Cách Tiếp Cận, Khung Mô Hình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu



3. Khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu ngoài nước không có nghiên cứu về Việt Nam. Những nghiên cứu trong nước đa phần đi sâu vào một số khía cạnh của hoạt động mua bán sáp nhập. Một số công trình nghiên cứu trường hợp điển hình về các thương vụ mua bán sáp nhập NHTM. Thời gian nghiên cứu đến năm 2014.

Khoảng trống nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếp tục làm rõ là:

Về mặt lý luận:

- Nghiên cứu toàn diện về hoạt động M&A ngân hàng (Đặc điểm, phương thức, trình tự tiến hành, tác động, nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá)

- Làm rõ sự khác biệt giữa mua bán sáp nhập DN và mua bán sáp nhập NHTM

Về mặt thực tiễn

- Đề cập đến tất cả các thương vụ ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

- Thực trạng hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam đến năm 2016 và đưa ra giải pháp đến năm 2025

3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 4

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống lại cơ sở luận về hoạt động mua bán sáp nhập, đưa ra những những quan điểm cá nhân về hoạt động mua bán sáp nhập NHTM.

- Đánh giá thực trạng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 với những biến động của nền kinh tế, đồng thời đưa ra những đánh giá của NCS về hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn này.

- Đề xuất những giải pháp về hoạt động M&A NHTM cho đến 2025

Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao các NHTM phải thực hiện M&A, đặc biệt trong những giai đoạn có những biến động của nền kinh tế? (Động cơ, vai trò M&A NHTM)

- M&A NHTM được thực hiện như thế nào? (phương thức thực hiện M&A NHTM).

- Những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm nghiên cứu M&A NHTM của một số nước được lựa chọn?



- Trong bối cảnh tái cơ cấu NH, hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đã đạt được những kết quả gì? Còn những vấn đề nào còn tổn tại, vướng mắc, nguyên nhân nguyên nhân của vấn đề?

- Trong thời gian tới (đến năm 2025) cần những giải pháp gì cho các NHTM để tiếp tục thực hiện M&A? Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hoạt động M&A NHTM như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam

- Về thời gian: Thực trạng giai đoạn 2011-2016, đưa ra những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đến năm 2025.

5. Cách tiếp cận, khung mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận

Khi đánh giá hoạt động M&A NHTM có thể đứng trên 2 cách tiếp cận: từ phía các NHTM; từ phía các cơ quan quản lý (NHNN, chính phủ…). Trong luận án này, NCS tiếp cận từ phía các NHTM để đưa ra những giải pháp phù hợp đối với hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM tại Việt Nam và những đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý.

Khung mô hình nghiên cứu

Để luận giải những vấn đề về hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM tại Việt Nam, làm căn cứ cho việc đưa ra những giải pháp, kiến nghị, khung mô hình nghiên cứu của luận án được NCS mô tả như sơ đồ 1.

Hoạt động M&A NHTM được NCS nghiên cứu trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, từ tổng quan nghiên cứu, NCS tìm ra khoảng trống nghiên cứu.

Việc hệ thống lại những vấn đề lý luận về hoạt động mua bán sáp nhập là tiền đề quan trọng để NCS đánh giá thực trạng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm đưa ra giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và những kiến nghị đối với cơ quan quản lý.



Tổng quan nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

-Khái niệm

-Nội dung

- Nhân tố ảnh hưởng

Cơ sở lý luận về hoạt động mua

bán sáp nhập NHTM

- Phương thức

- Chỉ tiêu đánh giá

-Kinh nghiệm

quốc tế

Số liệu từ báo cáo thường niên của NHNN, Tổng cục thống kê, tạp chí

ngành…

Thực trạng hoạt động M&A NHTM

tại Việt Nam

Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động M&A

NHTM

Số liệu thứ cấp từ các BCTC các năm của các

NHTM

Đánh giá kết quả đạt được, hạn

chế, nguyên nhân

Thông tin từ

điều tra, khảo sát

Đề xuất giải pháp, kiến nghị


Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Với trọng tâm là nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM, NCS sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sau đây:

* Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin: xem hoạt động M&A NHTM là một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác trong



nền kinh tế, nghiên cứu những quy luật chung, phổ biến nhất.

- Phương pháp suy luận logic: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động M&A NHTM, đánh giá đầy đủ thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: phân tích, giải thích các số liệu và phân tích nguyên nhân từ thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình hoạt động của các NHTM được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được các NHTM công bố. Trong đó có các nội dung về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các NH. Các số liệu được tác giả chọn lọc đưa vào nghiên cứu dưới dạng các bảng thống kê, biểu đồ, nội dung phân tích các số liệu bao gồm việc phân tích so sánh các giá trị giữa các giai đoạn, cụ thể là theo từng năm, so sánh trước và sau khi thực hiện mua bán sáp nhập.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh dọc và so sánh chéo. Số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của NHNN, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin của các NHTM, các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính NH và xử lý thông tin về hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

- Phương pháp khảo sát: NCS lựa chọn các tiêu chí phù hợp để tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến cán bộ tại các NHTM thông qua phiếu điều tra khảo sát để khảo sát ý kiến về hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại. Số phiếu phát ra 150 phiếu, thu về 143 phiếu, trong đó có 139 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 92,7%. Ngoài ra, thông qua sự khảo sát ý kiến của khách hàng tại các NHTM đã thực hiện M&A, đặc biệt là những đối tượng KH có thời gian giao dịch lâu năm ở NH trong khoảng thời gian từ 3-5 năm để khảo sát chất lượng hoạt động của NH trước và sau khi thực hiện M&A. Số phiếu phát ra 150 phiếu, thu về 140 phiếu, số phiếu

hợp lệ 137 phiếu, chiếm tỷ lệ 91,3%.

* Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Phương pháp phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) với các số liệu thứ cấp thu thập được thông qua các báo cáo tài chính của các NHTM từ 2010 - 2016 nhằm kiểm định và đánh giá hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập đối với những NHTM đã thực hiện mua bán sáp nhập. Hiệu quả mà



NCS nghiên cứu là hiệu quả kỹ thuật của các NHTM khi thực hiện M&A, phản ánh khả năng một NHTM tạo ra nguồn lực đầu ra từ các nguồn lực đầu vào cho trước. Phương pháp DEA là cách tiếp cận phi tham số được khởi xướng bới Charnes, Cooper và Rhodes (1978) để đo lường hiệu quả trong các tổ chức, mục tiêu của DEA là xây dựng một mặt bao lồi hiệu quả phi tham số cho các điểm quan sát không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả. DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế nên nó có thể áp dụng với các mẫu nghiên cứu nhỏ. Phương pháp này không tính đến mức sai số nên điểm hoạt quả DEA là điểm hiệu quả tương đối giữa các đơn vị khảo sát với nhau nên nếu có một đơn vị quan sát có điểm hiệu quả là 1 nằm trên đường giới hạn hiệu quả thì cũng không có nghĩa là nó đạt hiệu quả tối ưu nhất mà là hiệu quả tốt hơn so với các đơn vị khác trong phạm vi khảo sát.

DEA là một phương pháp định hướng dữ liệu phi tham số được xây dựng đầu tiên bởi Charnes, Cooper, Rhodes (1978) [65]. Nghiên cứu này được phát triển từ thước đo hiệu quả kỹ thuật của Farrell (1957), mô hình này nhằm đo lường hiệu quả kỹ thuât (TE) dựa trên đánh giá tổng hợp những yếu tố đầu vào và đầu ra của các đơn vị ra quyết định DMU (decision making unit). DEA đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động NH. Phương pháp này tính toán hiệu suất kinh tế dựa trên cơ sở đầu vào và đầu ra để xây dựng một biên giới phi tham số (nonparametric piecewise frontier) trên tất các các điểm dữ liệu sao cho các điểm quan sát được đều nằm trên hoặc dưới đường biên sản xuất (production frontier). DEA được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, hầu hết các ứng dụng của DEA tập trung vào việc đánh giá hiệu quả. DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, mức độ hiệu quả của các đơn vị được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong không gian đa chiều của các yếu tố đầu vào và đầu ra. DEA (Data Evelopment Analysis) là một phương pháp cơ bản trong ước lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật. DEA được gọi là phương pháp phân tích bao dữ liệu bởi nó sử dụng những biến ứng với mức đầu vào xác định để tạo thành một đường bao biên. Bằng cách tạo ra đường bao dữ liệu, phương pháp sẽ giới hạn được hiệu quả kỹ thuật chung và coi đó là hiệu quả tối đa đầu ra trong điều kiện đầu vào cho trước.

Hiện nay, các nghiên cứu thực hiện mô hình DEA thường được lựa chọn một trong hai dạng là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và hiệu quả kỹ thuật định hướng



đầu ra. Lời giải cho mỗi đơn vị ra quyết định (DMU) là sử dụng các loại đầu vào (Inputs) ở mức cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một tập hợp đầu ra nhất định (Outputs). Còn hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra là thước đo sản lượng tiềm năng của một DMU từ một tập hợp đầu vào nhất định. Việc lựa chọn mô hình định hướng đầu vào hay định hướng đầu ra phụ thuộc vào khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào của các DMU và việc lựa chọn cũng không có nhiều khác biệt về điểm đánh giá hiệu quả theo như Coelli và Perelman (1996). [61]

6. Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận:

- Hệ thống lại những vấn đề lý luận và đưa ra quan điểm cá nhân về hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM (khái niệm, đặc điểm, phương thức, trình tự tiến hành, tác động, nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá)

- Làm rõ sự khác biệt giữa mua bán sáp nhập DN và mua bán sáp nhập NHTM

- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam và các cơ quan quản lý.

Về mặt thực tiễn:

- Phân tích thực trạng M&A NHTM tại Việt Nam trên 3 nội dung: các thương vụ, các phương thức và đo lường hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại giai đoạn 2011- 2016.

- Đánh giá những kết quả, tồn tại và chỉ ra nguyên nhân tồn tại trong hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM tại Việt Nam thể hiện quan điểm cá nhân của NCS.

- Đề xuất 6 giải pháp và đưa ra các kiến nghị cho hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đến năm 2025 dựa trên kết quả nghiên cứu của NCS về cơ sở luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án được kết cấu thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam.



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Hoạt động mua bán và sáp nhập xuất hiện ở Mỹ từ những năm cuối thế kỷ 19. M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: “Mergers and Acquisitions”, đây là thuật ngữ quốc tế để chỉ hoạt động mua bán và sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty với nhau. Thuật ngữ này khi dịch ra tiếng Việt cũng được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau như “Mua lại và sáp nhập” [13]; “Thâu tóm và hợp nhất” [10] hay “Mua bán và sáp nhập” [25]. Trong phạm vi nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sử dụng cụm từ “Mua bán và sáp nhập”. Trên thực tế có nhiều ý kiến khác nhau khi đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán và sáp nhập.

Theo quan điểm lý luận về kinh tế chính trị của Marx đề cập tới khái niệm này như một hình thức của tập trung tư bản. Đây là quá trình tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt sẵn có trong xã hội để hình thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn, thông qua việc kết hợp các tư bản riêng lẻ lại với nhau.

Theo từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia thì “Mergers and Acquisitions” được định nghĩa như sau:

Mergers (Sáp nhập): xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xóa bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoản thay thế

Acquisitions (Mua bán): là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới.

Theo định nghĩa kỹ thuật do David L.Scott đưa ra trong cuốn Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment Terms for Today’s Investor (từ Phố Wall: Hướng dẫn từ A đến Z về các điều khoản đầu tư cho các nhà đầu tư hiện nay)[72]



thì sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của (những) công ty được công ty khác tiếp nhận; mua lại tài sản như máy móc một bộ phận, hay thậm chí toàn bộ công ty.

Như vậy, sáp nhập được hiểu là việc một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, cho ra đời một công ty mới có quy mô lớn hơn đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Trong đó, trường hợp hai hay một số công ty cùng loại chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho ra đời một công ty mới đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty được gọi là hợp nhất.

Mua bán (Acquisitions) được hiểu là một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và không làm ra đời một công ty mới. Giao dịch mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. [41]

Đây cũng là quan điểm mà nghiên cứu sinh bám sát trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù Mua bán Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau nhưng hai thuật ngữ này có sự khác nhau về bản chất: khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán, ở khía cạnh pháp lý công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã nuốt chửng bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng; Sáp nhập thường để chỉ sự kết hợp giữa hai công ty tương đồng thường có cùng quy mô, đồng thuận kết hợp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động sở hữu riêng lẻ.

Các chủ thể tham gia trong quá trình mua bán và sáp nhập bao gồm bên sáp nhập/ bên mua và bên bị sáp nhập/ bên bán. Thông thường bên mua thường là bên có nguồn lực dồi dào, có sự đảm bảo hay hỗ trợ từ một hoặc một vài định chế tài chính. [42] Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho việc thực hiện một giao dịch M&A, phổ biến nhất à các lý do liên quan đến sức mạnh thị trường, tính hiệu quả trong hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh…M&A đem đến cơ hội cho mỗi công ty cơ hội phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn, cơ hội tiếp cận công nghệ mới, sức mạnh tổng hợp lớn hơn, đẩy mạnh tăng trưởng và nâng cao khả năng tiếp cận chi phí. Tuy nhiên mua bán và sáp nhập cũng là một giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro.[48].

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí