Thực Trạng Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam


khoản thấp, chất lượng tài sản kém và rủi ro tín dụng tăng cao

Cụ thể, trong ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại đang đối mặt với những khó khăn trong huy động và cho vay, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và dẫn đến những hạn chế nội tại. Hoạt động huy động vốn với trên 90% tỷ trọng là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất, điều này tạo nên sự khập khiễng giữa thời gian huy động và thời hạn cho vay. Về tình hình tăng trưởng tín dụng, do khách hàng doanh nghiệp cũng đang đối mặt với một thời kỳ kinh doanh khó khăn, đình trệ, lượng hàng hóa tồn kho lớn, tình hình sản xuất suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng thực sự đang phải đối mặt với khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ cả gốc lẫn lãi. Điều này dẫn tới tình trạng nợ xấu vẫn tiếp diễn và có tỷ lệ cao trong tổng dư nợ.

Hiện số lượng các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam là khá lớn so với quy mô của nền kinh tế, trong khi vốn điều lệ bình quân của các tổ chức thấp. Các phương thức giao dịch tài chính cũng chậm được cải tiến, đặc biệt đối với các ngân hàng, công ty chứng khoán các hình thức dịch vụ thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng chưa đa dạng, thủ tục cho vay còn rườm rà, nhiêu khê, tổ chức tài chính chưa chú trọng đến viêc tạo tiện ích, cung cấp thông tin hoặc tư vấn miễn phí cho khách hàng. Các ngân hàng nhìn chung chất lượng tín dụng đang giảm mạnh, nợ quá hạn tăng, và khả năng thu hồi nợ quá hạn yếu.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức. Chưa bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, chưa đào tạo cán bộ kiểm soát có trình độ tương xứng với nhiệm vụ, chức trách, chưa mạnh dạn đấu tranh với những việc làm sai của hội đồng quản trị, ban điều hành. Đội ngũ lãnh đạo còn nhiều hạn chế về trình độ tổ chức, công tác chuyên môn, thậm chí còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lũng đoạn, tư lợi cho cá nhân, gia đình, bạn bè. Trong thời gian tới, tình hình nợ xấu của Việt Nam sẽ vẫn còn cao trong bối cảnh lãi suất chưa được điều chỉnh phù hợp, môi trường kinh doanh trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt vấn đề nợ của Chính phủ Hoa Kỳ trong thời gian qua. Từ thực tế đó, hiện nay tình hình kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung cũng không mấy khả quan, bởi thu nhập của ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động cho vay thì nay mức tăng trưởng tín dụng giảm đáng kể, cùng với


những khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường tài chính, dẫn đến hiệu quả của hầu hết các hoạt động ngân hàng bị giảm sút.

Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn vừa qua cũng không tốt hơn so với các ngân hàng thương mại. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chứng khoán giai đoạn 2008 đến nay vẫn rất khó khăn và chưa có dấu hiệu thực sự phục hồi. UBCK đã phân loại các công ty chứng khoán thành 4 nhóm, trong đó 79 CTCK hoạt động lành mạnh, 8 CTCK hoạt động bình thường, 5 CTCK bị kiểm soát và 9 CTCK bị kiểm soát đặc biệt. Hiện có 15 CTCK không còn hoạt động, 4 CTCK đã thông qua việc giải thể là Sao Việt, Chợ Lớn, Âu Việt và Sen Vàng trong đó duy nhất SVS đã được UBCK chính thức cấp giấy chấp thuận giải thể theo Luật Doanh nghiệp. Cổ phiếu của 4 CTCK Sao Việt, SBS, GBS, Tràng An đều bị hủy niêm yết trên hai Sở giao dịch. 2 công ty GBS, SME bị UBCK yêu cầu tạm ngừng hoạt động, 3 công ty Delta, Hà Nội, Trường Sơn bị chấm dứt hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, có tới 58/94 (chiếm 62%) công ty có lỗ lũy kế, 5 CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát và 9 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Còn với các công ty quản lý quỹ, hiện chỉ còn 41/47 công ty đang còn hoạt động, 6 công ty đã được xử lý bằng nhiều giải pháp, rút khỏi thị trường. Ngành chứng khoán vẫn đang được tiếp tục được tái cấu trúc, và trước mắt các mục tiêu cơ bản đã đạt được khi từng bước thu hẹp dần số lượng các doanh nghiệp chứng khoán trên thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động thông qua tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro, củng cố hoạt động và cơ cấu lại tổ chức, nhân sự.

Bên cạnh các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán thì ngành bảo hiểm lại được coi là một điểm sáng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua. Với tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là 59 DN tham gia thị trường (29 DNBH phi nhân thọ, 16 DNBH nhân thọ, 12 DN môi giới BH, 2 DN tái BH), trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được kết quả nhất định. Cụ thể, trong năm 2013, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu, nâng cao năng lực tài chính, tập trung khai thác chiều rộng cũng như chiều sâu, cải cách, cơ cấu về HĐQT, cổ đông cũng như trong công tác quản trị doanh nghiệp…Tuy có những điểm sáng nhất định trong ngành, cũng không thể phủ nhận còn không ít khó khăn trong hoạt động. Về hiệu quả kinh doanh, tuy mặc dù doanh thu


phí bảo hiểm tăng nhưng lợi nhuận (trước thuế) lại có sự giảm sút nhẹ so với năm 2012. Sự sụt giảm ở đây có phần nguyên nhân khách quan xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế. Đơn cử như lĩnh vực đầu tư tài chính trong năm 2013, do lãi suất giảm nên dù số tiền đầu tư tăng 5,9%, nhưng doanh thu từ hoạt động đầu tư lại giảm tới 10,7% so với năm 2012.

Trong các năm sắp tới, ngành bảo hiểm vẫn cần phấn đấu tăng trưởng cao trên tinh thần phải tăng trưởng bền vững. Năm 2014 được đánh giá sẽ là năm bản lề cho những chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, dù hoạt động ở loại hình nào, phi nhân thọ, nhân thọ, tái bảo hiểm hay môi giới bảo hiểm. Năm nay, ngành bảo hiểm cũng sẽ tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó sẽ tiến hành quản lý, giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và trên cơ sở quy định hiện hành, thực hiện phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo các nhóm và áp dụng các giải pháp phù hợp.

Từ tình hình chung của lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua có thể thấy một số vấn đề nổi lên trong hoạt động của toàn lĩnh vực dịch vụ tài chính hiện nay như:

Một là vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Vấn đề rủi ro thanh khoản được xem xét là loại rủi ro nguy hiểm nhất của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc quản trị loại rủi ro này ở các NHTMVN còn nhiều yếu kém, bất cập. Nguyên nhân của loại rủi ro này xuất phát từ việc tập trung tín dụng trung và dài hạn vào một số khách hàng lớn, tập trung nguồn vốn không kỳ hạn vào một số khách hàng, đến khi họ bất ngờ rút vốn thì ngân hàng không có khả năng ứng phó kịp thời và rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Hai là vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn vẫn là vấn đề đáng lo ngại của lĩnh vực tài chính Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hầu hết các ngân hàng ở mức cao. Trong khi đó, tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu lại ít hơn so với các năm trước. Thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có thấp đang gây nên những hạn chế nhất định trong huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.

Ba là quá trình mở cửa lĩnh vực tài chính Việt Nam theo cam kết của Chính phủ, việc mở cửa thị trường tài chính Việt Nam sẽ tạo cơ hội thu hút các định chế tài


chính nước ngoài, tuy nhiên nó làm cho các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam đứng trước nguy cơ mất thị phần, cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, điều này cũng có những mặt tích cực trong việc buộc các tổ chức tài chính Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới, hoàn thiện doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trước các doanh nghiệp ngoại hùng mạnh.

Bốn là sự bất ổn về chính sách trong hoạt động của lĩnh vực tài chính. Hiện nay, các chính sách do Nhà nước ban hành để điều tiết các dịch vụ tài chính còn nhiều bất cập, đặc biệt liên quan tới hoạt động tiền tệ, tín dụng…đang gây những khó khăn cho các tổ chức tài chính ngân hàng như khó khăn trong việc áp dụng, thích nghi và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của tổ chức tài chính.

Năm là về các dịch vụ tổ chức tài chính đang cung ứng cho khách hàng. Nhìn chung các dịch vụ đã được mở rộng, đa dạng hóa, tuy nhiên cũng cần tiếp tục đầu tư, đa dạng hơn nữa các dịch vụ và tiện ích cho khách hàng. Cùng với đó, các tổ chức tài chính nên đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất, công nghệ và các sản phẩm dịch vụ mới.

Cuối cùng, các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của lĩnh vực này tại Việt Nam. Theo thống kê chỉ khoảng 25% dân số Việt Nam sử dụng các dịch vụ tài chính như ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Đây là con số khá ít ỏi, do vậy tiềm năng của lĩnh vực này còn rất lớn tại thị trường Việt Nam.

Với những nỗ lực của Chính phủ, các ngành và toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực tài chính ngân hàng trong quá trình thực hiện Đề án Tái cấu trúc lĩnh vực tài chính ngân hàng, nền kinh tế mong chờ sẽ có những tín hiệu khả quan từ ngành ngân hàng, sự phục hồi của các công ty chứng khoán và sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm.

3.2. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam

3.2.1. Giai đoạn từ trước 1997

Hoạt động mua bán và sáp nhập thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 2000. Tuy nhiên, những thương vụ được coi là mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đã manh nha trên thị trường từ trước năm 1997. Với sai lầm của cuộc tổng điều chỉnh Giá – Lương – Tiền năm 1985 khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng khi hầu hết các hợp tác xã tín dụng nông thôn (7.000 HTX) và các Quỹ tín dụng


(QTD) Đô thị (500 QTD) rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tại thời điểm năm 1987, có tới 17/48 NHTMCP nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán, phần lớn bị giải thể, đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc buộc phải sáp nhập. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng chứng kiến sự đổ vỡ hàng loạt của các Hợp tác xã tín dụng. Đây chính là tiền đề cho thương vụ mua bán và sáp nhập đầu tiên tại Việt Nam, và cũng là thương vụ sáp nhập, hợp nhất đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương vụ hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp với 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia để hình thành ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ngày nay. Vào thời điểm hợp nhất, 4 tổ chức HTX Tân Bình, HTX Thành Công, HTX Lữ Gia và NH Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp đều đang trong tình trạng khó khăn nghiêm trọng về tài chính, vì vậy phương án giải thể hoặc sáp nhập được đưa ra nhằm tái cơ cấu tổ chức, tuy nhiên quyết định cuối cùng liên quan tới vấn đề hợp nhất hay giải thể lại phụ thuộc chủ yếu vào các quyết định hành chính bắt buộc từ phía các cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng, cũng như tránh những tác động dây truyền có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, trên cơ sở Quyết định số 05/GP-UB ngày 3/1/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM và Quyết định số 06/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng hợp nhất đã chính thức đi vào hoạt động với tên mới NHTMCP Sài Gòn Thương Tín từ ngày 21/12/1991.

Có thể nói, giai đoạn trước năm 1997, các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính Việt Nam mới chỉ manh nha xuất hiện. Các phương thức sáp nhập chủ yếu không phải do mong muốn của các bên mà theo các quyết định sáp nhập, hợp nhất bắt buộc từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề thanh khoản cho các tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.

