm bảo công tác hoạch định chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Một chính sách ban hành chỉ thực sự hiệu quả nếu phù hợp nếu đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nên đòi hỏi khi xây dựng không thể làm tắt, cứng nhắc, phiến diện, áp đặt ý chỉ chủ quan của người tham mưu hay lãnh đạo, chỉ huy mà phải tuân thủ nguyên tắc, quy trình xây dựng chính sách công. Do vậy, cần phải cấp đủ kinh phí, nhân lực, vật lực để cơ quan hoạch định, thực thi chính sách triển khai, thực hiện cẩn trọng, đầy đủ, toàn diện và chất lượng từng khâu khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu, lập kế hoạch xây dựng chính sách.

- Bố trí đủ kinh phí cho hoạt động tổ chức thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, trong đó có công tác tuyên truyền, quán triệt, tập huấn cách thức tổ chức thực thi chính sách tới lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ triển khai, đối tượng hưởng thụ biết, thực hiện; chú trọng bố trí kinh phí cho công tác kiểm



tra, đánh giá, sơ tổng kết việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

- Trang bị đủ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học, kỹ thuật, điều kiện làm việc, tập huấn chuyên môn cho đơn vị, cán bộ, chiến sỹ làm tham mưu hoạch định, thực thi chính sách, như Cục Tổ chức cán bộ, Cục Công tác đảng, công tác chính trị, các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn CAND, Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em. Đây là các đối tượng quan trọng, trực tiếp tham gia vào quán trình tham mưu hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

4.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức cán bộ, bộ phận pháp chế, Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em, các cấp Hội phụ nữ, thanh tra, kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách đối với NNLN trong lực lượng CAND. Cụ thể:

- Cần quy định trách nhiệm của các đơn vị và tăng cường sự phối hợp từ khâu khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng, xây dựng đề án hoạch định chính sách đảm bảo có chất lượng, sát với từng đối tượng và yêu cầu thực tiễn, phù hợp với chính sách phát triển NNL CAND.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tham mưu xây dựng, hoạch định chính sách với cơ quan tổ chức cán bộ, cơ quan pháp chế để đảm bảo tính chặt chẽ, hợp hiến, hợp pháp và gắn với yêu cầu phát triển NNL CAND. Quy định cơ chế giải trình trách nhiệm của các đơn vị khi được giao thực hiện nhiệm vụ này.

- Tăng cường sự phối hợp trong triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá tính hiệu quả của chính sách. Đặc biệt là phải làm rõ trách nhiệm giải trình trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện chính sách.

4.2.5. Nâng cao nhận thức và sự tham gia, ủng hộ của nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân vào quá trình hoàn thiện chính sách



Nâng cao năng lực cho NNLN trong lực lượng CAND được xác định là một trong những biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần triển khai đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau:

- Bản thân NNLN phải tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công việc, nỗ lực vươn lên, tích cực rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể chất; chăm chỉ học tập nâng cao trình độ, kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, khẳng định được vai trò trong công tác Công an. Đó là điều kiện có tính thuyết phục nhất để khẳng định bản thân, làm thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá mang tính truyền thống đối với phụ nữ Việt Nam.

- Mỗi cán bộ, chiến sĩ nữ cần tiếp tục nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, của mình trong gia đình, luôn nuôi dưỡng, phát huy niềm tự hào là phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang; không ngừng phấn đấu, học tập rèn luyện hoàn thiện bản thân; chủ động, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động công tác Hội phụ nữ, tham gia giám sát, phản biện xã hội về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

4.3. Một số khuyến nghị

4.3.1. Khuyến nghị đối với Đảng ủy Công an Trung ương


(1) Đề xuất Trung ương sớm sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả, làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong triển khai, thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ CNH, HĐH đất nước”; Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới và Luật Bình đẳng giới.

(2) Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU(X16) ngày 16/11/2007 của Đảng ủy Công an Trung ương về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong CAND, nhằm phân tích đánh giá ưu điểm đã đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cấp ủy Công an các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công



tác phụ nữ nói chung và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng.

(3) Ban hành Nghị quyết, chương trình phát triển NNLN trong lực lượng CAND giai đoạn 2022 - 2030, đây là văn bản chính trị pháp lý quan trọng của Đảng ủy CATW nhằm định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo một cách tổng quát, toàn diện, hệ thống và chiến lược đối với cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp trong tham mưu hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNL, NNLN trong toàn lực lượng CAND.

(4) Chỉ đạo Đảng ủy Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục để quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNL, bình đẳng giới trong CAND; tăng cường đối thoại với đội ngũ cán bộ, chiến sỹ nữ; cơ quan tham mưu hoạch định thực thi chính sách; nêu cao trách nhiệm giải trình của các tập thể và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

(5) Chỉ đạo cơ quan tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương (văn phòng đảng ủy, cơ quan tổ chức cán bộ, công tác đảng và công tác quần chúng, kiểm tra) tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an về bình đẳng giới, phát triển NNL, nhất là việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong lực lượng CAND; đảm bảo giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm trọng điểm, mọi đối tượng đều được kiểm tra, giám sát; không để tình trạng thực hiện nghị quyết của Đảng hình thức, lãng phí, “đánh trống bỏ dùi”, “trên nóng, dưới lạnh”, kém hiệu quả.

4.3.2. Khuyến nghị đối với lãnh đạo Bộ Công an


(1) Sớm ban hành văn bản kế hoạch hóa NNLN trong lực lượng CAND đến năm 2025, tầm nhìn 2030; hoặc ban hành kế hoạch hóa NNL trong lực lượng CAND đến năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó thực hiện lồng ghép giới, áp dụng



các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của NNLN Công an trong từng nội dung chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, đảm bảo toàn diện, chiến lược, khoa học, liên thông từ khâu xác định nhóm vị trí việc làm, ứng với tiêu chuẩn chức danh đến xây dựng ấn định biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quy hoạch, luân chuyển, cơ chế chính sách đối với NNLN trong lực lượng CAND.

(2) Xây dựng các bộ sơ sở dữ liệu về quản lý NNLN trong lực lượng CAND: Bộ thông tin dữ liệu đánh giá thực trạng NNLN trong lực lượng CAND toàn diện trên tất cả các nội dung chính sách; bộ tiêu chuẩn khung trình độ, năng lực của NNLN theo từng nhóm vị trí việc làm, ở từng lĩnh vực, cấp Công an; bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao đối với NNLN. Đây là thông tin dữ liệu vô cùng quan trọng, cần xây dựng, cập nhật và xử lý khai thác thường xuyên, làm căn cứ để hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

(3) Tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về bình đẳng giới, phát triển NNLN trong lực lượng CAND; chú trọng thực hiện tốt các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo động lực phát triển đối với NNLN, tạo điều kiện để NNLN có cơ hội và điệu kiện thuận lợi để tiếp cận cơ hội học tập nâng cao trình độ, quy hoạch, luân chuyển, tham gia lãnh đạo chỉ huy và phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập, xây dựng gia đình hạnh phúc.

(4) Bố trí có cán bộ chuyên trách theo dõi, tham mưu công tác quản lý NNLN và hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND đặt tại Cục tổ chức cán bộ và phòng tổ chức cán bộ Công an các đơn vị, địa phương. Không nhất thiết trong lực lượng CAND phải có Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em, bởi hiện nay bộ phận thường trực giao Hội phụ nữ tham mưu, không huy động được sự tham gia tính cực, hiệu quả của các thành viên kiêm nhiệm, thực tế hoạt động hình thức, kém hiệu quả. Đồng thời, nên chuyển mô hình Hội phụ nữ



thành mô hình Ban Công tác phụ nữ xuyên suốt từ Bộ đến Công an đơn vị, địa phương như trước đây, Ban (phòng) là đơn vị hành chính, tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo đơn vị cùng cấp về công tác phụ nữ trong CAND, như vậy hoạt động sẽ hiệu lực, hiệu quả hơn.

(5) Tiếp tục quan tâm đầu tư công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận về xây dựng lực lượng CAND, nhất là vấn đề quản lý NNL, chính sách phát triển NNL trong lực lượng CAND. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên gia giỏi về lý luận, am hiểu thực tiễn công tác Công an, quản lý công, chính sách công. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định, thực thi chính sách; trong đó, phải có trình độ về kiến thức chuyên ngành quản lý hành chính công, kiến thức giới, bình đẳng giới; đảm bảo đủ khả năng tham mưu, hoạch định chiến lược và tổ chức thực thi chính sách cán bộ nói chung và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng.

(6) Chỉ đạo cơ quan tham mưu hoạch định, thực thi chính sách (X01) tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND và nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể còn hạn chế, bất cập, chẳng hạn:

- Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ theo Luật lao động năm 2019 và phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác Công an. Trong đó, nên quy định tuổi nghỉ hưu đối với nữ: cấp tướng 60 tuổi như hiện hành, cấp đại tá, thượng tá 58 tuổi (hiện là 55), trung tá 57 tuổi (hiện là 53), tránh lãng phí NNLN và quá trình đào tạo cán bộ.

- Quy định nới rộng biên độ tuổi hoặc không quy định độ tuổi xét đi đào tạo bồi dưỡng đối với nữ, nếu cán bộ nữ thu xếp được thời gian, công việc và điều kiện gia đình thì ưu tiên cử đi học nâng cao trình độ theo yêu cầu vị trí việc làm, kể cả đào tạo lý luận chính trị, điều tra viên, trinh sát viên...; ưu tiên tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng các loại hình đào tạo tại Công an địa phương.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí