hoặc các thương vụ sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở quyết định hành chính bắt buộc của các cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết một số vấn đề khó khăn của các tổ chức trên thị trường. Đây là giai đoạn Việt Nam mới bắt đầu có những quy định pháp lý liên quan tới M&A nên việc áp dụng các văn bản cũng chưa thực sự nhuần nhuyễn, dẫn tới tạo rào cản hạn chế số lượng và giá trị thương vụ. Các thương vụ mua bán trong giai đoạn này chủ yếu được thực hiện theo các quy trình khác nhau, định giá doanh nghiệp chủ yếu trên cơ sở xác định giá trị truyền thống, theo kinh nghiệm của doanh nghiệp mà chưa có một chuẩn mực hay hướng dẫn pháp lý cụ thể từ phía các cơ quan chức năng. Đây là một trong những rào cản ảnh hưởng tới sự phát triển của số lượng và giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam thời kỳ này.
3.2.3. Giai đoạn từ 2007 đến nay
3.2.3.1. Thực trạng
Giai đoạn 2007 đến nay là một giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chứng kiến đủ các cung bậc của sự phát triển vượt bậc và sự suy giảm xuống đáy của thị trường khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, đây lại là những cơ hội cho một thị trường mua bán và sáp nhập phát triển.
Cùng với sự ra đời của Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính mới thực sự có cơ hội khởi sắc trong giai đoạn 2007 đến 2013. Trong xu thế đó, M&A trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng được đánh giá ngày càng chiếm tỷ trọng cao, nhằm hướng tới hình thành các Tập đoàn Tài chính Ngân hàng đa ngành, đa nghề, thực hiện đầu tư theo chiều rộng hay đầu tư chéo dưới hình thức cổ đông chiến lược nhằm mục đích các bên cùng có lợi, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của tổ chức. Đầu tiên phải kể tới các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng, đây được coi là ngành có sự phát triển mạnh nhất về số lượng và giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính nói riêng và trong tổng thể các thương vụ mua bán và sáp nhập trong nền kinh tế nói chung.
Bảng 3.2. Một số thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay
Tổ chức bán | Tổ chức mua | Tỷ lệ cổ phần bán (%) | |
2007 | NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam | 17 tổ chức là các cổ đông chiến lược nội địa (PVFC, ACB, Kinh Đô, Nguyễn Kim…) | 17,8 |
NHTMCP Nhà Hà Nội | Deutsche Bank AG | 10 | |
NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam | HSBC (tăng tỷ lệ từ 10% lên 15%) | 15 | |
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam | Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC) | 15 | |
NHTMCP Quân Đội | NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam | 10 | |
2008 | NHTMCP Á Châu | Ngân hàng Standard Chartered | 12,5 |
NHTMCP Gia Định | NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam | 30 | |
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín | Tập đoàn tài chính ANZ | 10 | |
NHTMCP Kỹ Thương | HSBC (nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ) | 20 | |
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng | Tập đoàn Tài chính Oversea Chinese Banking - Singapore | 15 | |
NHTMCP Phương Đông | Tập đoàn tài chính BNP Paribas | 15 | |
NHTMCP Phương Nam | Tập đoàn tài chính UOB - Singapore | 15,6 | |
NHTMCP Đông Á | Ngân hàng Societe Generale - Pháp | 15 | |
NHTMCP An Bình | May Bank - Malaysia | 15 | |
NHTMCP Đại Dương | Petro Việt Nam | 20 | |
NHTMCP Quân Đội | Tập đoàn Viettel | 15 | |
2009 | NHTMCP Phương Đông | Tập đoàn tài chính BNP Paribas (nâng tỷ lệ cổ phần) | 15 |
NHTMCP An Bình | May Bank - Malaysia | 20 | |
NHTMCP Mỹ Xuyên | NHTMCP Hàng Hải | 45 | |
NHTMCP Nhà Hà Nội | Deutsche Bank AG | 20 | |
NHTMCP Đại Á | Tập đoàn Tín Nghia | 49 | |
2010 | NHTMCP Á Châu | Tập đoàn Đầu tư Connaught Investors | 6,05 |
NHTMCP Á Châu | Tập đoàn Tài chính Dragon | 5,68 | |
NHTMCP Quốc Tế | Ngân hàng Commonwealth - Australia | 15 | |
2011 | NHTMCP Công Thương | Công ty Tài chính Quốc tế - IFC | 10 |
NHTMCP Công Thương | Ngân hàng Nova Scotia - Canada | 15 | |
NHTMCP Phương Đông | Tập đoàn tài chính BNP Paribas (nâng cổ phần nắm giữ) | 20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Sự Phát Triển Của Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng
- Khái Quát Về Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Đánh Giá Động Cơ Của Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Kết Luận Chung Về Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
NH Phát Triển Lào | NHTMCP Công Thương | 30 | |
NHTMCP Liên Việt và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện – VNPT sáp nhập – LienVietPostBank | 100 | ||
NH Phát triển Mê Kông | Tập đoàn Tài chính Fullerton Holdings (FFH) | 15 | |
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam | Commonwealth Bank (tăng cổ phần nắm giữ) | 20 | |
NHTMCP Phương Nam | United Overseas (nâng cổ phần nắm giữ | 20 | |
NHTMCP Đệ Nhất – Ficombank, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và NHTMCP Sài Gòn hình thành SCB | 100 | ||
2012 | NHTMCP Công Thương | Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ | 20 |
NHTMCP Ngoại Thương | Tập đoàn tài chính Mizuho | 15 | |
NHTMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội | 100 | ||
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín | NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam | 9,6 | |
2013 | NH Phương Tây WesternBank hợp nhất với Cty Tài chính Dầu Khí Việt Nam PVFC thành NHTMCP Đại Chúng PVCombank | 100 | |
Công ty tài chính Việt Dociete Generale - SGVF | HD Bank | 100 | |
Trust Bank | Tập Đoàn Thiên Thanh | 84 | |
Ngân hàng Liên Doanh Lào Việt – Chi nhánh Việt Nam | BIDV | 100 | |
NH TMCP Đại Á sáp nhập vào HD Bank | 100 | ||
ABBank | IFC và May Bank | 30 | |
TienPhongBank | Tập đoàn DOJI | 20 |
Nguồn: Asia Venture Capital Journal, PWC Asia Financial Services M&A Report, StoxPlus Vietnam, Capital IQ
Nhìn chung các thương vụ mua bán và sáp nhập của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn này cũng chủ yếu là bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài để thu hút nguồn lực tài chính và học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác. Chỉ có 5 thương vụ được coi là M&A thực sự là thương vụ sáp nhập Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện với NHTMCP Liên Việt hình thành LienVietPostBank, thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn hình thành NHTMCP Sài Gòn, và thương vụ sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội và NHTMCP Sài Gòn Hà Nội SHB, thương vụ giữa PVFC và WesternBank, HDBank và DaiABank. Nhìn chung các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng trong giai đoạn này đem lại những lợi ích tích cực như tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nghiệp vụ và hỗ trợ cắt giảm chi phí kinh doanh cho tổ chức.
Khác với M&A trong ngành ngân hàng, các thương vụ M&A diễn ra trong công ty chứng khoán có phần ảm đảm hơn. Tuy vậy, triển vọng M&A trong các công
ty chứng khoán Việt Nam còn rất lớn khi xem xét về năng lực tài chính và số lượng của các công ty trên thị trường. Mức vốn điều lệ của các CTCK đa phần khá khiêm tốn, chỉ có một số công ty có mức vốn trên 1000 tỷ đồng, còn đa phần dưới mức 300 tỷ đồng (75,2%). Tổng vốn điều lệ của 95 công ty là 35.941 tỷ đồng, phần lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh là nguồn vay của các NHTM và các tổ chức khác. Do vậy, với số lượng công ty lớn, quy mô nhỏ, áp lực cạnh tranh từ thị trường, chính là những động lực đẩy nhanh quá trình sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp chứng khoán.
