Kết Luận Chung Về Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam


nợ trung bình của các doanh nghiệp trên thị trường, khi các giá trị này tại doanh nghiệp giảm đi 1 đơn vị tính toán thì xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A sẽ tăng lên lần lượt là 11,57%; 5,42% và 41,29%. Xác suất khả năng doanh nghiệp sẽ tiến hành M&A tăng lên cao tới 41,49% khi mức dư nợ cho vay của tổ chức tài chính giảm đi cũng phản ánh đúng vai trò và chức năng của các tổ chức tài chính là cầu nối cung ứng vốn trên thị trường. Khi mức dư nợ giảm đi, thì khả năng doanh nghiệp sẽ tiến hành M&A cũng tăng cao và ngược lại. Qua số liệu mô hình này cho thấy, khi tình hình lợi nhuận và tổng dư nợ của doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt, thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không quan tâm nhiều tới hoạt động M&A, do vậy hoạt động M&A có xu hướng giảm (quan hệ ngược chiều) và ngược lại, nếu tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp kém, cũng như tổng dư nợ thấp, doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn tới M&A làm gia tăng số lượng các thương vụ M&A trên thị trường.

Từ các kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và mô hình đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp có thể thấy rằng có mối liên hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và khả năng, xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập, hay có ảnh hưởng trực tiếp giữa tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp tài chính tới sự phát triển và gia tăng của số lượng và giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam. Kết quả cũng khẳng định, hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn sau M&A, do vậy cần phải phát triển công cụ tài chính quan trọng này, góp phần lành mạnh hóa từng tổ chức tài chính, cũng như phát triển bền vững nền tài chính Việt Nam.

3.3.3. Kết luận chung về thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam

3.3.3.1. Thành tựu đạt được

3.3.3.1.1. Thành tựu về khía cạnh vĩ mô

Một là, M&A là công cụ đã góp phần tích cực tham gia vào quá trình tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua. Với chủ trương thực hiện đề án tái cấu trúc ngành tải chính ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã và đang trong quá trình tiến hành rà soát, xử lý các tổ chức tài chính ngân hàng yếu kém, trong đó nhóm tổ chức tài chính ngân


hàng cổ phần nhỏ là trọng tâm tái cơ cấu. Với quyết định số 48/2013/QĐ-TTg (Quyết định 48) về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2013 cho thấy, Chính phủ quyết lành mạnh hóa hệ thống tổ chức tài chính vĩ mô. Đến hết năm 2013, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo hệ thống thanh tra, giám sát tăng cường, tích cực và chủ động thực hiện giám sát, thanh tra đối với các TCTD để phát hiện các yếu kém, làm cơ sở để NHNN phân loại và xác định nhóm ngân hàng yếu kém để tiếp tục có biện pháp chỉ đạo chấn chỉnh, cơ cấu lại nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Trong thời gian qua NHNN cũng tích cực thực hiện phương án tái cơ cấu đối với 9 NHTM cổ phần yếu kém theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, 3 ngân hàng hợp nhất với nhau (TNB-SCB-FCB), 1 ngân hàng được hợp nhất với TCTD (PVFC và Westernbank), 1 ngân hàng đã được sáp nhập (DaiaBank và HDbank), 3 ngân hàng thực hiện phương án tự cơ cấu lại (Trustbank, TPBank, Navibank). Đối với 1 ngân hàng là PGBank , NHNN cũng đang tiếp tục thẩm định để có biện pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Việc tái cơ cấu lĩnh vực tài chính ngân hàng cùng với quyết định 48 cho thấy, sự vào cuộc của NHNN với quyền lực của mình đã buộc các tổ chức tài chính phải tự tái cơ cấu, M&A (mua bán và sáp nhập) hoặc hợp nhất, và trong đó, xu hướng chủ đạo là hoạt động mua bán và sáp nhập.

Hai là, M&A đã phần nào làm lành mạnh và nâng cao cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tài chính Việt Nam cũng đã tìm các đối tác mạnh, đủ tiềm lực tài chính, có nền tảng và quy mô lớn để tiến hành thảo luận khả năng M&A, nhằm mục đích tăng quy mô, thị phần, sức mạnh tài chính, khả năng cạnh tranh và giá trị tổ chức. Và thực tế cạnh tranh trên thị trường tài chính đã chỉ ra để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các tổ chức tài chính ngân hàng, những thành tố cấu thành thị trường tài chính, cần phải có đủ tiềm lực về tài chính. Và một giải pháp quan trọng là thông qua M&A, các tổ chức tài chính trong nền kinh tế sẽ có cơ hội sáp nhập, hợp nhất để hình thành nên những định chế tài chính lớn mạnh hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Đây là bước chuẩn bị tốt cho Việt Nam trên bước đường hội nhập và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ba là, M&A là công cụ góp phần thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các tổ chức tài chính ngân hàng. Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP, về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu cổ phần của tối đa một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước đã được


Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 15

nâng lên 20%vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo quy định cũ, tỷ lệ này là 15%, trong trường hợp đặc biệt, con số này là 20% với điều kiện được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng nội. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ mục đích tái cơ cấu tổ chức tài chính yếu kém, tỷ lệ này sẽ được cho phép vượt quá giới hạn quy định. Mức vượt cụ thể sẽ được Thủ tướng quy định trong từng trường hợp cụ thể. Việc tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần hay nới “room” vốn ngoại này sẽ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng nội, góp phần xử lý nợ xấu. Trong bối cảnh nợ xấu sẽ tăng lên đáng kể khi NHNN thực hiện Thông tư 02 về phân loại nợ xấu vào giữa năm 2014. Một số thương vụ mua bán, góp cổ phần của nhà đầu tư ngoại đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng đình đám trong giai đoạn vừa qua là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) bán 645 triệu cổ phiếu cho đối tác Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ (BTMU) của Nhật Bản, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phát hành 30% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Maybank...

Bốn là, M&A góp phần đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán.Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 và trải qua thời hoàng kim là những năm 2006, 2007. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính 2008 đến nay, thị trường rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm. Bên cạnh đó, từ năm 2005 trở đi, nhiều các tổ chức tài chính ngân hàng có ý định tìm kiếm đối tác M&A thông qua việc bán cổ phần các nhà đầu tư có tiềm lực qua thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy, nhiều thương vụ mua bán cổ phần trong ngành tài chính thời gian gần đây, mặc dù chưa thực sự là M&A, nhưng nó cũng đã làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn. Ngoài ra, khi thực hiện các giao dịch M&A sẽ tạo cơ hội phát triển các tổ chức trung gian thực hiện chức năng tư vấn M&A và đây chính là cơ hội cho các công ty chứng khoán.

Năm là, M&A bước đầu góp phần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với thông lệ quốc tế cho quá trình hội nhập. Một trong những kết quả đạt được trong thời gian qua, Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một hành lang pháp lý cho M&A trước sức ép từ những khó khăn về kinh tế và yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp lý cho hoạt động M&A cũng liên tục được xây dựng, sửa đổi, chỉnh lý cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Các tổ chức tài chính ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy chúng cũng bị điều chỉnh bởi các quy


định chung của pháp luật về hoạt động M&A đối với doanh nghiệp. Khung pháp lý đối với hoạt động M&A doanh nghiệp hiện nay cũng đã được quy định trong các đạo luật, bao gồm: Luật Ðầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Luật Cạnh tranh 2004. Với Luật Doanh nghiệp năm 2005, các quy định về M&A được quy định tại Ðiều 150, Ðiều 151, Ðiều 152, Ðiều 153, đề cập đến một số vấn đề trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp với các trường hợp về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Ðầu tư năm 2005 cũng đề cập đến hình thức đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam. Luật Cạnh tranh năm 2004 điều chỉnh các vấn đề mua bán doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường liên quan. Ðiều 29, Ðiều 32, Ðiều 69 Luật Chứng khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 điều chỉnh các hoạt động M&A trong lĩnh vực chứng khoán và các công ty đại chúng. Các hoạt động M&A trong lĩnh vực quỹ hay chứng khoán có các nghị định hướng dẫn thực hiện riêng như Thông tư 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đóng. Cơ sở chung cho tự do khế ước có thể tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, mỗi luật điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau. Luật Doanh nghiệp quy định về M&A như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật Ðầu tư quy định M&A như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật Chứng khoán quy định M&A như là hình thức đầu tư gián tiếp. Luật Cạnh tranh quy định M&A như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh…

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, 15 năm trước, NHNN đã ban hành Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của Thống đốc NHNN quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần làm tiền đề pháp lý quan trọng cho những cuộc M&A trong ngành tài chính diễn ra vào các năm 1997, 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTM cổ phần nông thôn với quy mô vốn nhỏ đã được M&A. Nghị định 69/2007/NÐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NÐ-CP đã tập trung vào việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; điều kiện của tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam; điều kiện của các nhà đầu tư nước


ngoài khi mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán; điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam.

