được chuyển vào các ngành kinh tế mang tính đầu cơ cao như bất động sản, ngân hàng và dịch vụ tài chính. Phần khác chuyển sang các ngành phát triển dựa trên tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ.
Tuy nhiên, thị trường M&A tài chính ngân hàng Việt Nam chứa đựng nhiều hạn chế để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của công cụ tài chính quan trọng này. Bởi vậy, sự biến động của các thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH nói riêng và nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung thời gian qua cũng là hệ lụy do những hạn chế, bất cập còn tồn tại của thị trường. Do đó, về lâu dài để đảm bảo điều kiện cho hoạt động M&A phát triển cần có sự vào cuộc của các cơ quan bộ ngành và doanh nghiệp trong nền kinh tế.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NHÓM ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
4.1. Triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam
Trong thời gian qua, thị trường Việt Nam đã chứng kiến một số thương vụ M&A diễn ra trong các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình như vụ thương vụ Công ty Bảo hiểm Daii-Chi Life Nhật Bản và Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG của Việt Nam, Ngân hàng HSBC và Techcombank, SHB và HBB, LienVietBank và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện…Cùng với các thương vụ cụ thể đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty tư vấn trong lĩnh vực M&A và nhượng quyền thương hiệu như IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, và ICE. Điều này cho thấy xu hướng, triển vọng M&A Việt Nam trong lĩnh vực TCNH nói riêng và mọi ngành nghề khác trong nền kinh tế nói chung có cơ hội tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Một là, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã và đang có tác động không tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để hoạt động M&A phát triển và nở rộ.
Sau một thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng nóng, thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán, Kế toán kiểm toán. Do những khó khăn chung của nền kinh tế tài chính nên vấn đề cạnh tranh trong các ngành này khá khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng liên kết với nhau để tiếp tục tồn tại và phát triển. M&A được coi là một công cụ tài chính, gắn kết các doanh nghiệp để tăng quy mô, tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là nhận chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm quản trị nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, sự tác động không nhỏ của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên doanh nghiệp là điều kiện cần thiết thúc đẩy sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập.
Hai là, môi trường pháp lý, đầu tư và kinh doanh tại thị trường Việt nam ngày càng trở nên hoàn thiện, thông thoáng và minh bạch hơn, tạo cơ hội mở rộng thu hút
các nguồn lực nước ngoài vào Việt Nam thông qua M&A.
Sau hơn 7 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung và ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý nhằm nới lỏng, hoặc dỡ bỏ các điều kiện gia nhập thị trường, điều đó tạo cơ hội để các công ty nước ngoài dễ dàng thâm nhập hơn vào thị trường. Một trong những cách thức mà các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào một thị trường quốc gia mới đó là thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập. Lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đang mở dần thị trường tài chính theo lộ trình hội nhập WTO, theo cam kết với WTO, đến năm 2020 tất cả trần về tỷ lệ cổ phần của ngân hàng ngoại nắm giữ tại tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ phải gỡ bỏ hoàn toàn, điều này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh mạnh trên thị trường tài chính Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua M&A để tận dụng thương hiệu, nguồn nhân lực và mạng lưới khách hàng sẵn có của doanh nghiệp trong nước.
Ba là, số lượng doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay khá lớn so với quy mô thị trường, đặc biệt với đề án tái cơ cấu của Chính phủ, đến năm 2017, số lượng các tổ chức tài chính của Việt Nam chỉ còn 1/3 so với giai đoạn hiện nay. Đây là một tín hiệu tích cực đối với sự gia tăng của các thương vụ M&A trong thời gian tới.
Thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam tính tới 31/12/2013 có 7 NHNN là NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Công Thương Việt Nam, NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, NH Phát Triển Việt Nam, NHTMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long và NH Chính sách xã hội Việt Nam, 34 NHTMCP, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 4 NH liên doanh, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 18 công ty tài chính, 95 công ty chứng khoán và 59 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ và rất nhiều các tổ chức tài chính tín dụng khác. Trong đó, đa phần các doanh nghiệp nội địa đều có quy mô nhỏ và vừa, do đó thông qua công cụ mua bán và sáp nhập sẽ giúp các doanh nghiệp TCNH nội địa tái cơ cấu, hợp nhất với nhau hoặc liên kết với các tập đoàn tài chính quốc tế để hình thành nên các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn với số lượng và quy mô phù hợp với thị trường. Làn sóng mua bán và sáp nhập chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tính toán kỹ, nắm bắt thời cơ, đưa ra các quyết định đúng nhằm đưa hoạt động kinh doanh lên một tầm cao mới.
6,5 6,7 7,9 2,4 Không phổ biến | 45,7 | |||
40,0 | 34,1 32,4 | |||
30,0 | 30,1 28,5 29,8 30,5 28,9 28,3 23,4 | |||
20,0 | 14,6 | |||
10,0 | 8,4 9,2 8,3 3,4 | |||
,0 | ||||
Ít phổ biến Phổ biến Khá phổ biến Rất phổ biến | ||||
Tài chính-ngân hàng | Công nghệ thông tin Bất động sản Sản xuất hàng tiêu dùng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Động Cơ Của Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Kết Luận Chung Về Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Đánh Giá Một Số Hạn Chế Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Của Hoạt Động M&a Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 18
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 19
- Đề Xuất Đối Với Các Tổ Chức Tài Chính Ngân Hàng
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả thu thập từ kết quả khảo sát về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam
Kỳ vọng phát triển M&A trong lĩnh vực TCNH trong 5 năm tới
5%2% 1% 5%
34%
53%
Biểu đồ 4.1. Đánh giá xu hướng phổ biến của hoạt động mua bán và sáp nhập theo ngành tại thị trường Việt Nam
Tăng nhẹ Tăng đáng kể
Không tăng, không giảm Giảm nhẹ
Giảm đáng kể
Không có câu trả lời
Nguồn: Tác giả thu thập từ kết quả khảo sát về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam
Biểu đồ 4.2. Đánh giá kỳ vọng về sự phát triển của M&A trong lĩnh vực TCNH tại Việt Nam trong giai đoạn 5 năm tới
Theo số liệu khảo sát của tác giả, trong tương lai xu hướng M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là phổ biến nhất với 32,4% số người được hỏi trả lời về xu hướng phát triển M&A theo ngành trong thời gian tới. Thêm vào đó 87% số người được hỏi trả lời về dự đoán sự tăng trưởng của M&A trong lĩnh vực TCNH đã trả lời nó sẽ tăng trong 5 năm tới.
Hiện tại, trong số 95 công ty chứng khoán đang hoạt động, có khoảng 1/10 công ty có khách hàng giao dịch trên 70 mã chứng khoán trên thị trường. Vì vậy, 9/10 công ty chứng khoán chia nhau miếng bánh còn lại. Trong khi đó phí giao dịch chỉ khoảng 0,15% hoặc cao hơn không nhiều. Bên cạnh đó, số lượng các công ty chứng khoán là quá nhiều trong khi vốn hoá thị trường lại thấp. Ngoài ra, trong tình thế kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều công ty chứng khoán hoạt động cầm chừng, các phí hoạt động gián tiếp rất lớn nên phương án phá sản hoặc sáp nhập là điều các công ty chứng khoán sẽ cần hướng tới. Số lượng các công ty chứng khoán lỗ lên đến 70% và
các công ty còn lại cũng phải tìm cách bảo toàn vốn. Chính vì vậy, trừ những công ty chứng khoán thuộc hệ thống ngân hàng thương mại thì có tới 30% hoặc hơn các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác và nhà đầu tư chiến lược. Thực tế, nếu năm 2011 có 10% số ngân hàng và 20% các công ty chứng khoán có nhu cầu tìm nhà đầu tư chiến lược thì năm 2012 thì hai con số đều tăng lên 30%. Do đó, rõ rằng năm 2012 và những năm tiếp theo, các công ty trong nước sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho các các công ty nước ngoài tham gia, và giải pháp M&A sẽ trở nên hiện thực hơn trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, vì vậy ý chí hợp nhất hoặc chuyển hình thức sở hữu sẽ càng rõ nét hơn.
Đối với ngành ngân hàng, hiện đã có khoảng 1/3 số ngân hàng phải tính tới kế hoạch hợp nhất hoặc tìm đối tác tài chính chiến lược. Những thương vụ tìm kiếm đối tác chiến lược của MBank, Seabank, Techcombank, Vietcombank, hay mới nhất là VietinBank đã bán cổ phần cho đối tác chiến lược là ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ
– Nhật bản cuối năm 2012 và đầu năm 2013.
Đối với các công ty bảo hiểm, sự phát triển nhanh về số lượng trong giai đoạn gần đây đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực có trình độ và kỹ năng, bên cạnh đó là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như giảm phí, tăng hoa hồng, khuyến mãi, mở rộng điều khoản bảo hiểm… Tất cả những vấn đề này đang xảy ra trong ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang khiến các cơ quan chức năng phải đặt ra vấn đề cần cơ cấu lại thị trường này.
Bốn là, hoạt động M&A là lựa chọn tốt cho cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thâm nhập vào thị trường và nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đã và đang mở rộng cánh cửa lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện những dự án mới. Hơn nữa, với việc Mỹ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các hoạt động đầu tư, M&A và các dịch vụ kèm theo sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Bên cạnh đó, cùng với các chính sách thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn là các tập đoàn đa quốc gia của Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng là cơ sở cho sự phát triển của các thương vụ M&A trong thời gian tới.
Năm là, Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cạnh tranh quốc gia. Doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển cần phải hợp lực lại thông qua M&A nhằm trụ vững lại với thị trường.
Gia nhập WTO đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều thách thức, khó khăn khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nỗ lực phát triển không ngừng về dịch vụ sản phẩm và công nghệ, nếu không sẽ bị thụt lùi và đẩy ra ngoài cuộc chơi. Điều này sẽ dẫn đến việc kết hợp các doanh nghiệp lại với nhau nhằm tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và M&A là một đòi hỏi tất yếu của tiến trình này.
Nguồn: Tác giả thu thập từ kết quả khảo sát về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng Việt Nam
Biểu đồ 4.3. Nhận định khả năng doanh nghiệp thực hiện M&A trong thời gian tới
Theo khảo sát về quan điểm của các doanh nghiệp TCNH trong quá trình mở cửa hội nhập và khả năng của doanh nghiệp họ có tham gia vào hoạt động M&A không, chiếm tỷ trọng cao nhất số người được hỏi 31% cho rằng doanh nghiệp họ rất có khả năng thực hiện M&A trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới, và không có người nào trả lời rằng doanh nghiệp họ bác bỏ hoàn toàn việc sẽ thực hiện M&A trong tương lai. Do vậy, có thể thấy xu hướng M&A trong lĩnh vực TCNH nói riêng và M&A nói chung là tất yếu của quá trình phát triển doanh nghiệp.
Sáu là, tác động của chính sách thực hiện tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Việt Nam theo Nghị Quyết Trung Ương Đảng khóa XI, với một trong ba trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống tài chính.
M&A được coi là một trong những công cụ quan trọng góp phần cơ cấu lại hệ
thống tài chính Việt Nam chung và các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam nói riêng. Cùng với đó là động thái của Chính phủ thông qua việc dỡ bỏ các quy định về giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chứng khoán ở Việt Nam, đây là động lực thu hút các ngân hàng, công ty nước ngoài tham gia thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tài chính ngân hàng vượt qua khó khăn, tái cấu trúc để tồn tại. M&A được coi là một trong những công cụ góp phần tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Bảy là, xu hướng hình thành các Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó M&A như một công cụ hữu ích cho quá trình thực hiện chiến lược tập đoàn này của các tổ chức tài chính trên thị trường.
Lợi ích của M&A
1% 6%
36%
57%
M&A là công cụ tài chính đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, là tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Không có lợi ích Ít đem lai lợi ích Có lợi ích
Đem lại nhiều lợi ích
Nguồn: Tác giả thu thập từ kết quả khảo sát về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam
Biểu đồ 4.4. Đánh giá lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp
Theo khảo sát, khi đánh giá về lợi ích mà M&A đem lại cho doanh nghiệp, kết quả có tới 93% số người được hỏi, ứng với 772/833 người được hỏi khẳng định M&A đem lại lợi ích và nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do vậy có thể thấy xu hướng phát triển M&A là tất yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực TCNH nói riêng.
4.2. Một số nhóm đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam
4.2.1. Đề xuất đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng
4.2.1.1. Hoàn thiện thể chế và xây dựng khung pháp lý chuyên biệt cho hoạt động mua bán và sáp nhập
Hiện nay, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Chuẩn mực kế toán… Thêm vào đó, các quy định cũng mang tính chung chung, rời rạc hay chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động mua bán và sáp nhập hay chỉ giải quyết vấn đề thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Duy chỉ có chuẩn mực kế toán số 11 ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-BTC ngày 28-12-2005 hướng dẫn thực hiện hợp nhất kinh doanh trong giao dịch mua bán doanh nghiệp là được quy định khá cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, văn bản này cũng chỉ mới hướng dẫn cách thức xử lý kế toán khi tiến hành giao dịch mua bán, sáp nhập mà chưa có hướng dẫn về quy trình thực hiện, thẩm tra và cơ sở pháp lý cụ thể. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có một cơ quan đứng ra thống nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập. Điều này đang khiến cho những doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập rất khó tìm hiểu kỹ càng những vấn đề liên quan. Do vậy, rất cần thiết phải có một bộ luật riêng điều chỉnh cho hoạt động M&A tại Việt Nam và một cơ quan quản lý chung, thống nhất xem xét, kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động mua bán và sáp nhập cũng được xem xét như một loại hình giao dịch thương mại, tài chính đặc biệt, do vậy nó yêu cầu khắt khe cần phải có hướng dẫn về cách thực thực hiện, thủ tục pháp lý cần thiết hay cơ chế thị trường để chào bán, chào mua, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các nghĩa vụ tài chính, đất đai, người lao động và thương hiệu. Tuy nhiên, các quy định này trong các văn bản pháp lý điều chỉnh M&A của Việt Nam còn chưa đầy đủ, thậm chí các quy định liên quan tới vấn đề như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp thậm chí chưa được đề cập tới. Do vậy, để xây dựng và hoàn thiện một khung pháp lý chuyên biệt cho hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam để tạo cơ sở cho sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau:
Một là, cơ quan Nhà nước, ban ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hợp lý, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại tổ chức và nâng cao chất