Các thương vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán thực chất vẫn là hình thức các công ty chứng khoán trong nước bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài, và giai đoạn 2007 đến 2009 này, các giao dịch bán cổ phần của các công ty chứng khoán cũng không nhiều. Tuy nhiên đến năm 2010, trước bối cảnh khó khăn của toàn bộ nền kinh tế, cũng như riêng lĩnh vực chứng khoán, khiến thương vụ bán cổ phần tăng vọt từ 3 giao dịch năm 2009 lên 12 giao dịch năm 2010. Cụ thể một số giao dịch điển hình như Công ty chứng khoán Hàn Quốc KIS đã mua 49% vốn điều lệ Công ty chứng khoán Gia Quyền, Công ty của Nhật mua 49% vốn điều lệ Công ty chứng khoán Hoa Anh Đào, nhóm nhà đầu cá nhân mua 74,52% công ty chứng khoán E-Việt, Công ty cổ phần Đại Dương mua 75% Công ty chứng khoán Đại Dương OSC, và Tập đoàn SBI – tập tài chính Nhật Bản mua 20% Công ty chứng khoán FPT.
Năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến một số thương vụ M&A khá tiêu biểu trong giới tài chính, như: CTCP Vincom (VIC) đã thoái toàn bộ 75% vốn tại CTCP Chứng khoán Vincom (VIX). Bên mua lại là các lãnh đạo của Tập đoàn Xuân Thành, hiện công ty Chứng khoán Vincom đã được đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành. FLC Group mua lại 37% cổ phần của Chứng khoán Artex và cũng đổi tên công ty này thành Chứng khoán FLC. Citigroup mua 15% cổ phần của Chứng khoán Tầm Nhìn (HRS) – một công ty chứng khoán nhỏ đã lỗ 4 năm liên tiếp.
Số lượng thương vụ Giá trị thương vụ |
Nguồn: Asia Venture Capital Journal, PWC Asia Financial Services M&A Report, StoxPlus Vietnam, Capital IQ
Biểu đồ 3.1. Tình hình M&A tại các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013
Lý do giải thích cho số lượng các giao dịch tại các công ty chứng khoán thấp là do nhiều công ty chứng khoán có ngân hàng đứng phía sau hậu thuẫn thường không có nhu cầu thâu tóm để nâng cao vốn, và nhu cầu vốn chỉ là mối quan tâm của những công ty chứng khoán nhỏ. Như vậy, đa phần các thương vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán chủ yếu do các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, ngân hàng thâu tóm, mua lại cổ phần của công ty chứng khoán khi muốn đặt chân vào thị trường chứng khoán Việt Nam chứ không phải mong muốn sáp nhập từ phía các công ty chứng khoán với nhau để tăng năng lực cạnh tranh hay tăng cường năng lực tài chính.
Sang năm 2012 và 2013, thị trường giao dịch M&A trong lĩnh vực chứng khoán cũng vẫn rất ảm đảm khi thị trường năm 2012 không ghi nhận thương vụ nào trong ngành chứng khoán và năm 2013 chỉ 1 thương vụ là CTCP chứng khoán MBS mua lại toàn bộ CTCP chứng khoán VIT. Điều này giải thích cho tình hình thị trường chứng khoán vẫn chứa đựng nhiều khó khăn và tính thanh khoản thấp.
Do vậy để tạo ra “sự phá hủy mang tính sáng tạo”, nhu cầu M&A là tất yếu. Nhưng hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể hoạt động M&A cho khối công ty chứng khoán mà vẫn các quy định pháp lý chung điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập trong luật doanh nghiệp 2005. Hiện nay nhiều công ty chứng khoán đang rơi vào bế tắc và ngừng hoạt động hoặc cắt bỏ tất cả các nghiệp vụ. Điều này đang tạo nên sự lãng phí lớn cho xã hội bởi một lượng lớn nguồn vốn của các công ty chứng khoán này đang bị kẹt lại. Khơi thông hoạt động mua bán và sáp nhập của công ty chứng khoán không chỉ góp phần hỗ trợ các công ty chứng khoán vượt qua khó khăn, mà còn là cơ sở góp phần xây dựng một nền tài chính Việt Nam phát triển bền vững.
Còn về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, giai đoạn 2007 đến 2013, các giao dịch M&A trong lĩnh vực bảo hiểm diễn ra khá thưa thớt, chỉ một số thương vụ.
Tình hình M&A tại các công ty bảo hiể m Việ t Nam giai đoạn 2007 đế n 2013
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
3
3
265
300
250
200
150
1
88
100
27
0
50
0
2007 2008 2009
11
2010
0
2011
2012
2013
Số thương vụ Giá trị thương vụ
2
2
105
1
93
Nguồn: Asia Venture Capital Journal, PWC Asia Financial Services M&A Report, StoxPlus Vietnam, Capital IQ
Biểu đồ 3.2. Tình hình M&A tại các công ty bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013
Bảng 3.3. Một số thương vụ M&A điển hình trong ngành bảo hiểm giai đoạn 2005 đến 2013
Bên bán Công ty mục tiêu | Bên mua Công ty M&A | Tỷ lệ sở hữu cổ phần | |
2007 | Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – Bảo Minh CMG | Công ty bảo hiểm nhân thọ DaiChiLife – Nhật Bản | 100% |
2009 | Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt | Ngân hàng HSBC – Anh | 18% |
2011 | Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam - PVI | Tập đoàn Tài chính Talanx Group – Đại diện công ty Gerling Industrie Versicherung AG | 25% |
2011 | Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu - GIC | Tập đoàn Bảo hiểm ERGO – Đức | 25% |
2012 | PVI | Tập đoàn Tài chính Talanx Group – Đại diện công ty Gerling Industrie Versicherung AG Mua thêm 6,82% cổ phần tại PVI | 31,82% |
Nguồn: Asia Venture Capital Journal, PWC Asia Financial Services M&A Report, StoxPlus Vietnam, Capital IQ
Trong số không nhiều thương vụ M&A diễn ra trong ngành bảo hiểm, thương vụ được đánh giá là khá thành công, đó là thương vụ Công ty bảo hiểm nhân thọ DaiChiLife – Nhật Bản mua lại công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – Bảo Minh. Sau 6 năm thương vụ sáp nhập giữa Bảo Minh CMG và DaiChiLife, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục tăng cao và khẳng định là một thương hiệu lớn trên thị trường với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trung bình 6 năm sau sáp nhập là 27,7% và 30%. Dai-ichi Việt Nam là công ty duy nhất kinh doanh có lãi sau hai năm hoạt động tại thị trường Việt Nam. Sau 7 năm, tổng doanh thu từ phí bảo hiểm đạt gần 4000 tỷ đồng, tổng tài sản công ty quản lý và đầu tư vượt hơn 300 tỷ đồng.
Sự phát triển nhanh về số lượng công ty bảo hiểm tập trung vào giai đoạn gần đây đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực có trình độ và kỹ năng. Bên cạnh đó là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như giảm phí, tăng hoa hồng, khuyến mãi, mở rộng điều khoản bảo hiểm… Tất cả những vấn đề này đang xảy ra trong ngành bảo hiểm,
đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ, điều này cũng đặt ra nhu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường cần bắt tay nhau, có thể thông qua giải pháp sáp nhập hoặc hợp nhất để hình thành những doanh nghiệp có sức cạnh tranh lành mạnh tại thị trường trong nước và quốc tế.
Với chủ trương tái cơ cấu thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay, cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng đang cho phép các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam như các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tự tìm đối tác của mình, có thể là trong nước, có thể là ngoài nước, nhưng việc tìm đối tác ngoài nước khó hơn do còn phải phụ thuộc vào quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần. M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố là sự ổn định của quản lý điều hành vĩ mô và quyết tâm của các nhà điều hành tổ chức. Thực tế, số lượng các thương vụ M&A hiện nay không phản ánh chính xác nhu cầu của thị trường do một số tổ chức tài chính vẫn mang tâm lý chờ đợi. Từ thực tế thống kê về kinh nghiệm xử lý khủng hoảng tài chính tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, có thể thấy rõ, M&A là con đường ngắn nhất để các tổ chức tài chính ngân hàng tự tái cơ cấu nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là cơ hội kinh doanh tốt cho các tổ chức tài chính có tiềm năng, giúp tăng trưởng, đi tắt, đón đầu một cách nhanh nhất.
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay có thể thấy, hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam có một số đặc điểm chính sau:
Một là, về khung pháp lý, trong giai đoạn này, đa phần các thương vụ mua bán trong lĩnh vực tài chính được thực hiện vẫn chỉ dựa trên khung pháp lý chung cho cổ phần hóa, phát hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật chứng khoán 2006, chưa có một bộ luật điều chỉnh chuyên biệt cho hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính. Thêm vào đó, trong các quy định giữa các bộ luật còn có nhiều mâu thuẫn trong cách hiểu, điều này đã và đang gây những hạn chế, ảnh hưởng nhất định tới sự gia tăng của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính.
Hai là, về hình thức mua bán và sáp nhập, đa phần các thương vụ giao dịch mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam chủ yếu là chuyển nhượng cổ phần, mua lại vốn góp, và một số giao dịch dưới hình thức sáp nhập như thương vụ HBB và SHB,
LienVietBank và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện…Nhưng tựu chung lại các thương vụ mua bán và sáp nhập chủ yếu dưới hình thức sơ khai ban đầu là mua lại cổ phần, vốn góp và chưa có nhiều thương vụ thực sự là sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp.
Ba là, về phương thức thực hiện, đa phần các thương vụ mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua mang tính chất thân thiện hơn là thôn tính lẫn nhau. Các phương thức thường được sử dụng hầu như chỉ mang tính liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các bên hoặc chỉ dừng lại ở việc mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hoặc thương lượng trực tiếp với ban quản trị điều hành của tổ chức. Một số thương vụ điển hình được đánh giá cao trong giai đoạn vừa qua như thương vụ HBB bán 20% cổ phần cho Deschebank, thương vụ Techcombank bán 20% cổ phần cho HSBC, ABBank bán 20% cổ phần cho Maybank. Còn thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), thương vụ sáp nhập giữa Ngân hàng Miền Tây (WesternBank)và TCT CP Tài chính Dầu Khí (PVFC) lại là các thương vụ M&A mang màu sắc “cơ cấu”, xuất phát từ yêu cầu tái cơ cấu, lành mạnh hóa thị trường tài chính của các cơ quan có thẩm quyền. Thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), mặc dù cũng có chút hơi hướng "cơ cấu" nhưng về cơ bản thể hiện màu sắc thương mại của một giao dịch M&A thân thiện. Thương vụ Ngân hàng Eximbank đại diện cho nhóm cổ đông lớn mua thâu tóm Sacombank mang màu sắc thương mại M&A thù nghịch. Thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank với giá 567 triệu USD và Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần của Vietinbank với giá 743 triệu USD mang màu sắc M&A chiến lược trên cơ sở “thân thiện” và được coi là những thương vụ lớn (mega deals) về M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua.
Bốn là, về quy trình thực hiện, nhìn chung các thương vụ giao dịch mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính Việt Nam vẫn chưa có một quy trình chuẩn được áp dụng. Các giao dịch chủ yếu trên cơ sở doanh nghiệp tự tìm hiểu, tự thỏa thuận, tự quyết định hoặc thông qua tư vấn của tổ chức. Điều này cũng xuất phát từ vấn đề pháp lý khi chưa có một hệ thống văn bản pháp quy nào quy định rõ về thủ tục, quy trình