Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Của Móng Cái


(3).Việt Nam kết thúc đàm phán và gia nhập các hiệp định thương mại tự do (RCEP, TPP, AEC). Việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của Việt Nam và Móng Cái về tận dụng cơ hội này trong việc thu hút, khai thác các nguồn lực đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực. Tác động của các hiệp định có thể gồm:Mở rộng thương mại; Thu hút các nhà đầu tư chiến lược tại Móng Cái; Tăng cường năng lực cạnh tranh.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)đi vào hoạt động từ năm 2016 mở ra cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư và thương mại cho Móng Cái sẽ tăng lên chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến nhu cầu về hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố Móng Cái.

(4). Tăng cường chú trọng đến phát triển bền vững và năng lượng sạch: Phát triển bền vững và sử dụng năng lượng sạch được các nhà đầu tư cho đến người tiêu dùng ưu tiên chú trọng; việc này có thể tạo ra tác động lớn đến hoạt động du lịch cũng như phát triển của các ngành sản xuất, chế biến.

(5) Nhu cầu hợp tác công tư ngày một tăng cao: vốn, nhà đầu tư và vận hành tư nhân sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn thông qua hình thức hợp tác công tư - PPP.

(6) Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc: Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đôngđang tạo thách thức lên toàn khu vực. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển gần đảo Hoàng Sa (năm 2014)là một minh chứng cho thấy Móng Cái chịu tác động rất lớn về kinh tế, khi quan hệ chính trị Trung Quốc và Việt Nam thay đổi. Nếu mối quan hệ này tiếp tục xấu đi thì có thể làm giảm đáng kể hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, đây thực sự là một mối đe dọa lớn tới sự phát triển kinh tế trong tương lai của Móng Cái, nhất là việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Móng Cái.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

(1). Viễn cảnh kinh tế vĩ mô cả nước:Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 7%/năm kể từ năm 2004. Với dân số trẻ và đông, Việt Nam được Goldman


Sachs dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới trước năm 2025 tính theo GRDP1. Móng Cái được Chính phủ phê duyệt là 1 trong 9 Khu KTCK được ưu tiên đầu tư từ ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020.

(2). Viễn cảnh vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng kinh tế lớn thứ hai tại Việt Nam, và Quảng Ninh được coi là trung tâm của Vùng. Vùng có hệ thống hạ tầng đồng bộ (sân bay, bến cảng, giao thông đường bộ, đường thuỷ) và hội đủ các điều kiện cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư.

4.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Móng Cái

4.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Móng Cái

Quan điểm phát triển:ohát triển Móng Cái trở thành Khu kinh tế cửa khẩu tự do, hướng ngoại, có độ mở cao nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế vị trí địa lý, hợp tác phát triển trong khối ASEAN trên cơ sở kết nối với các thị trường lớn; Đặt mối quan hệ chung giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái với các Khu kinh tế của Quảng Ninh, cả nước và khu vực, tạo thành sức mạnh liên kết, giải quyết tốt các vấn đề phát triển, vấn đề xã hội, không ngừng nâng cao mức sống, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Mục tiêu tổng quát:đến năm 2020, xây dựng Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động của vùng Đồng bằng sông Hồng, thành một trung tâm kinh tế phát triển trên vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Các mục tiêu đến năm 2020:tốc độ tăng GRDP trung bình giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 17,7 - 20%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ khoảng từ 18 - 20%/năm; công nghiệp từ 20- 22%/năm; nông nghiệp 7- 8%/năm;GRDP bình quân đầu người (giá danh nghĩa) vào năm 2020 đạt khoảng

10.000 USD/người.



1 Dựa theo Báo cáo Kinh tế Toàn cầu của Goldman Sachs số 134, xuất bản tháng 12/2005,


Mục tiêu tăng trưởng GRDP 18%/năm; GRDP/đầu người đạt 10.000

USD vào năm 2020


Tăng GDP của KKTCK Móng Cái1

Tương đương với GDP danh nghĩa trên mỗi người là xấp xỉ 10.000 USD

5.706

3.939

3.036

USD/người 6.000


4.500


3.000

Tăng hàng năm 2014-20202


18%

Phương án 1: Tăng trưởng kỳ vọng 3

11%

Phương án 2:

Tăng trưởng mục tiêu của KKTCK MC4

Phương án 3: 8%

Tăng trưởng theo đà

1.500 quá khứ 5


0

2010 11


12 13 14


15 16


17 18


19 2020


Năm


Hình 4.1: Phương án tăng GRDP/đầu người đến 2020

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Móng Cái đến 2020

- Cơ cấu GRDP: dịch vụ chiếm 59%, công nghiệp chiếm 35% và nông nghiệp chiếm 6%.

Giá so sánh năm 2010

100% = 149

842

2,258

Nông nghiệp


Công nghiệp

Dịch vụ1

GDP/người

(USD, danh nghĩa)

17%

6%

3%


37%


35%

18%


65%


60%


59%

Triệu USD


2010

2020

2030

1.245

~10.000

~22.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 17


Hình 4.2: Mục tiêu GRDP bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Móng Cái đến 2020


Nhiệm vụ cốt lõi: (1) Huy động tối đa các nguồn lực chođầu tư phát triển Móng Cái để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và các quy hoạch của của Móng Cái đã đặt ra, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách; (2)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Móng Cái, phát huy những nhân tố đang có lợi thế, đồng thời có giải pháp khắc phục những nhân tố bất lợi; (3) Sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách, phục vụ tốt nhất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

4.2.2. Định hướng về phát triển không gian các khu chức năng

Theo Quyết định 1226/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; trong đó, định hướng phát triểnnhư sau:

(1)- Khu phi thuế quan: bao gồm tổ hợp các phân khu chức năng như khu thương mại, dịch vụ, mậu dịch biên giới, khu gia công tái chế hàng xuất nhập khẩu và khu trung chuyển hàng hoá.

(2)- Khu thuế quan: bao gồm các phân khu chính như khu vực cửa khẩu quốc tế, khu sân bay quốc phòng, khu công nghiệp, trung tâm tài chính, các khu du lịch, khu đô thị, khu trung tâm hành chính và các khu dân cư.

(3)- Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái: Theo thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới theo hướng có quy chế chung trong một số lĩnh vực, phù hợp với luật pháp của mỗi nước. Các hoạt động chính trong Khu hợp tác kinh tế này gồm: thương mại hàng hoá, dịch vụ, sản xuất, gia công tái chế, gia công lắp ráp, sản xuất và thử nghiệm sáng chế, trưng bày sản phẩm, dịch vụ hàng hoá chuyển tải, quá cảnh.

(4)- Trung tâm công nghiệp được phân thành cụm nhà máy đóng tàu, cụm nhà máy lọc dầu, kho chứa dầu, cụm nhà máy luyện cán thép, cụm công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, cụm sản xuất, gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, cụm khu công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao (điện, điện tử, CNTT,...) và khu dịch vụ logistic phục vụ khu công nghiệp.


4.2.3. Phát triển hạ tầngkinh tế xã hội Móng Cái đến năm 2030

(1) Hạ tầng đô thị:phát triển các khu đô thị tại phía Tây, Đông và Nam thành phố. Khu vực phía Nam chủ yếu phát triển du lịch Trà Cổ, Bình Ngọc và du lịch cao cấp đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực; Khu vực giữa trung tâm Hải Hà và trung tâm Móng Cái phát triển đô thị trung tâm.

Khu trung tâm đô thị hiện hữu: phát triển thành khu trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu gắn liền với cửa khẩu Bắc Luân I và cửa khẩu Bắc Luân II hình thành khu hợp tác song phương qua biên giới.Khu hợp tác kinh tế song phương được bố trí xây dựng tại khu vực cầu Bắc Luân 2.Khu Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới.Xây dựng khu Trung tâm đô thị tích hợp mới với các năng: Khu Trung tâm tài chính thương mại, hành chính khu kinh tế, Khu công nghiệp công nghệ cao, Khu đô thị mới.

(2) Hạ tầng giao thông:đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối thuận lợi giữa Móng Cái với các địa phương trong vùng và cả nước, kết nối với các địa phương thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thôngtrọng yếu như:Đường cao tốc Móng Cái - Hạ Long; các trục đường chính trong KCN Hải Yên, kết nối với quốc lộ 18A; Đường dẫn và cầu Bắc Luân 2; Cáp treo ra Đảo Vĩnh Thực; đường sắt Hạ Long - Móng Cái; các công trình hạ tầng ngầm phục vụ kết hợp giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ quốc phòng – an ninh.

Về giao thông đường thuỷ: Xây dựng hệ thống bến cảng thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa; Xây dựng mới hệ thống bến thuyền du lịch để tăng cường kết nối đường thủy đến các khu vực chức năng của khu kinh tế. Một số dự án trọng điểm cần ưu tiên cảng Vạn Gia, và cụm cảng Vạn Ninh, cảng ICD,...; quy hoạch, di chuyển hệ thống cảng dọc hai bên bờ sông Ka Long và hệ thống kho bãi; Cải tạo, nạo vét sông Ka Long đoạn nằm trong khu vực trung tâm thành phố Móng Cái.

Đường sắt: Xây dựng mới tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái, điểm đầu kết nối với tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân. Phục vụ vận chuyển hành khách,


hàng hóa và kết nối sang Trung Quốc; tuyến đường sắt kết nối từ tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái với cảng biển Hải Hà, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ khu vực cảng biển Hải Hà ra ga cửa khẩu Móng Cái.Hệ thống ga liên vận quốc tế có nhiệm vụ chuyên chở hành khách và hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.

Đường không: Xây dựng sân bay Taxi kết hợp với sân bay quân sự phục vụ phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

(3) Hạ tầng cấp điện:tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các hạ tầng nguồn điện và lưới điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và điện sinh hoạt. Đảm bảo chất lượng cung cấp điện và an toàn nguồn điện, lưới điện. Xây dựng hệ thống điện ngầm trong nội thành; mở rộng mạng lưới cấp điện cho các KCN mới.

(4) Về cấp nước:phát triển ngành cấp nước đô thị và khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bền vững, hiện đại, cung cấp nước ổn định, hệ thống cấp nước đồng bộ (nhà máy nước, đường ống cấp nước), chất lượng dịch vụ cao và đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng nước.Nâng cấp, cải tạo hạ tầng cấp nước khu vực Tây Ka Long đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất; hệ thống xử lý nước mặt lấy từ hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, đảm bảo công suất cấp nước cho toàn bộ Khu Móng Cái; xây dựng Nhà máy xử lý rác thải.

(5) Hạ tầng thương mại: thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Móng Cái, Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái, Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Móng Cái; phát triển hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại quy mô phù hợp gắn với các khu du lịch ở Móng Cái.

(6) Hạ tầng thông tin:xây dựng và phát triển bưu chính viễn thông của Móng Cái đồng bộ với quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông của quốc gia, của tỉnh Quảng Ninh và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

(7) Hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Phát triển trường

đại học quốc tế tại Móng Cái; Trường đào tạo nghề. Xây dựng trung tâm nghiên cứu


ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới; nâng cấp các trường học từ mầm non

đến trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

(8) Hạ tầng y tế:thu hút nhà đầu tư xây dựng Bệnh viện quốc tế Móng Cái và nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, thu hút nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực y tế.

(9) Về phát triển hạ tầng văn hoá, thể thao, du lịch:thu hút có chọn lọc nhà đầu tư vào một số khu du lịch trọng điểm như Móng Cái, Trà Cổ, Vĩnh Thực thành trung tâm du lịch lớn, làm đầu mối thu hút khách du lịch Nam Trung Quốc; nâng cấp một số khách sạn, nhà nghỉ với quy mô thích hợp; trong đó, có một số khách sạn trang bị hiện đại phục vụ khách quốc tế; Sân vận động, khu thể thao liên hợp Thành phố; Đầu tư hạ tầng khu du lịch cao cấp đảo Vĩnh Thực - Vĩnh Trung.

