Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 10



biến giáo dục pháp luật” và như đã phân tích ở chương 2 mục đích của vi phạm pháp luật là vì lợi ích cá nhân, nhiều người thực hiện HVVP do không nhận thức đầy đủ hậu quả pháp lý do hành vi mình gây ra, các chế tài của pháp luật xử lý đối với hành vi của họ. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác này thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành.

Tuy nhiên hiện nay, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hiện nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức trong xã hội nhất là bộ phận lớn người tiêu dùng và các chủ thể kinh doanh, là chủ thể và đối tượng áp dụng chính của Luật. Do đó để nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề về QC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực thi tốt về Luật QC trong thực tế. Khi các chủ thể kinh doanh và cạnh tranh có kiến thức thì họ nhận biết được hành vi của mình để từ đó có những sự điều chỉnh, vi phạm theo đó cũng sẽ được giảm thiểu do ứng xử kinh doanh đã có sự định hướng của pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu, xác định tuyên truyền, giáo dục pháp luật là giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài của các lực lượng chức năng và của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nhằm làm cho người có “ý định” vi phạm không dám vi phạm, người tiêu dùng trở thành “người tiêu dùng thông minh.Từ kinh nghiệm thực tiễn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong những năm qua:

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo tìm hiểu về kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức về pháp luật về các HVVP QC nói riêng, trong đó phải xác định đối tượng chính là người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

- Phổ biến, tuyên truyền nội dung của Luật QC năm 2012 dưới các hình thức như các cuộc thi, tìm hiểu về Luật QC, diễn đàn đối thoại trực tiếp mời các chuyên gia nghiên cứu, phổ biến pháp luật trên truyền hình, đài phát thanh, sách, báo chuyên ngành.

- Khuyến khích chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về QC trong việc phát hiện và xử phạt những vi phạm phát sinh trong lĩnh vực QC.



- Giáo dục đạo đức kinh doanh cho các thương nhân, cá nhân phải cho họ hiểu những hậu quả xấu cũng như chế tài xử phạt đối với việc QC bất chín, không đúng đắn, cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng. Khi một doanh nghiệp nhận thức được hành vi cũng như hiểu biết về pháp luật thì những HVVP pháp luật về QC sẽ được giảm bớt, môi trường kinh doanh sẽ đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh. Bên cạnh đó, phổ biến pháp luật QC đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành liên quan và sử dụng nhiều phương tiện, cách thức khác nhau. Đặc biệt, cần phát huy vai trò của các tổ chức, hiệp hội, chỉ khi nào có được sự phối hợp đồng bộ và tích cực của nhiều ban, ngành, đoàn thể thì mới có thể đảm bảo tuyên truyền pháp luật được sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.



Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời cần đảm bảo mục tiêu của pháp luật QC, đồng bộ các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo cơ chế quản lý, đảm bảo tính linh hoạt của pháp luật và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Đồng thời, phải tạo lập được cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ chế, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật còn vướng mắc bất cập đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguyên tắc và cơ chế áp dụng pháp luật để xử phạt hiệu quả HĐQC ngoài trời.

Qua đề tài, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó tập trung các kiến nghị về sửa đổi lập biên bản VPHC, biện pháp khắc phục hậu quả, tăng mức xử phạt, bổ sung khái niệm để áp dụng thống nhất và các giải pháp tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó, tác giả mong muốn các hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời sẽ được tháo gỡ và được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt. Việc thực thi pháp luật về QC nói chung và pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày được nâng cao, hoàn thiện hơn, đi sâu hơn vào đời sống, giúp chủ thể tham gia đảm bảo quyền lợi, cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Chắc chắn rằng những giải pháp của tác giả đưa ra chưa thật sự toàn diện, đầy đủ nhưng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung và về xử lý VPHC trong lĩnh vực QC nói riêng.



KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, QC đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp trên cả nước. Ngày nay, để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng thì không thể thiếu QC với nhiều hình thức, phương tiện đa dạng, phong phú. Trong đó QCTM ngoài trời là hình thức QC lâu đời nhất và đóng vai trò quan trọng quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của các cá nhân, tổ chức hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó kéo theo nhiều QC vi phạm pháp luật và ngày càng biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, ảnh hưởng văn hóa, mỹ quan đô thị, trật tự xã hội và an toàn giao thông. Tuy nhiên những quy định của pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, nhiều HVVP có chế tài chưa đủ sức răn đe, do đó quá trình thực thi pháp luật còn có những khó khăn nhất định, từ những bất cập về quy định pháp luật, khó khăn trong thực tiễn áp dụng, con người, quy hoạch…làm giảm hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Luận văn Cơ sở pháp lý về XPVPHC lĩnh vực QCTM ngoài trời, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương, nhằm nghiên cứu những bất cập, hạn chế để có giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 nghiên cứu về lý luận về VPHC, XPVPHC, VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, các đề tài nghiên cứu đã xây dựng các khái niệm và chỉ ra các đặc điểm của VPHC, XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Trong đó đã tập trung nghiên cứu, làm rõ, đưa ra khái niệm về QCTM ngoài trời, phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục và các quy định liên quan đến việc XPVPHC….Chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời; những HVVP phổ biến trong lĩnh vực QCTM ngoài trời,; thẩm quyền, thủ tục xử phạt từ đó làm rõ những bất cập, khó khăn về lập biên bản, thực thi pháp luật chỉ ra những hạn chế cũng như những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả trong XPVPHC lĩnh vực QCTM ngoài trời, để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị của tác giả tại chương 3. Trong chương 3 trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội



của tỉnh Bình Dương, tác giả dự báo về tình hình VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời thời gian tới, cũng như những định hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời; luận văn đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp trong đó tập trung các kiến nghị về sửa đổi lập biên bản VPHC, biện pháp khắc phục hậu quả, tăng mức xử phạt, bổ sung khái niệm để áp dụng thống nhất và các giải pháp tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Sau khi nghiên cứu Cơ sở pháp lý về XPVPHC lĩnh vực QCTM ngoài trời, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương, tác giả đã làm rõ những nội dung sau:

(1) Cơ sở pháp lý về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời chưa thật sự hoàn thiện như chưa đưa ra được khái niệm thế nào là QCTM ngoài trời từ nghiên cứu tác giả đã đưa ra khái niệm QCTM ngoài trời.

(2) Thực tế XPVPHC còn có những khó khăn do bất cập từ quy định pháp luật; sự chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật như Luật xử lý VPHC năm 2012 trong lập biên bản vi phạm; về thẩm quyền, thủ tục xử phạt; trong việc “buộc” chủ thể vi phạm thực hiện các quyết định XPVPHC; việc biên bản vi phạm trong lĩnh vực QC chưa phù hợp với tính “kịp thời”; sự chưa đồng bộ, thống nhất, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời.

(3) Hoàn thiện các quy định pháp luật về XPVPHC nói chung, XPVPHC lĩnh vực QC nói riêng đối với các quy định như: quy định lập biên bản vi phạm đúng quy định pháp luật; đưa ra khái niệm thế nào là QCTM ngoài trời; đưa ra các giải pháp thực thi quyết định XPVPHC đối với QCTM ngoài trời đặc biệt là biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi QC làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn giao thông; hoàn thiện quy hoạch và quy định hoạt động QCTM ngoài; đồng thời nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức; trách nhiệm của các các cơ quan QLNN đối với xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Nâng cao vai trò xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nhằm lập lại trật tự QC góp phần đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng của xã hội, đảm bảo quyền



lợi cho các chủ thể tham gia QC; bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp QC cạnh tranh lành mạnh. Do vậy, với những giải pháp đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả trong XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời góp phần giải quyết đồng bộ, vừa phát huy những ưu điểm và kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập tạo điều kiện cho HĐQC phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023