Vừa qua, NHNN Việt Nam cũng đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng để thay thế cho Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 (Thông tư số 04). Thông tư số 04 đã: (i) kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QÐ- NHNN5 ngày 15/07/1998 của NHNN, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng; (ii) kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bên cạnh hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động M&A tài chính ngân hàng Việt Nam cũng đã tuân thủ dần theo các thoả thuận, Hiệp ước song phương và đa phương như cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các Hiệp định đã ký kết trong ASEAN…

Thời gian qua, công cụ tài chính M&A đã góp phần đem lại những kết quả khả quan cho không chỉ các tổ chức tài chính ngân hàng mà cả nền kinh tế. Hoạt động này đã đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình cải tổ nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung mà lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Tất cả đều hướng tới một nền kinh tế tài chính Việt Nam phát triển bền vững và ổn định.

3.3.3.1.2. Thành tựu về khía cạnh vi mô

Một là, hoạt động M&A tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Từ phân tích báo cáo tài chính các năm của các tổ chức tài chính ngân hàng giai đoạn 2007 đến 2013 cho thấy hoạt động M&A đã có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đa phần các kết quả tài chính giai đoạn sau M&A đều khả thi hơn giai đoạn trước M&A. Một ví dự điển hình là thương vụ M&A giữa NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) kể từ năm 2005, khi ngân hàng ký kết hợp đồng bán cổ phần cho đối tác chiến lược là HSBC, mức tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank trong năm 2005 đã sự tăng mạnh so với năm 2004 từ mức 76 tỷ VND, lên gấp gần 3 lần là 206 tỷ VND. Thông qua việc bán cổ phần, sáp nhập, hợp nhất, các


tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh, tăng vị thế trên thương trường từ đó tạo cơ sở tăng doanh thu, giảm chi phí, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, quản lý tốt nguồn lực, góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hai là, M&A hỗ trợ đắc lực cho những tổ chức nhỏ tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản, ngừng hoạt động hoặc buộc phải tuyên bố phá sản. Trường hợp hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, 3 ngân hàng này, đã có giai đoạn gặp khó khăn về thanh khoản, nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. Do vậy, NHNN buộc phải hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng. Công cụ M&A đã được sử dụng trong quá trình hợp nhất lại 3 ngân hàng, để phát huy thế mạnh của từng ngân hàng trong tổng thể chung, cũng như hỗ trợ cho nhau, tiết giảm chi phí vận hành từ đó hình thành nên một ngân hàng mới vững mạnh hơn, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, và mạng lưới giao dịch rộng hơn.

Ba là, đối riêng với ngành ngân hàng, M&A là công cụ góp phần nâng cao hệ số an toàn vốn, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Điển hình ở Việt Nam trong thời gian qua là các thương vụ M&A đều có sự can thiệp từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng. Do vậy, quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp tại các ngân hàng Việt Nam sẽ được đảm bảo hơn, NHNN thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém, và khi tổ chức đó tiến hành M&A, NHNN cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khi tiếp hành sáp nhập hoặc hợp nhất. Với tư cách đại diện vốn Nhà nước, NHNN đảm bảo để ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tình hình chính trị, xã hội.

Bốn là, M&A góp nâng cao năng lực cạnh tranh, và khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành cho các doanh nghiệp. Thương vụ điển hình thông qua M&A hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực quản trị điều hành là Techcombank và HSBC. Sau khi HSBC mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Techcombank, ngân hàng này đã có sự chuyển biến tích cực cả về trình độ quản trị điều hành, công nghệ ngân hàng, và đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh tăng cao. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng tiếp tục thực


hiện các thương vụ M&A thông qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ lệ 10 - 20% như Eximbank, Eximbank đã bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Với sự đồng hành và hỗ trợ của SMBC, trong nhiều năm qua, Eximbank đã liên tục phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới cho thị trường, củng cố vững chắc vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Eximbank từ một ngân hàng có vốn điều lệ chỉ 2.800 tỷ đồng và tổng tài sản 33.000 tỷ đồng vào năm 2007, đến cuối năm 2013, Eximbank đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ đạt 12.355 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 170.000 tỷ đồng…

Năm là, M&A góp phần làm gia tăng quy mô vốn cũng như tổng tài sản của các tổ chức tài chính ngân hàng. Theo nghiên cứu khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trước và sau M&A, đa phần các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đều tăng lên so với giai đoạn trước M&A. Như vậy, sau M&A, các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam đều có cơ hội gia tăng quy mô vốn, tổng tài sản, điều này thể hiện rõ và cụ thể thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam thời gian qua như Habubank sáp nhập vào SHB, hay 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và Ficombank thành SCB đã làm tăng giá trị tài sản, vốn điều lệ cũng như các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp. Sau sáp nhập tổng tài sản của SHB tăng 28% từ 80.985 tỷ lên 103.789 tỷ và vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng, rút ngắn chênh lệch với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu khác tại thị trường Việt Nam. Vốn điều lệ của SCB tăng 2,5 lần từ 4.000 tỷ lên 10.000 tỷ đồng, điều này giúp SCB vươn lên vị trí thứ 5 xét về quy mô vốn điều lệ, chỉ đứng sau Viecombank, BIDV, Agribank, Vietinbank và Eximbank. Tương tự việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến cho tổng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược, vốn điều lệ của Vietinbank hiện tại tăng lên 32.661 tỷ đồng, vốn tự hiện khoảng 45.000 tỷ đồng, đưa Vietinbank trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một thương vụ thành công khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam là thương vụ công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG sáp nhập vào công ty bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam, sau thương vụ, tổng tài sản của Dai-ichi là 2.330 tỷ đồng, hiện tăng lên 3.901 tỷ đồng. Ngoài ra, còn khá nhiều thương vụ khác, đa phần các chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp đều có sự gia tăng


khi so sánh giai đoạn trước và sau M&A.

Sáu là, M&A góp phần nâng cao vị thế của tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam nhờ vị thế của đối tác. M&A giữa tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam với các tập đoàn tài chính nước ngoài lớn sẽ góp phần nâng cao vị trí của các tổ chức Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà nâng tầm quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở các thương vụ mua bán cổ phần có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. Đơn cử như việc IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ nắm giữa 20% cổ phần, vị thế của VietinBank đã tăng lên đáng kể trong mắt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngày 28/12/2012, công ty xếp hạng danh tiếng Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn định”. S&P cũng tăng mức xếp hạng dài hạn theo khu vực ASEAN của VietinBank từ axBB lên axBB+. Mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngắn hạn của VietinBank vẫn giữ nguyên ở mức B. Đồng thời, trái phiếu không đảm bảo có mức độ ưu tiên cao của VietinBank cũng được nâng lên từ B+ lên BB. Ngoài ra vào ngày 16/11/2012, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm EximBank ở mức B+ với triển vọng ổn định với quan điểm EximBank sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corp.

Bảy là, M&A góp phần tạo cơ sở cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới chi nhánh và tích kiệm chi phí hành chính. Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp khác, thì thay vì việc phải gây dựng chi nhánh và phòng giao dịch từ đầu với nhiều chi phí thành lập, xây dựng, mở rộng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối, tổ chức tài chính có thể tận dụng được ngay hệ thống, mạng lưới, con người sẵn có của các đối tác. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp giảm đến mức tối đa thời gian thâm nhập thị trường. Bên cạnh việc tăng điểm giao dịch, việc sáp nhập cũng hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí thuê văn phòng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch. Chi phí giảm xuống đồng nghĩa với doanh thu tăng lên là yếu tố sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn thời kỳ sau sáp nhập so với trước sáp nhập.

Tám là, M&A góp phần làm tăng cơ sở khách hàng, tận dụng hệ thống khách hàng của hai doanh nghiệp sau sáp nhập. Mỗi tổ chức tài chính đều có một đặc thù

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022