3.2.1. Giai đoạn từ 1997 đến 2005

Thị trường mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam được xem xét bắt đầu sau năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997 đã ảnh hưởng tới nhiều tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, với nguy cơ phá sản bởi các khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản không có khả năng thu hồi vốn. Thêm vào đó các ngân hàng trong giai đoạn này cũng rơi vào tình trạng bế tắc trước những sự vụ chiếm đoạt vốn ngân hàng như vụ Epco Minh Phụng,


nước hoa Thanh Hương, Tamexo... Trước tình hình khó khăn của hệ thống ngân hàng giai đoạn đó, Chính phủ đã chỉ đạo cho NHNN thực hiện phương án chấn chỉnh và sắp xếp lại các tổ chức tín dụng.

Thừa lệnh Chính phủ, ngày 14/08/2000, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5 phê duyệt phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại các tổ chức tín dụng cổ phần và chủ trương của nhà nước là các NHTM đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt buộc phải lựa chọn phương án sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một tổ chức tín dụng khác.

Bảng 3.1. Thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1997 đến 2004

Năm

Thương vụ

1997

NHMCP nông thôn Đồng Tháp sáp nhập vào Ngân hàng TMCP

Phương Nam (Southernbank)

1999

NHTMCP Đại Nam sáp nhập vào Southernbank

2001

NHTMCP Châu Phú sáp nhập vào Southernbank

2001

NHTMCP Đông Á (EAB) mua lại NHTMCP Nông Thôn Tứ Giác

Long Xuyên (An Giang)

2002

Southernbank mua lại toàn bộ Quỹ tín dụng nhân dân Định Công Thanh Trì

Hà Nội

2002

NHTMCP Thạch Thắng – Cần Thơ sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn

Thương Tín

2003

NHTMCP Nông Thôn Cái Sắn – Cần Thơ sáp nhập vào Southernbank

2003

NHTMCP Nông Thôn Tây Đô sáp nhập vào NHTMCP Phương Đông (OCB)

2003

NH Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV) mua lại NHTMCP Nam Đô

2003

Công ty Tài chính Sài Gòn (SFC) sáp nhập NHTMCP Đà Nẵng hình thành

NHTMCP Việt Á

2004

NHTMCP Nông Thôn Tân Hiệp – Kiên Giang sáp nhập vào NHTMCP

Đông Á

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 11

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [110]

Nhìn chung, giai đoạn 1997 đến 2004 mới được coi là thời kỳ khởi đầu cho các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam mặc dù số lượng các thương vụ còn khá khiêm tốn. Hình thức chủ yếu của các thương vụ trong giai đoạn này là các tổ chức tài chính đứng ra mua lại các ngân hàng nhỏ, hoạt động kém hiệu quả thông qua phương thức định giá tài sản, rồi tiến hành mua lại các tài sản của tổ chức đó. Sau khi tiến hành định giá, đàm phán giá trị doanh nghiệp giữa các đối tác, dưới sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức bị mua lại trở thành một phần của tổ chức đi mua. Đặc điểm của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong thời kỳ này chủ yếu là do bắt buộc từ phía các cơ quan chức năng với mục tiêu đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục tồn tại, không xuất phát từ


yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức.

3.2.2. Giai đoạn từ 2005 đến 2007

Giai đoạn 2005 đến 2007, số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam có xu hướng tăng dần lên cùng với sự ra đời của các quy định pháp lý điều chỉnh M&A, Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005, Luật Chứng Khoán 2006. Sự ra đời của các quy định pháp lý đã tạo môi trường cơ sở pháp lý rõ ràng hơn, là động cơ góp phần thúc đẩy họat động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn giai đoạn này so với giai đoạn trước. Tính tới tháng 12/2006, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam có 5 NHTM Nhà nước, 37 NHTMCP, 4 NH liên doanh, 39 chi nhánh NH nước ngoài, 55 công ty chứng khoán và 37 doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2005, 2006 là năm tăng trưởng nhanh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đặc biệt là thị trường chứng khoán với chỉ số VnIndex tăng từ 305 điểm vào cuối năm 2005 lên 751 điểm cuối năm 2006. Chỉ số chứng khoán trên HoSTC tăng mạnh, đồng thời lượng hàng hóa trên thị trường cũng tăng cao. Giai đoạn này thị trường mua bán và sáp nhập Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đã bắt đầu có sự khởi sắc hơn giai đoạn trước, tuy nhiên do là giai đoạn đầu nên số lượng và giá trị thương vụ chưa lớn.

Về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, năm 2005, giá trị thương vụ M&A toàn thị trường đạt 61 triệu USD với 18 thương vụ, năm 2006 đạt 299 triệu USD với 38 thương vụ. Trong khi đó, riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, số thương vụ không nhiều, chủ yếu là các NHTMCP nội địa bán một phần cổ phần cho các tổ chức tài chính quốc tế, không có thương vụ nào trong ngành chứng khoán và bảo hiểm giai đoạn này, mà chủ yếu các thương vụ bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của các ngân hàng nội địa. Thương vụ điển hình trong giai đoạn này là NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam bán 10% cổ phần cho HSBC với trị giá 17,3 triệu USD, tương đương 275 tỷ đồng, gấp 5 lần mệnh giá trên thị trường chứng khoán vào tháng 12/2005.

Thực tế, sự ra đời của Luật cạnh tranh 2004, Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006 đã bổ sung thêm hình thức mới là mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc góp vốn tham gia hoạt động đầu tư, là một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế giai đoạn này, nhiều văn bản pháp quy mới được thực thi, nền kinh tế Việt Nam mới có dấu hiệu tăng trưởng, số lượng ngân hàng, công ty chứng khoán,


doanh nghiệp bảo hiểm chưa thực sự nhiều dẫn tới mức độ cạnh tranh chưa cao, do vậy nhu cầu M&A chưa lớn và chủ yếu dưới hình thức bán cổ phần cho đối tác nước ngoài hay thông qua phương thức mua bán cổ phần doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Giai đoạn này chưa xuất hiện những thương vụ sáp nhập, hợp nhất thực sự mà nhìn chung chỉ dưới hình thức mua lại cổ phần với tỷ lệ rất nhỏ trong lĩnh vực tài chính Việt Nam.

Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là làn sóng mua lại cổ phần của các NHTMCP Việt Nam bắt đầu diễn ra sôi động. Những tập đoàn đầu tư nước ngoài tiếp cận các NHTMCP Việt nam như HSBC, Dragon Capital, Deutsche Bank, Standard Chartered Bank, ANZ. Những nhà đầu tư này đã trở thành những đối tác chiến lược của nhiều tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam. Thêm vào đó, với những ưu việt của M&A so với các giải pháp tài chính khác, hoạt động này là sự lựa chọn phù hợp của các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận với thị trường mới. Do vậy, trong giai đoạn này, thị trường Việt Nam chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh như HSBC và Techcombank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB. Chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài là mở rộng quy mô hoạt động của mình, tiếp cận thị trường mới thông qua con đường ngắn nhất, chính là thực hiện M&A với các Ngân hàng nội địa. Họ tìm kiếm và hợp tác với các Ngân hàng Việt Nam đã cổ phần hóa, bởi nhìn chung các Ngân hàng này đã có sự năng động và khả năng thích ứng nhất định. Về phía mình, các Ngân hàng Việt Nam cũng thấy nhiều cơ hội từ việc tiếp nhận công nghệ quản lý hiện đại chuyển giao từ phía đối tác, tận dụng được nguồn lực tài chính và nhân sự chất lượng cao, và trên hết là có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

Thêm vào đó, sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán sau khi có những điều chỉnh pháp lý của Chính phủ cũng góp phần tăng động lực cho sự phát triển của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Giai đoạn 2005 đến 2007, số lượng thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tải chính ngân hàng Việt Nam nói riêng và hoạt động này tại Việt Nam nói chung đã tăng dần lên cũng là kết quả của quá trình hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thành công bước đầu đó, hoạt động M&A tại Việt Nam giai đoạn trước 2007 vẫn chưa định hình một cách rõ rệt về mặt hình thức, các thương vụ chủ yếu theo phương thức mua bán cổ phần giữa các đối tác nước ngoài và Việt Nam,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí