quy mô huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm. Trong vòng 14 năm, huy động vốn (90% là tiền gửi tiết kiệm) trên địa bàn Móng Cái đã tăng trên 191 lần, tăng từ 36,2 tỷ đồng vào năm 2000 lên mức 6.921 tỷ đồng vào năm 2014, mức tăng bình quân cả giai đoạn là 45,5%/năm; Dư nợ tăng trên 97 lần, tăng từ 43,7 tỷ đồng vào năm 2000 lên mức 4,258 tỷ đồng vào năm 2014, mức tăng bình quân cả giai đoạn là 38,7%/năm. Cả huy động vốn và dư nợ đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao và ít có địa phương trong cả nước đạt được tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn tốt như Móng Cái.
Tổng dư nợ đầu tư vào cơ sở hạ tầngđầu tư đường giao thông vào bến xuất hàng, cảng bốc xếp hàng hoá, hệ thống cấp điện và kho trữ lạnh, hạ tầng đô thị, giao thông chiếmbình quân từ 8-12 % tổng dư nợ tại các ngân hàng.
Biểu 3.5, cũng cho thấy từ năm 2011 trở lại đây, các ngân hàng thương mại bắt đầu có sự thừa vốn. Năm 2015, chênh lệch giữa nguồn lực được huy động và nguồn vốn sử dụng là 6.921 – 4.258 = 2.663 tỷ đồng. Như vậy, còn một lượng lớn nguồn vốn huy động trên địa bàn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền gửi của doanh nghiệp) chưa được sử dụng hiệu quả. Trong thời gian tới, cần có các giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động từ hệ thống ngân hàng thương mại, nhất là nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân.
Ngoài các ngân hàng thương mại, thành phố Móng Cái có Chợ đổi tiền phục vụ hoạt động thu đổi, thanh toán giữa Đồng Việt Nam (VND) và đồng Nhân dân tệ (CNY). Chợ đổi tiển có sự tham gia của gần 300 hộ kinh doanh trong lĩnh vực này. Các hộ kinh doanh cùng với các hộ kinh doanh tại các khu vực cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn và các ngân hàng thương mại của Việt Nam – Trung Quốc đã hỗ trợ và góp phần đẩy nhanh việc thanh toán và xuất nhập khẩu giữa Móng Cái – Đông Hưng (Trung Quốc) từ năm 1996.Hoạt động của các chợ đổi tiền cũng là cầu nối cho các thương nhân Trung Quốc chuyển tiền về Móng Cái thông qua một số cá nhân người Việt Nam để đầu tư vào một số dự án hạ tầng trong lĩnh vực thương mại, du lịch như: khách sạn, hệ thống kho bãi chờ xuất, kho lạnh, chợ biên giới, cảng thuỷ nội địa, đường giao thông. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với
các hộ kinh doanh đổi tiền chưa được chặt chẽ do không kiểm soát được doanh thu
đổi tiền, chênh lệch tỷ giá, dẫn đến thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
3.3.3.2. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực FDI đầu tư hạ tầng KTXH
Khu vực cửa khẩu Móng Cái được thí điểm áp dụng các chính sách ưu đãi từ rất sớm (năm 1996) với mục đích thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn. Hiện Móng Cái có 23 dự án FDI còn hoạt động; với lượng vốn FDI thực hiện đạt gần 500 triệu USD vào năm 2014, bình quân 25 triệu USD/1 dự án.Các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực du lịch, dệt may; phần lớn các nhà đầu tư FDI đều đến từ Trung Quốc hoặc có nguồn gốc từ Trung Quốc như Hồng Kông, Đài Loan. Trong đó, có 1 dự ánFDI đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BT và 1 dự án đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng du lịch với tổng số vốn đăng ký là 50 triệu USD. Tuy nhiên, tiến độ của dự án rất chậm do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và việc xác định nguồn vốn hoàn trả cho dự án.
Số lượng nhà đầu tư và dự án FDI triển khai thành công tại Móng Cái chưa nhiều, điều này cho thấy cần phải nghiên cứu các cơ chế khả thi hơn để thu hút nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như việc đa dạng hóa danh mục nhà đầu tư đến từ các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,… để hạn chế rủi ro cũng như đảm bảo huy động nguồn lực được bền vững tại khu vực cửa khẩu khi sự thay đổi về chính sách kinh tế, chính trị của Trung Quốc.
3.3.4.Phân tích mối quan hệ giữahuy động nguồn lực tài chínhvới các yếu tố đặc thù (về địa lý, XNK, du lịch,...)
a, Về đóng góp của TFP đối vớiđầu tư phát triển KTXH
Theo kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 9) bởi phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Scienses) bằng phương pháp Ordinary least square (OLS) cho thấy mối quan hệ gữa GRDP với Vốn đầu tư (V) và Lao động (L) của thành phố Móng Cái như sau:
Kết quả cụ thể: Gj = 0,268*Vj + 0,016*Lj + uj (*)
(uj là các sai số của mô hình hồi quy, đại diện cho các biến còn lại không xuất hiện trong mô hình).Qua mô hình này chúng ta thấy:
Khi vốn đầu tư tăng thêm 1 tỷ đồng, GRDP tăng thêm 0,268 tỷ đồng
Khi lao động tăng thêm 1 người, GRDP của Móng Cái tăng thêm 0,016 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2000 – 2014:
- GRDP tăng thêm: ∆G = G2014 – G2000 = 6.392 – 533,1 = 5.858,9 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư tăng thêm: ∆V = V2014 – V2000 = 18.668 – 327,5 = 18.340,5 tỷ đồng.
- Lao động tăng thêm là: ∆L = L2014 – L2000 = 57.642 – 36.459 = 21.183 người.
- Mức tăng của GRDP do ảnh hưởng của vốn: ∆G(V) = 18.340,5 x 0,268 = 5.245,4 tỷ đồng
- Mức tăng của GRDP do ảnh hưởng của lao động: ∆G(L) = 21.183 x 0,016 = 338,9 tỷ đồng.
- Mức tăng của GRDP do ảnh hưởng của các yếu tố khác: ∆G(K)
∆G = ∆G(V) + ∆G(L) + ∆G(K) (*)
∆G(K) = 5.858,9 – 5.245,4 – 338,9 = 274,6 tỷ đồng
Chia cả 2 vế của phương trình (*) cho ∆G. 1 = 89,53% (V) + 5,78% (L) + 4,69% (TFP)
Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn 2000 – 2014, GRDP tăng thêm
của Móng Cái chủ yếu là do tăng thêm vốn đầu tư (89,53%), lao động tăng thêm đóng góp 5,78%; các nhân tố năng suất tổng hợp - TFP (áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động, cải cách hành chính, thể chế, hội nhập quốc tế, địa lý...) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chiếm 4,69%. Như vậy, tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng cũng như huy động nguồn lực cho đầu tư của Móng Cái còn thấp so với mục tiêu đề ra của Chính phủ là 30% (2015) và 35% (2020). Hay nói một cách khác là, thành phố Móng Cái chưa khai thác và phát huy tốt lợi thế so sánh tuyệt đối về vị trí địa lý để huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là các lĩnh vực hạ tầng ưu tiên vốn được coi là động lực phát triển của Móng Cái như hạ tầng về thương mại, xuất nhập khẩu, hạ tầng du lịch.
Chính quyền thành phố Móng Cái cần có những giải pháp trong việc cải thiện chỉ số TFP nhất là trong cải tiến phương thức quản lý, cải cách hành chính để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân và FDI.
b,Phân tích mối quan hệ giữaxuất nhập khẩu, du lịch, thanh toán biên mậu với đầu tư
Theo các số liệu thu thập và phân tích kết quả thu chi ngân sách và đầu tư cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch là 2 ngành kinh tế có lợi thế của thành phố Móng Cái có tác động lớn đến nhu cầu đầu tư hạ tầng. Tác giả cho rằng, việc tăng cường các hoạt động đầu tư đem lại lợi ích to lớn cho du lịch, thanh toán biên mậu và xuất nhập khẩu của Móng Cái. Để kiểm định giả thiết trên, tác giả sử dụngMô hình VAR (Mô hình véc tơ tự hồi quy)cho chuỗi thời gian từ năm 2000 đến 2014 để phân tích mối quan hệ giữa huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội với thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch trên địa bàn Móng Cái (xem chi tiết Phụ lục 10). Kết quả cho thấy, xuất nhập khẩu, thanh toán biên mậu và du lịch lần lượt tăng 1,049%, 0,7016% và 1,76% khi vốn đầu tư toàn xã hội năm trước tăng 1%. Như vậy, có thể khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội với hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán biên mậu và du lịch tại thành phố Móng Cái; khi mà hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch phát triển lại càng tạo sức hút để thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Đây là cơ sở chính cho động lực và mục tiêu huy động vốn đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho Móng Cái trong thời gian tới.
c. Phân tích xu hướng huy động cácnguồn lực xã hộiđể đầu tư phát triển Móng Cái
Tổng nguồn lực tài chính huy động qua các năm đều có sự tăng trưởng rất nhanh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt 3.080 tỷ đồng (Bảng 3.7).
Điều đáng quan tâm, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư từ NSNN đã có xu hướng giảm mạnh từ mức 41,36% vào năm 2000 xuống mức 8,29% vào năm 2014; đến nay, tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư. Vốn FDI tăng mạnh, từ mức 9,35% vào năm 2000 tăng lên mức 60,26% tổng vốn đầu tư xã hội vào năm 2014. Tính cả giai đoạn 2000 – 2014, Vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 13,93%, FDI chiếm 39,59%; vốn đầu tư ngoài ngân sách chiếm 46,48%. Đây là một dấu hiệu hết
sức tích cực cho thấy các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách được quan tâm huy
động và phát huy hiệu quả những năm gần đây.
Như vậy, những năm gần đây, việc huy động tổng thể các nguồn lực cho đầu tư đã thể hiện rõ sự thay đổi trong cơ cấu đầu tư và xu hướng thu hút nguồn lực đầu tư trên địa bàn thành phố Móng Cái. Nếu theo xu hướng này thì trong giai đoạn tới đây, nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và khu vực FDI sẽ là những nguồn lực chínhcần được tập trung thu hút và huy động để đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội.
Bảng 3.6: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tổng vốn đầu tư xã hội | Theo thành phần kinh tế | Cơ cấu | ||||||
Ngân sách | Ngoài ngân sách | FDI | Tổng % | Ngân sách (%) | Ngoài ngân sách (%) | FDI (%) | ||
Tỷ đồng | Tỷ đồng | Tỷ đồng | Tỷ đồng | |||||
2000 | 165,76 | 68,56 | 81,70 | 15,50 | 100 | 41,36 | 49,29 | 9,35 |
2001 | 161,37 | 26,32 | 113,35 | 21,70 | 100 | 16,31 | 70,24 | 13,45 |
2002 | 235,05 | 51,65 | 160,00 | 23,40 | 100 | 21,97 | 68,07 | 9,96 |
2003 | 261,13 | 111,39 | 119,24 | 30,50 | 100 | 42,66 | 45,66 | 11,68 |
2004 | 427,69 | 117,69 | 243,43 | 66,56 | 100 | 27,52 | 56,92 | 15,56 |
2005 | 589,66 | 120,53 | 309,59 | 159,54 | 100 | 20,44 | 52,50 | 27,06 |
2006 | 816,63 | 137,69 | 432,29 | 246,65 | 100 | 16,86 | 52,94 | 30,20 |
2007 | 845,24 | 138,15 | 501,03 | 206,06 | 100 | 16,34 | 59,28 | 24,38 |
2008 | 980,63 | 161,73 | 568,11 | 250,80 | 100 | 16,49 | 57,93 | 25,58 |
2009 | 1.540,69 | 290,71 | 962,82 | 287,16 | 100 | 18,87 | 62,49 | 18,64 |
2010 | 1.962,04 | 381,96 | 1.084,51 | 495,57 | 100 | 19,47 | 55,27 | 25,26 |
2011 | 2.010,29 | 311,33 | 1.451,74 | 247,22 | 100 | 15,49 | 72,22 | 12,30 |
2012 | 2.832,54 | 282,38 | 1.000,16 | 1.550,00 | 100 | 9,97 | 35,31 | 54,72 |
2013 | 3.230,31 | 210,11 | 899,20 | 2.121,00 | 100 | 6,50 | 27,84 | 65,66 |
2014 Tổng | 3.079,77 19.138,8 | 255,27 2.665,46 | 968,50 8.895,69 | 1.856,00 7.577,66 | 100 100 | 8,29 13,93 | 31,45 46,48 | 60,26 39,59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Grdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Của Móng Cái Qua Các Năm.
- Một Số Hạn Chế Về Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Tại Móng Cái
- Tình Hình Thu Tiền Sử Dụng Đất Của Móng Cái Từ 2004 -2014
- Dự Báo Bối Cảnh Kinh Tế Thế Giới, Trong Nước Và Khu Vực
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Của Móng Cái
- Khả Năng Cạnh Tranh Của Móng Cái Với Các Cửa Khẩu Khác
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Móng Cái
Bảng trên cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu huy động nguồn lực do từ năm 2012, Móng Cái thực hiện nghiêm túc chính sách tái cơ cấu đầu tư công, tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Thu hút thành công nhà đầu tư tư
nhân trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng kho bãi xuất hàng, hạ tầng khu công nghiệp; thu hút được nhà đầu tư FDI để đầu tư hệ thống nhà xưởng, khu nhà ở công nhân, hạ tầng giao thông trong khu công nghiệp Hải Yên.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước, thành phố Móng Cái cần có những thay đổi và cơ chế, chính sách đặc thù và các giải pháp để khơi thông nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển, nhất là khi Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP của Chính phủ được triển khai rộng rãi.
3.4. Đánh giá chung về huy động nguồn lực tài chínhđể đầu tư hạ tầng kinh tế xã hộitại Móng Cái
3.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, nguồn lực tài chính huy độngkhông ngừng tăng lên,năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng nguồn lực đầu tư từ khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần.Giai đoạn 2010-2014, huy độngđược 13.115 tỷ đồng chiếm 68% tống vốn đầu tư của cả giai đoạn 2000 – 2014; trong 5 năm từ 2010 đến 2014, vốn đầu tư tăng gấp 2,17 lần vốn đầu tư 10 năm (2000-2009). Nhiều công trình hạ tầng quan trọng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh quốc phòng được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên (thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 3.054 USD); nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình dự án khác, vốn đóng góp của các tổ chức, dân cư và các nguồn vốn ngoài ngân sách vào các công trình hạ tầng kinh tế xã ngày càng tăng.
Tỷ trọng vốn đầu tư tư ngân sách nhà nước trên tổng vốn đầu tư xã hội đã giảm từ mức 41,36% vào năm 2000 xuống mức 8,29% vào năm 2014; nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và FDI tăng từ mức 58,64% năm 2000 lên mức 91,71% năm 2014.
Hai là, Chính quyền thành phố Móng Cái huy động nguồntài chính đa dạngtừ nhiều nguồn khác nhau. Thành phố đã nỗ lực trong việc tìm kiếm, xúc tiến vận động các nguồn vốn vay, vốn ODA và triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư – PPP đối với một số công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng thuỷ lợi, đã mang lại kết quả bước đầu. Một số dự án trong lĩnh vực giáo dục, du lịch, giao thông, được thí điểm
thực hiện theo hình thức PPP khi đi vào khai thác vận hành đã mang lại tác động tích cực đối với kinh tế xã hội của Thành phố, giải quyết một số vấn đề về tạo cơ sở vật chất giáo dục, y tế, môi trường, tạo việc làm, một mặt đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời, giảm áp lực chi đầu tư từ ngân sách đối với các dự án đầu tư mà nguồn lực xã hội có thể đảm đương được.
Ba là, quá trình triển khai huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đã giúp cho UBND thành phố và các cơ quan tham mưu, cán bộ nghiệp vụ được làm quen và tích luỹ được một số kinh nghiệm trong tiếp xúc, vận động các nhà đầu tư, các nhà tài trợ; tạo lập quan hệ, nắm rõ quy trình và cách thức làm việc, phối hợp với các cơ quan của Tỉnh và các bộ, ngành trung ương; làm quen với những kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức đấu thầu, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án; hiểu rõ được các kênh huy động vốn, công cụ huy động vốn từ ngân sách, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và dân cư. Qua trải nghiệm thực tế, những kinh nghiệm này thật sự góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tư, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn vay của Thành phố.
Bốn là, thành công bước đầu trong huy động nguồn lực tài chính tư nhân để đầu tư cơ sở hạtầng. Nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã được giao cho tư nhân tham gia toàn bộ hoặc góp vốn dưới các hình thức BT, BOT nhưcác dự án đường dẫn cầu Bắc Luân 2, bến xuất hàng, xây dựng hạ tầng khu đô thị,… Do vậy, thành phố cần nghiên cứu, thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã thuê đất để đầu tư hệ thống kho lạnh (20.000 m2), bãi đỗ xe, trụ sở nhà làm việc liên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống bến cảng, đường giao thông phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam
– Trung Quốc; từng bước hình thành các doanh nghiệp logistics và giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Năm là,xã hội hóa giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ công khác đã bước đầu thu được kết quả tốt, góp phần giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, đáp ứng đa dạng nhu cầu của xã hội. Lĩnh vực giáo dục và y tế của Móng Cái được đầu tư theo hướng nhà nước sẽ mua các dịch vụ do khu vực tư nhân cung cấp.
Xã hội hóa giáo dục ở Móng Cái hiện có ba hình thức chủ yếu. Một là, xã hội cùng góp kinh phí cho giáo dục, kể cả ở trường công thì học sinh vẫn phải đóng tiền học dưới các hình thức khácnhau. Thứ hai, Nhà nước cho phép các cá nhân trong xã hội được đứng ra xây dựng trường tư thục hay dân lập; nhận chuyển giao và vận hành các trường học trước đây do nhà nước quản lý. Thứ ba, là song song với việc mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài đầu tư trường đại học quốc tế tại Móng Cái, Thành phố cũng chấp thuận chủ trương để nhà đầu tư xây trường, liên kết mở trường quốc tế hoặc nhà đầu tư bỏ toàn bộ kinh phí xây dựng trường học theo chuẩn của Nhà nước, chịu toàn bộ chi phí vận hành liên quan đến hoạt động thường xuyên, còn Thành phố quản lý về chương trình đào tạo. Xã hội hóa giáo dục đã bổ sung một số trường ngoài công lập ở tất cả các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Xã hội hóa y tế góp phần giảm tải áp lực cho các bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời cải thiện đời sống của các thầy thuốc. Các phòng khám, trung tâm khám chữa bệnh tư nhân phát triển nhanh. Thông qua xã hội hóa y tế, nguồn nguồn lực tài chính tư nhân được huy động vào đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của tưnhân.
3.4.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái từ năm 2000 đến năm 2014 còn có những mặt hạn chế sau:
Một là, Nguồn lực ngân sách nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong đầu tư hạ tầng, nguồn lực từ khu vực tư nhân chưa được khai thác hiệu quả; cònmất cân đối giữanguồn lực tài chính huy động được với kế hoạch đầu tư trung hạn; tốc độ tăng trưởng các nguồn lực đầu tư còn chậm, nguồn lực huy động chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.
Hai là, Nguồn lực tài chính từ đất chưa được huy động và sử dụng hiệu quả cho đầu tư hạ tầng. Việc sử dụng đất chưa tuân thủ theo quy hoạch dẫn đến một mặt giảm hiệu quả sử dụng đất, mặt khác hạn chế khả năng khai thác tối đa nguồn