4.2.4. Phân tích SWOT của Móng Cáiđối với huy động nguồn lực tài chính

để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội

Điểm mạnh - Strong (S)

(1). Thế mạnh về vị trí địa lý: có vị trí chiến lược cho phát triển hoạt động thương mại đường bộ sang miền Nam Trung Quốc và các tỉnh thành khác của Việt Nam; là điểm kết nối giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, gồm cả đường bộ, đường sông và đường biển. Các cửa khẩu khác dọc theo biên giới với Trung Quốc không có lợi thế về đường biển, do đó Móng Cái càng có thế mạnh chiến lược. Móng Cái nằm ngay gần tỉnh Quảng Tây, có thị trường khai thác trên 75 triệu dân và GDP đạt gần 470 tỷ USD.

(2). Tài nguyên thiên nhiên và nhân lực:Móng Cái có giá nhân công và giá điện cạnh tranh. Giá nhân công tại Móng Cái vào khoảng 150 USD/tháng so với 250 USD/tháng của Trung Quốc, trong khi đó giá điện của Việt Nam là 0,07 USD/kW/h so với 0,1 USD/kW/h của Trung Quốc; Móng Cái nằm gần các mỏ thantrữ lượng lớn và khoáng sản phi kim đất sét chất lượng cao, các nhà máy nhiệt điện lớn của Quảng Ninh;

(3) Có tài nguyên du lịch khác biệt, nổi trội, độc đáo và gần các điểm du lịch hấp dẫn mang tầm thế giới của Quảng Ninh để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.


KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

Móng Cái và Hải Hà có vận tải đường thủy đầy hấp dẫn cộng


Thấp

thêm thị trường Trung Quốc, song còn thiếu hạ tầng đường bộ

Tài nguyên thiên nhiên

Cao

Thảo luận ở phần tiếp theo

Khoáng Nguồn Ưu đãi đầu sản Nông nghiệp nhân lực tư

1

Kinh tế Trung Quốc Tỷ GDP2

2

Hạ tầng giao thông vận tải

Đường Đường thủy

Đường bộ biển nội địa Đường sắt


Phòng Thảnh Cảng


7,3

Đường đi từ Chỉ có Hạ Long còn cảng biển nhỏ và tốc độ nhỏ

thấp

Dùng cho thương mại quy mô trung bình

Hiện chưa có đường sắt, mới chỉ đang có ý tưởng

Than và Tiềm năng về Hầu hết là khoáng sản chăn nuôi và

khác của nuôi cá/tôm Quảng

Ninh

Có ưu đãi chưa qua thuế quan và đào tạo, thuế khác không có

trường ĐH


Móng Cái & Hải Hà


Lạng Sơn


Sùng Tả


8,6

Đã hoàn thiện Không có

phần lớn tuyến đường Hà Nội-Lạng Sơn

biển

Đường Đã xong thủy hạn đường sắt chế chạy qua

Đồng Đăng

Bô-xít, than, phốt- phát và vàng

Các sản phẩm lâm nghiệp và chăn nuôi

Có trường [Tương tự

Sư phạm và trường Y

Móng Cái]1


Lào Cai


Hà Khẩu


0,3

Đang xây dựng

Không có Quy mô Đang xây

biển

nhỏ, không phát triển

dựng


Sắt và đồng, Thu hoạch Có trường [Tương tự song khai ngũ cốc/ Sư phạm Móng Cái]1 khoáng chỉ = người cao

1% kinh tế (490 kg so với của tỉnh 330 kg ở VN)

HIỆN NAY

Trung bình


Hình 4.3: Móng Cái có lợi thế cạnh tranh về năng lực vận tải thủy

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Móng Cái

(4) Hạ tầng xã hội: Móng Cái cung cấp đầy đủ hạ tầng về giáo dục, y tế đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Số lượng trường học, cơ sở y tế và giường bệnh trên đầu người ngang bằng hoặc cao hơn hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam.

(5) Là 1 trong 2 địa phương nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Chính phủvề xem xét thí điểm xây dựng trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với những chính sách ưu đãi hơn tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

Điểm yếu – Weaknesses (W)

(1)- Tăng trưởng chậm hơn các khu kinh tế khác: Móng Cái là khu kinh tế lâu đời nhất tại Việt Nam, tuy nhiên đã bị các khu kinh tế khác vượt xa về giá trị vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhận được. Quảng Ngãi và Quảng Nam đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 24% và 21% trong giai đoạn 2008-2012, trong khi KKTCK Móng Cái tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 18%/năm.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí