như một mối đe dọa cho công việc của họ bởi lẽ các cổ đông thường đặt ra yêu cầu hạn chế về số lượng nhân viên. Phạm vi của bài viết này là xem xét tác động đối với vấn đề việc làm và về hiệu quả của nguồn nhân lực. Tác giả nghiên cứu trường hợp cụ thể tại Hy Lạp, các thương vụ mua bán sáp nhập NH đã khiến cho 3627 nhân viên NH bị mất việc làm trong giai đoạn 1998-2003. Tuy nhiên các NH Hy Lạp đạt hiệu quả tốt hơn trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực của họ thông qua hoạt động M&A.
Jefferson Wells trong nghiên cứu “Mergers & Acquisitions: Turning your vision into reality”, (2009) [79] Business Journal, 03, pp 57-82 đi sâu vào việc nghiên cứu các nguyên nhân của những thương vụ mua bán sáp nhập thất bại. Khi nghiên cứu các thương vụ điển hình tác giả thấy rằng trên thực tế có khoảng 2/3 các thương vụ mua bán sáp nhập không đạt được kết quả như mong đợi nguyên nhân xuất phát từ việc các bên tham gia các thương vụ thiếu kinh nghiệm trong việc tiến hành giao dịch, bất đồng trong việc đưa ra quan điểm về các vấn đề nội bộ mà đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đội ngũ nhân sự. Tác giả khẳng định, yếu tố quan trọng để có được một thương vụ mua bán sáp nhập thành công đó chính là sự đồng thuận của các bên có liên quan và việc hoạch định chiến lược một cách cụ thể rõ ràng và cẩn trọng.
Scott Moeller và Chris Brady trong nghiên cứu “Intelligent M&A: navigating the mergers and acquisitions minefield” (2011) [93] lý giải sự cần thiết của việc nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích một cách thông minh trước khi quyết định M&A. Nhóm tác giả khẳng định sự thông minh cần hiện diện trong tất cả các khâu của quá trình M&A: từ xây dựng chiến lược, lựa chọn nhà tư vấn, xác định mục tiêu, phân tích, thẩm định, định giá, thương lượng…cho đến chiến lược phòng thủ và hòa nhập hậu mua bán, sáp nhập. Hầu hết các vụ sáp nhập và mua lại không mang lại những kết quả mong đợi, nhưng chúng vẫn cần thiết cho sự phát triển của các công ty tầm cỡ thế giới. Intelligent M&A xem xét toàn bộ quá trình sáp nhập hoặc mua lại từ đầu đến cuối, sử dụng các kỹ thuật và một loạt các nghiên cứu tình huống, trích dẫn và giai thoại, các chuyên gia cho thấy làm thế nào để xây dựng thành công mọi giai đoạn của hợp đồng. Scott Moeller và Chris Brady cũng đề cập đến những bài học trên thế giới giúp cho những doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược M&A, các đơn vị tư vấn, kiểm toán, luật, định giá có thêm nguồn tham khảo để theo đuổi
chiến lước M&A một cách thông minh nhất. Các tác giả đưa ra quan điểm cần xác định thành công theo những mục tiêu chính được các công ty thực hiện M&A đề ra và so sánh kết quả thực hiện các mục tiêu đó. Trên thực tế, các loại hình M&A được xác định với các mục tiêu khác nhau tại thời điểm khởi tạo giao dịch bao gồm sáp nhập ngang, sáp nhập dọc và sáp nhập kết hợp. Nhóm tác giả cho rằng hoạt động M&A thường xảy ra theo từng đợt sau một giai đoạn diễn ra ồ ạt là một giai đoạn im ắng, mỗi đợt đều có những nguyên nhân và tác động ngoại vi kèm theo những phương thức ngày càng mới mẻ hơn dựa vào những kỹ năng và phương pháp phát triển từ các đợt M&A diễn ra trước đó. Hoạt động M&A dù nhìn nhận từ bất cứ góc độ nào cũng là cơ hội tốt để các tổ chức đẩy mạnh tăng trưởng và tiết kiệm chi phí, hướng tới lợi thế cạnh tranh quan trọng và bền vững so với các đối thủ khác. Scott Moeller & Chris Brady cũng tìm ra những giai đoạn nào trong cả quy trình cần có sự tham gia của tình báo doanh nghiệp nhằm đạt được những kết quả như mong đợi. Ngoài ra, các tác giả còn điểm lại hiện trạng M&A trên thế giới cũng như dự báo những xu thế trong tương lai đồng thời chỉ ra cách để các giám đốc và nhà quản lý luôn vững vàng trước mọi biến cố khi doanh nghiệp của mình tiến hành quá trình mua bán và sáp nhập.
Joseph Benson and Jack Fole trong nghiên cứu “Banks, brands, mergers and acquisitions” (2012) [81] đã nghiên cứu những tác động đến thương hiệu khi sáp nhập các NH. Thông thường trong các thương vụ mua bán sáp nhập NH, thương hiệu được xem xét sau các vấn đề về tài chính, hoạt động trước khi sáp nhập, pháp lý, nhân sự và công nghệ. Thương hiệu không phải là tất cả mọi thứ về một NH nó chỉ là về những gì làm cho NH khác biệt. Thương hiệu tạo ra sự khác biệt và ưu tiên trong trái tim và tâm trí của khách hàng. Các bên tham gia nên quyết định một chiến lược thương hiệu tiềm năng trong quá trình thẩm định của một thương vụ sáp nhập hoặc mua lại, thuyết phục khách hàng, cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong mỗi thương vụ rằng NH vẫn tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy đối với khách hàng khi thương vụ sáp nhập hoặc mua lại là hoàn tất.
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên thế giới thì thấy rằng cho tới thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn về hoạt động M&A NH. Những nghiên cứu nước ngoài đã bổ sung cơ sở lý thuyết về hoạt động M&A NH,
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 1
- Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2
- Cách Tiếp Cận, Khung Mô Hình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Các Chủ Thể Tham Gia Quá Trình Mua Bán Và Sáp Nhập
- Tác Động Của Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hoạt động M&A NH tại Việt Nam. Đây là những kiến thức vô cùng quý báu để luận án kế thừa về mặt lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu đối với hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM tại Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, do những biến động lớn trong ngành tài chính NH với những vấn đề mới phát sinh nên những vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập nói chung và hoạt động mua bán sáp nhập NH nói riêng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh của hoạt động này như:
Trần Ái Phương trong nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập NH theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam” (2008) [51] đã xem xét những vấn đề cơ bản về mua bán sáp nhập NH và xem xét động cơ xu hướng hình thành tập đoàn tài chính. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sáp nhập và mua lại của các NHTM và các công ty có liên quan chặt chẽ đến hoạt động NH như bất động sản, chứng khoán, đầu tư…Tác giả khẳng định hoạt động M&A là một trong những công cụ quan trọng giúp các NH khơi tăng lợi nhuận, xây dựng và phát triển thương hiệu, phát huy những lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp thăm dò khảo sát thực tế thực hiện phân tích và cho thấy rằng nhờ hoạt động sáp nhập mua lại mà hệ thống NHTM được lành mạnh hóa, các NHTM Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ hiện đại, khi các NH nhỏ sáp nhập với nhau sẽ tạo ra sức mạnh tốt hơn, hoạt động kinh doanh sẽ tập trung hơn tạo điều kiện tích lũy để hình thành các tập đoàn tài chính NH. Tuy nhiên hoạt động này tại Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại về khung pháp lý, thông tin, công tác tư vấn, môi giới cũng như mức độ am hiểu về M&A còn nhiều hạn chế, tác giả đưa ra giải pháp theo hướng các NHTM trong nước tự sáp nhập với nhau để hình thành các tập đoàn tài chính NH đủ sức cạnh tranh với các NH trong khu vực và trên thế giới.
Phạm Đức Nguyện trong nghiên cứu “Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập” (2008) [38] xem hoạt động mua bán sáp nhập như động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Trong nghiên cứu này, tác giả làm rõ các khái niệm về thâu
tóm và sáp nhập, lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập NH cũng như thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần tại Việt Nam từ năm 2008 trở về trước, phân tích các xu hướng thâu tóm và sáp nhập NH trên thế giới nhằm rút ra xu hướng cho các NHTM ở Việt Nam. Tác giả khẳng định hoạt động mua bán sáp nhập NH ở Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế. Các NHTM trong nước nói chung và khối NH thương mại cổ phần nói riêng cần tăng cường liên kết với nhau để tạo nên những tập đoàn tài chính, NH bán lẻ đủ lớn để cạnh tranh với NH nước ngoài. Tác giả đưa ra một số các giải pháp thâu tóm sáp nhập NH nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các NH thương mại cổ phần Việt Nam như thăm dò tìm kiếm, đánh giá khảo sát thận trọng các mục tiêu tiềm năng, lựa chọn phương thức thanh toán, xây dựng kế hoạch hòa hợp văn hóa và thương hiệu, đánh giá tác động của sự cộng lực. Hạn chế của nghiên cứu là tác giả chỉ xem xét những vấn đề chung về hoạt động mua bán và sáp nhập trong khối các NH thương mại cổ phần ở Việt Nam từ năm 2008 trở về trước, đưa ra những tất yếu khách quan cần tiến hành hoạt động M&A NH ở Việt Nam mà chưa có những đánh giá cụ thể cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Nguyễn Thị Minh Huyền trong Luận án Tiến sỹ kinh tế “Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam” (2009) [27] đã phân tích về lý luận và thực tiễn vấn đề về tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp nói chung. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp như định giá doanh nghiệp khi sáp nhập, phương thức thanh toán, phương pháp kế toán hoạt động sáp nhập. Nghiên cứu kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề tài chính như định giá, thanh toán và kế toán sáp nhập và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện sáp nhập. Phân tích thực trạng về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, đề xuất các giải pháp liên quan đến định giá doanh nghiệp, đến công tác kế toán trong hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu tập trung xem xét các vấn đề về tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung mà không đề cập đến khía cạnh hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH.
