Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2

9


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1

Các chủ thể tham gia quá trình mua bánsáp nhập……………

23

Bảng 1.2

Phân biệt hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp và mua bán

25


Bảng 1.3

sáp nhập ngân hàng thương mại…………………………………

Những thương vụ sáp nhập ngân hàng điển hình ở Mỹ giai đoạn


56


Bảng 1.4

2008-2016……………………………………………………….

Một số thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng điển hình ở Thái


68


Bảng 2.1

Lan ………………………………………………………………

Số lượng các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2008-2016


78

Bảng 2.2

Sở hữu của tập đoàn, tổng công ty tại một số NHTM năm 2014..

94

Bảng 2.3

Những thương vụ sáp nhập của các NHTM trong nước…………

101

Bảng 2.4

Các hoạt động mua bán cổ phần của các NHTM Việt Nam …………

102

Bảng 2.5

Một số thương vụ mua bán sáp nhập NHTM tự nguyện ………..

106

Bảng 2.6

Khối lượng giao dịch nổi bật của cổ phiếu Sacombank…………

110

Bảng 2.7

Kết quả kinh doanh của Eximbank và Sacombank………………

111

Bảng 2.8

Thông tin mã hóa các NH thực hiện M&A………………………

113

Bảng 2.9

Tổng hợp thay đổi kết quả đo lường hiệu quả của các NHTM thực hiện M&A………………………………………………….

115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2

10


DANH MỤC HÌNH VẼ


Sơ đồ 1

Khung mô hình nghiên cứu………………………………….

17

Hình 1.1

Thu nhâp ròng của các NHTM Mỹ………………………….

50

Hình 1.2

Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM Mỹ………………………

51

Hình 1.3

Số lượng NHTM tại Mỹ…………………………………….

57

Hình 1.4

Hệ thống NHTM ở Trung Quốc…………………………….

58

Hình 1.5

ROA của các NHTM Thái Lan………………………………

69

Hình 2.1

Quy mô vốn tự có của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016

81

Hình 2.2

Hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM tại Việt Nam giai

82


đoạn 2011-2016……………………………………………….


Hình 2.3

Quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-

83


2016……………………………………………………………


Hình 2.4

Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016.

86

Hình 2.5

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam giai

89


đoạn 2011- 2016………………………………………………..


Hình 2.6

Diễn biến giá cổ phiếu của Eximbank và Sacombank tại thời

110


điểm cuối 2011………………………………………………


Hình 2.7

Đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ của NH sau M&A…..

121

Hình 2.8

Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi của một số quốc gia trên

133


thế giới……………………………………………………….


Hình 2.9

Nhận định về sự phát triển hoạt động M&A NHTM tại Việt

147


Nam………………………………………………………….


Hình 2.10

Nhận định xu hướng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam…

148



MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động mua bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions – M&A) được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, là thuật ngữ để chỉ sự kết hợp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức sáp nhập, hợp nhất hay mua lại. M&A mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư, tập trung các nguồn lực và tận dụng mọi thế mạnh của các bên tham gia đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trên thế giới, hoạt động mua bán, sáp nhập được coi là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp các nguồn lực về tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM là xu hướng phổ biến nhằm cải tổ hệ thống NHTM, tăng cường tính cạnh tranh và khai thác các lợi thế kinh tế. Lịch sử hoạt động M&A NHTM trên thế giới cho thấy hoạt động này, ngoài việc đem lại lợi ích giúp các NHTM nâng cao năng lực tài chính còn mang đến những kết quả khả quan khác như gia tăng lợi nhuận, tinh giảm bộ máy hoạt động, tiết kiệm chi phí xâm nhập thị trường hay giải cứu các NHTM bên bờ vực phá sản.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A xuất hiện từ năm 1997 và thị trường cho hoạt động này phát triển kể từ năm 2006, khi mà Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực và đi vào đời sống. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, hoạt động M&A đóng vai trò hết sức quan trọng. Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng đã trở thành điểm nóng ở Việt Nam trong thời gian qua. Nghị quyết số 05- NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với những nội dung chính về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong đó đưa ra các mục tiêu về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các TCTD với mục tiêu cụ thể là tiếp tục lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đứng trước thách thức lớn khi mà tình hình kinh tế vĩ mô đất nước gặp nhiều khó khăn, những yếu kém của hệ



thống NH tích tụ trong một thời gian dài đã lộ rõ, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng khắt khe hơn, khiến hoạt động mua bán, sáp nhập NHTM trở thành một xu thế tất yếu. Hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đã bước đầu phát triển cả về số lượng và giá trị, tuy nhiên quy mô, phương thức thực hiện vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong quá trình triển khai hoạt động M&A NHTM cũng xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn.

Xuất phát từ bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng diễn ra ngày càng sâu rộng, từ tính tất yếu của khuynh hướng mua bán sáp nhập toàn cầu nhằm tạo sức mạnh cho các NHTM trên thế giới, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn giúp đẩy mạnh hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam là một điều vô cùng cần thiết. Nhận thức được tính bức thiết của vấn đề tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động mua bán và sáp nhập đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập nói chung và hoạt động mua bán và sáp nhập NH nói riêng.

Stevens, K.L trong nghiên cứu “Financial characteristics of merged firms”, (1973) Journal of financial and quantitative analysis [94] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định thưc hiện mua bán sáp nhập. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện phân tích định lượng trên cơ sở các yếu tố: Mức độ tăng trưởng, quy mô vốn, chính sách cổ tức, tình hình thanh khoản, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, quy mô thị trường chứng khoán là những nhân tố có tác động đến chiến lược M&A của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố độc lập này tác giả đưa ra kết luận rằng trong các nhân tố đó thì yếu tố quy mô vốn và lợi nhuận chính là 2 nhân tố căn bản tác động tới việc thực hiện M&A của doanh nghiệp.

Timothy J.Galpin và Mark Herndon trong nghiên cứu “The complete guide to mergers and acquisitions: process tools to support M&A integration at every level” (1999) [95] đưa ra những nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh về hợp nhất và sáp nhập,



là cuốn cẩm nang để lập kế hoạch và quản lý tích hợp sau khi sáp nhập, bao gồm đầy đủ các hướng dẫn, công cụ hoàn chỉnh về sáp nhập và mua lại, là hướng đi cho các doanh nghiệp muốn tối đa hoá giá trị của giao dịch, cung cấp thông tin cho phép các công ty nhanh chóng và thận trọng nắm bắt được các kết hợp chi phí và doanh thu dự tính và để thúc đẩy tổ chức được kết hợp về phía trước. Trong cuốn sách này, các tác giả đi xem xét các công cụ hỗ trợ quá trình M&A ở mọi cấp độ, nghiên cứu sự phức tạp trong các vụ sáp nhập thành công cũng như cách đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề sắp xếp điều hành cùng với những chiến lược của tổ chức mới, sự phù hợp về tổ chức, sự phù hợp về văn hóa tổ chức, thời điểm ra quyết định. Tác giả cho rằng về cơ bản một thương vụ M&A được xem là thành công khi giá trị cổ đông tăng lên nhanh hơn so với trước khi thương vụ được tiến hành, tuy nhiên trong nhiều trường hợp các công ty sáp nhập đều không đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra, nhân tố phổ biến nhất gây ra những thất bại là các vấn đề về nhân sự và các vấn đề liên quan đến văn hóa tổ chức của công ty. Trách nhiệm quản lý toàn bộ chính sách và định hướng của doanh nghiệp và các thương vụ M&A thuộc về trách nhiệm của ban giám đốc, các cấp quản lý cần cân nhắc thấu đáo tới các vấn đề của công ty. Tác giả thiết lập sơ đồ các vấn đề và quy trình M&A trong đó gồm các nội dung: hình thành (xác định chiến lược kinh doanh, xác định chiến lược tăng trưởng, xác định tiêu chí mua lại, bắt đầu thực hiện chiến lược); định vị (xác định các công ty và thị trường mục tiêu, chọn mục tiêu, công bố thư ngỏ, xây dựng kế hoạch M&A, thư đề xuất về vấn đề bảo mật); điều tra (thực hiện phân tích thẩm tra tài chính, nhân sự, văn hóa, pháp lý, môi trường, vốn tri thức, xây dựng các kế hoạch M&A sơ bộ, quyết định việc đàm phán); đàm phán (thiết lập các điều khoản thương vụ về pháp lý, cấu trúc và tài chính, nhân sự chủ chốt); thực hiện M&A (hoàn thiện và thực thi các kế hoạch); thúc đẩy (gắn kết các mục tiêu của tổ chức với chiến lược kinh doanh để duy trì thành công của tổ chức trong tương lai, tối đa hóa giá trị lâu dài của tổ chức hậu M&A). Tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong hoạt động mua bán sáp nhập. Để đảm bảo sự thành công của một thương vụ M&A, điều quan trọng là có được sự đồng thuận của các bên trong giao dịch mua bán, ngoài ra còn các mối quan hệ với cổ đông và đội ngũ nhân sự. Các phương thức truyền thông tới các chủ thể này cần mô tả sự hợp lý và cần thiết của giao dịch M&A, vai trò mới của đội ngũ nhân sự hay những



lợi ích mà khách hàng, cổ đông, doanh nghiệp mong đợi. Phương thức truyền thông được sử dụng có thể thông qua các website, thư điện tử, các bài diễn thuyết, ấn bản báo chí, cuộc họp trực tiếp…Nội dung truyền thông ở các phương tiện càng nhất quán thì độ tin cậy được tạo ra càng cao. Tác giả cũng khuyến cáo trong mỗi thương vụ M&A thường sẽ xuất hiện những tin đồn thất thiệt, việc đưa ra những thông tin chính xác và hiệu quả là cách tốt nhất để kiểm soát và hạn chế những rủi ro từ những tin đồn thất thiệt đó.

Gary A.Dymski trong nghiên cứu “The Global bank merger wave: Implication for developing country” (2002) [76], tạp chí The Developing Economies, số 40, trang 435–466, tháng 12/2002 xem xét lại nguyên nhân và tác động của làn sóng sáp nhập NH toàn cầu, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi những nghiên cứu trước đó giả định rằng việc thực hiện M&A xuyên quốc gia mang lại hiệu quả theo định hướng cụ thể và trường hợp của Hoa Kỳ là trường hợp tiêu biểu thì trong nghiên cứu này tác giả lập luận rằng những kinh nghiệm của Hoa Kỳ là cá biệt, không phải mô hình chung cho tất cả các quốc gia khác, và sáp nhập NH là không hiệu quả theo định hướng; thay vào đó, làn sóng sáp nhập này đã nảy sinh do những yếu tố thuộc về cầu trúc vĩ mô và vì sự thay đổi theo thời gian trong động cơ chiến lược của các NH. Bài viết này cho rằng các NH lớn tham gia vào các vụ sáp nhập xuyên biên giới vì họ muốn đạt được mục tiêu mở rộng việc cung cấp các dịch vụ tài chính ở các quốc gia khác. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc mua lại xuyên biên giới của các NHTM địa phương với các NHTM nước ngoài mang lại những tác động hỗn hợp; và nó không đơn thuần chỉ là những tác động tích cực.

Ingo Walter trong nghiên cứu “Mergers and acquisitions in banking and finance: what works, what fails, and why” (2004) [77] Oxford University Press, Inc, pp 70-108 nghiên cứu một cách rõ ràng và trực quan cũng như toàn diện về sáp nhập và mua lại trong ngành dịch vụ tài chính. Cuốn sách này xem xét các vấn đề quản lý quan trọng, tập trung vào các giao dịch M&A như một công cụ quan trọng trong chiến lược kinh doanh với mục tiêu để gia tăng giá trị cổ đông. Tác giả đề cập đến 4 lĩnh vực của ngành dịch vụ tài chính bao gồm các NHTM, NH đầu tư, công ty bảo hiểm và quản lý tài sản; đánh giá quy mô hoạt động M&A trong mối quan hệ



với thị trường tài chính. Tác giả nghiên cứu một số giao dịch tại Bắc Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á. Tác giả chỉ ra một số nguyên nhân chính dẫn tới việc một thương vụ M&A thành công hay thất bại, các vấn đề về phân bổ nguồn lực cũng như lý do các tổ chức lựa chọn chiến lược M&A như gia tăng khả năng thâm nhập thị trường mới, mở rộng danh mục sản phẩm, nâng cao tiềm lực tài chính, đổi mới công nghệ, gia tăng năng lực cạnh tranh.

Michael E.S.Frankel trong nghiên cứu “Mergers and acquisitions basics: the key steps of acquisitions, divestitures, and investments” (2005) [87] tập trung vào việc phân tích nội dung hoạt động mua bán sáp nhập căn bản. Trong công trình nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu các bước quan trọng trong quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp và đầu tư. Trong vòng đời của mình, các công ty thực hiện nhiều loại giao dịch khác nhau với các đối tác khác nhau và các giao dịch mua bán sáp nhập là những sự kiện quan trọng làm thay đổi căn bản công ty. Michael E.S.Frankel cung cấp cái nhìn tổng quát về những bước quan trọng trong một giao dịch chiến lược. Trong một giao dịch M&A sự đồng thuận giữa bên mua và bên bán có ý nghĩa rất quan trọng, bên mua cần hiểu được nhu cầu của bên bán và bên bán cũng cần hiểu được các mục tiêu của bên mua, sự kết hợp giữa hai bên tạo ra giá trị gia tăng để hai bên cùng chia sẻ để khai thông những giá trị gia tăng mà mỗi bên không tự mình khai thác được. Tác giả làm rõ vai trò, động cơ và cách thức các chủ thể tham gia giao dịch bao gồm bên bán, bên mua, luật sư, kiểm toán viên, các nhà tư vấn, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, cơ quan quản lý nhà nước…Bên cạnh vai trò của bên bán và bên mua thì các nhà tư vấn, công ty kiểm toán cũng có vai trò hết sức quan trọng. Các nhà tư vấn thường xem xét bao quát chung quá trình giao dịch chiến lược, hỗ trợ các bên trong việc thẩm định chi tiết và lên kế hoạch mua bán sáp nhập, nhìn nhận khách quan và độc lập để tư vấn cách giải quyết các vấn đề phát sinh, quản lý tiến trình của thương vụ. Các kiểm toán viên đem lại sự bảo đảm cho hai bên tham gia thương vụ, đưa ra lời khuyên cho việc cơ cấu lại công ty về mặt tài chính. Tác giả cho rằng quyết định mua hay bán một công ty là một trong những quyết định bước ngoặt, tác động lớn tới hoạt động của công ty, phân tích thấu đáo nguyên nhân và thời điểm mua bán có thể giúp các bên tham gia có được giao dịch tốt nhất, tối đa hóa giá trị thu được cho các cổ đông. Về lý thuyết



các cuộc mua lại nhằm giúp nâng cao giá trị cho các cổ đông tuy nhiên cần có sự phân tích các lựa chọn một cách cẩn thận trên cơ sở cân nhắc những khó khăn và rủi ro. Động cơ mua bán sáp nhập có thể là khách hàng, thị phần, nhu cầu mở rộng địa bàn, công nghệ, sản phẩm, thương hiệu hay nguồn nhân lực. Michael E.S.Frankel phân tích rõ từng giai đoạn cụ thể của một thương vụ M&A bao gồm đánh giá, thống nhất, đàm phán, cấp vốn, tổ chức, kết thúc thương vụ mua bán và hậu sáp nhập. Một giao dịch luôn đòi hỏi sự chấp thuận về mặt pháp lý, các cơ quan quản lý, việc tuyên bố công khai về thương vụ, thời điểm công bố. Tác giả đưa ra kết luận rằng trên thực tế không có giải pháp nào là hoàn hảo để bảo đảm cho sự thành công của một giao dịch M&A, nhưng quản lý quá trình này một cách hiệu quả, bố trí những người khôn khéo thông minh, tạo ra những động lực đúng đắn với những bộ phận thực hiện sẽ đảm bảo chọn lựa phù hợp và thực hiện tốt những thương vụ đó.

Max Coulthard, Paul de Lange và Jarrod Mc Donald trong nghiên cứu “Planning for a successful banking merger or acquisitions: lessons from an Australian study”, (2005) [86] Global Business and Technology magazine, 02, p.34-45 xem xét các yếu tố tạo nên sự thành công của một thương vụ M&A. Nghiên cứu khẳng định mua bán sáp nhập là một chiến lược tăng trưởng vượt trội cho các công ty trên toàn thế giới. Đây là một phần do áp lực từ các bên liên quan chủ chốt thận trọng trong việc theo đuổi của họ về giá trị cổ đông tăng lên. Do đó, kịp thời để xác định bước lập kế hoạch quan trọng sẽ giúp các CEO và ban công ty để đạt được M&A thành công. Jarrod Mc Donald và cộng sự tập trung vào việc xem xét ba yêú tố quan trọng cần thiết để đạt được một thương vụ M&A thành công: sắp xếp chiến lược của công ty; sự tích cực; và kinh nghiệm từ các thương vụ M&A trước đó. Nghiên cứu sử dụng các cuộc phỏng vấn để xác định mối liên hệ giữa hoạch định chiến lược công ty và chiến lược M&A; kiểm tra quá trình thẩm định trong sàng lọc một sáp nhập, mua lại; và đánh giá các kinh nghiệm từ các thương vụ thành công trước đó. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng có một sự liên kết rõ ràng giữa công ty và chiến lược.

John Mylonakis trong bài viết “The Impact of Banks’ Mergers & Acquisitions on their Staff” (2006) [80] tập trung phân tích tác động của hoạt động M&A đối với nguồn nhân lực NH. Theo tác giả, hầu hết các nhân viên NH coi M&A

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022