Nguyễn Thị Minh Phượng trong nghiên cứu “Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành NH: xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam” (2010) [28] đã phân tích và chỉ ra rằng mua bán sáp nhập là xu hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp nói chung và các NH nói riêng ngày càng trở nên phổ biến. Tại Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập hiện nay ngành NH đang trải qua giai đoạn phát triển kịch tính do đó một sự cấu hình lại là cần thiết để làm tăng hiệu suất cạnh tranh góp phần tăng trưởng kinh tế. Mua bán và sáp nhập trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tái cơ cấu ngành NH trên thế giới và cũng đang được áp dụng vào Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để gia tăng giá trị NH là điều mà bất cứ cổ đông hay nhà đầu tư nào cũng mong muốn, tuy nhiên đi cùng với những thành công từ M&A cũng có không ít những bài học thất bại nếu chiến lược này không được thực hiện một cách bài bản và kỹ lưỡng.
Lương Thị Thanh Thủy trong nghiên cứu “Hợp nhất và mua lại ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2010)
[12] đã phân tích, nghiên cứu về hoạt động M&A NH trên thế giới và khu vực đánh giá thực tiễn hoạt động này tại Việt Nam để chứng minh rằng hoạt động M&A là cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và đưa ra một số giải pháp đối với hoạt động này. Trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, điểm lại hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam từ năm 2009 trở về trước. Nghiên cứu cũng dự đoán xu hướng của hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại NH tại Việt Nam, đưa ra những giải pháp về việc lựa chọn và đánh giá NH mục tiêu, phương pháp định giá và tuyên truyền thông tin cần thiết về các thương vụ. Tác giả khẳng định mặc dù hoạt động M&A các NHTM ở Việt Nam diễn ra không quá rầm rộ nhưng các giao dịch M&A từ 2009 trở về trước cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần làm lành mạnh hoá hệ thống các NHTMCP, góp phần thực hiện chủ trương củng cố, sắp xếp lại ngành NH của chính phủ, các NH thực hiện việc sáp nhập giảm bớt được chi phí đầu tư và xây dựng chi nhánh, tận dụng được mạng lưới khách hàng của NH bị sáp nhập nên dễ dàng gia nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên hoạt động M&A ở nước ta diễn ra có những đặc trưng riêng nên còn có rất nhiều những
tồn tại cần được giải quyết như vấn đề về khung pháp lý cho hoạt động M&A nói chung và M&A các NHTM nói riêng chưa đầy đủ, việc kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong kinh doanh còn nhiều bất cập. Hạn chế của nghiên cứu là tác giả chưa có sự phân tích đánh giá các thương vụ cụ thể đã được tiến hành nhằm rút ra những thành công và những hạn chế của những thương vụ đã thực hiện. Tác giả chủ yếu đánh giá một cách khái quát hoạt động M&A NH mà chưa phân tích rõ hoạt động M&A đó đã tác động như thế nào đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Phan Diên Vỹ trong Luận án Tiến sỹ kinh tế “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” (2013) [44] đã nghiên cứu những tác động của sáp nhập, hợp nhất và mua bán NHTM cổ phần đem lại lợi ích như hiệu quả kinh tế do quy mô, do phạm vi kinh doanh, lợi ích có được từ hiệu ứng kế toán và hiệu ứng quản lý; những tác động đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Tác giả cũng đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động này của vài nước phát triển, một số NH trong khu vực nhằm rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho các NH TMCP Việt Nam. Trong luận án của mình, tác giả Phan Diên Vĩ nghiên cứu, phân tích hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán NH trong nước giai đoạn trước tái cơ cấu NH (từ 1990-2003) và trong quá trình tái cơ cấu NH từ năm 2004 đến 2012, đề cập cơ sở lý luận định giá doanh nghiệp, xác lập vai trò quan trọng trong việc xác định về phương pháp luận, lựa chọn phương pháp định giá và cách thức xác định giá trị tài sản, nhất là tài sản vô hình trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán NH, để từ đó có phương pháp áp dụng định giá chính xác trị giá tài sản trong hoạt động NH Việt Nam phù hợp với điều kiện phát triển thị trường của nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động mua bán sáp nhập NH thời gian qua đã hỗ trợ các NH quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu có cơ hội thoát khỏi sự phá sản và từng bước phát triển nhưng việc xử lý các khoản nợ tồn đọng còn nhiều khó khăn, đặt biệt việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian, công sức do thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của ngành NH, thuế, tài chính, bộ xây dựng, tòa án, thi hành án; hạn chế về cơ chế giám sát kết quả định giá tài sản NH, tiến độ, chất lượng công tác định giá NH. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua bán các NH thương mại cổ phần Việt Nam. Hạn chế của
nghiên cứu là chưa có nhiều cơ sở dự liệu để thực hiện phân tích đánh giá hoạt động M&A NH, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp, phân tích dự liệu, đúc rút kinh nghiệm M&A trên thế giới, so sánh đối chiếu các quy định pháp luật và thực tế hoạt động của các NH để đề xuất các nhóm giải pháp, ít có sự phân tích các thương vụ M&A của các NH TMCP Việt Nam để rút kinh nghiệm.
Nguyễn Thị Diệu Chi trong Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam”(2013) [26] Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính NH bao gồm: các nhân tố ngoài doanh nghiệp (môi trường thể chế, pháp luật; môi trường kinh tế; môi trường văn hóa xã hội; môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính), các nhân tố thuộc doanh nghiệp (năng lực tài chính; khả năng cạnh tranh; năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp). Qua việc nghiên cứu, đánh giá số liệu thứ cấp về thực trạng số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, luận án thấy được có sự tác động tích cực của hoạt động M&A tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tài chính sau M&A. Đồng thời, với việc đánh giá mô hình Probit qua các số liệu tài chính của 22 tổ chức tài chính NH Việt Nam với biến phụ thuộc là xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A, và 7 biến độc lập là vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu, và tổng dư nợ, luận án cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu với xác suất, khả năng doanh nghiệp tài chính NH sẽ thực hiện M&A trong tương lai và mối quan hệ ngược chiều giữa xác suất DN sẽ thực hiện M&A với tình hình lợi nhuận và dư nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, luận án chứng minh được việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam là cần thiết.
Phạm Minh Sơn trong Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” (2016) [40] thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập DN nói chung và trong lĩnh vực NHTM nói riêng. Tác giả phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời tác giả luận án chỉ rõ pháp luật
về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay còn có những tồn tại, hạn chế đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.
Nguyễn Quang Minh trong Luận án Tiến sỹ kinh tế “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam sau M&A” (2016) [32] sử dụng mô hình định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam sau M&A, thời gian nghiên cứu đến năm 2014. Trong mô hình định lượng tác giả có sử dụng phương pháp DEA, chỉ số Malmquist để xác định mức thay đổi hiệu suất tổng hợp ở hai thời điểm khác nhau t và t+1 của hai NHTM có thực hiện M&A là SHB và HDBank, luận án đã chứng minh NHTM Việt Nam trong và ngay sau thời gian M&A thường chịu sự sụt giảm lớn về hiệu quả hoạt động kinh doanh, biểu hiện rõ ràng nhất qua chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu. NH sau M&A một thời gian thường đạt được xu hướng hiệu quả hoạt động kinh doanh tích cực. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sau M&A gồm nhân tố vốn và các quỹ/tổng tài sản, dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ NIM, thời gian sau M&A, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt. Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sau M&A, trong đó tập trung vào công tác lựa chọn đối tác M&A, cơ cấu lại nhân sự ngay sau M&A, sử dụng đòn bẩy tài chính. Nội dung nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của M&A NHTM khi sử dụng mô hình VDEA 2.0 tác giả chỉ nghiên cứu với 2 NHTM là SHB, HDBank mà chưa xem xét tới trường hợp của các NHTM khác.
Các nghiên cứu về hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng và sự phát triển của hoạt động này trong tương lai.
Những nghiên cứu về hoạt động mua bán sáp nhập nói chung và mua bán sáp nhập NH nói riêng của các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh học hỏi, tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án. Những tài liệu này là những cơ sở vô cùng quan trọng để nghiên cứu sinh nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề lý luận, đi sâu và phân tích thực tiễn để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM ở Việt Nam.