Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 14

- Trước khi ra các quyết định trên, kiểm sát viên phải nghiên cứu các căn cứ theo đúng quy định của pháp luật để báo cáo, đề xuất quyết định trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp vụ án có một bị can hoặc nhiều bị can; tất cả các bị can đều trốn hoặc VKS không thể tống đạt được cáo trạng, đã có quyết định truy nã và đã hết thời hạn điều tra.

+ Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị can chính đã bỏ trốn, đã có quyết định truy nã bị can đó, hết thời hiệu điều tra vụ án nhưng chưa bắt được bị can chính và không thể truy tố các bị can khác được. Vụ án được đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra đối với các bị can khác, còn đối với bị can bỏ trốn vẫn tiếp tục truy nã, khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra để xử lý chung.

+ Trường hợp khi vụ án đã kết thúc điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố; nếu bị can có biểu hiện tâm thần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, VKS tiến hành trưng cầu giám định pháp y - tâm thần; nếu xác định đúng là bị can bị tâm thần hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo thì VKS ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, ra quyết định bắt buộc chữa bệnh, khi nào bị can đủ điều kiện về sức khỏe thì phục hồi điều tra.

+ Trường hợp do công tác giám định phải kéo dài, đã hết thời hạn điều tra; VKS ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can; khi nào có kết quả giám định, căn cứ vào kết quả giám định VKS sẽ tiếp tục xử lý vụ án.

+ Trong các trường hợp bị can bỏ trốn, kiểm sát viên cần lưu ý kiểm tra xem các quyết định truy nã, lệnh truy nã và các biện pháp bắt bị can đã đảm bảo chưa trước khi ra quyết định tạm đình chỉ.

- Trong các trường hợp vụ án, bị can bị tạm đình chỉ thì kiểm sát viên được phân công thụ lý KSĐT phải tiếp tục theo dõi, khi xác định có lý do tạm đình chỉ đã được giải quyết thì báo cáo lãnh đạo để ra quyết định phục hồi, xử lý vụ án.

* Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn:


+ Kiểm sát các biện pháp bắt: Các biện pháp bắt trong TTHS hiện hành bao gồm: bắt bị can để tạm giam; bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bắt khẩn cấp:


Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 14

- Bắt khẩn cấp là việc bắt người thường được áp dụng khi người đó chưa bị khởi tố về hình sự; không cần phải có sự phê chuẩn trước của VKSND nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc những hành động cản trở việc điều tra, truy tố của người nào đó.

Khi phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra đối với một đối tượng cần bắt, kiểm sát viên cần phải làm tốt các việc sau:

Cần kiểm tra các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS năm 2003. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc trong TTHS; nếu bắt không đúng thì sẽ có những ảnh hưởng xấu. Để đảm bảo tính có căn cứ theo quy định, kiểm sát viên phải: kiểm tra xác minh các nguồn tin về việc người bị bắt đang tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm; xác định sơ bộ người bị bắt đang chuẩn bị phạm tội gì; chuẩn bị phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tránh việc bắt tràn lan, không đúng quy định của pháp luật.

Về thực tế: người phạm tội có hành động bỏ trốn hoặc thực tế đã bỏ trốn chưa.


Căn cứ dự đoán khả năng: đó là việc người phạm tội chưa trốn, nếu không bắt thì sẽ trốn. Ví dụ, đối tượng đó không có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân người phạm tội rất xấu, hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hung hãn … nếu không bắt được đối tượng này thì trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, sẽ bỏ trốn.

Kiểm sát viên phải kiểm tra tài liệu, chứng cứ để xác định việc phát hiện tài liệu, dấu vết của tội phạm hoặc chỗ ở của người bị tình nghi là tội phạm; mà xét thấy cần thiết ngăn chặn người đó bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ thì phê chuẩn biện pháp bắt khẩn cấp. Do vậy, kiểm sát viên phải kiểm tra các điều kiện:

Một là, khi dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người bị nghi là đã thực hiện tội phạm. Qua các tài liệu phản ánh như: Biên bản khám người, khám chỗ ở, kiểm tra hành chính … kiểm sát viên nghiên cứu, xem xét các dấu vết của tội phạm ở nơi ở hoặc người; các dấu vết đó có thể là những công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, các vật, dấu vết có giá trị chứng minh tội phạm. Những dấu vết của

tội phạm tìm thấy là những vật chứng, cũng như dấu vết trên cơ thể người; việc truy tìm dấu vết của tội phạm được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp.

Hai là, để cần ngăn chặn người phạm tội có thể trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ tài liệu; kiểm sát viên phải xem xét đánh giá những căn cứ cho rằng người bị nghi là đã thực hiện tội phạm bỏ trốn hoặc không bỏ trốn nhưng lại có căn cứ cho rằng người đó sẽ, đang tiêu hủy chứng cứ như: đang tẩy xoá vết máu cứtrên người mình, cất công cụ phạm tội, đang tẩu tán tài sản. Đó cũng là những căn cứ để bắt khẩn cấp.

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp mang tính cấp bách, được những người tiến hành tố tụng áp dụng. Đối với kiểm sát viên được phân công thụ lý; trong một thời gian ngắn cần phải xem xét nhanh chóng đánh giá chứng cứ, điều kiện, lý do bắt để đảm bảo việc ra quyết định phê chuẩn của VKS có căn cứ, tránh gây oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm.

Bắt khẩn cấp, thường là bắt những đối tượng chưa bị khởi tố bị can. Tuy nhiên, bắt khẩn cấp cũng có thể được áp dụng đối với những đối tượng là bị can, bị cáo, bị án; khi các đối tượng này có hành vi vi phạm, có dấu hiệu để bị bắt khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS năm 2003.

- Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp:


Khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 đã quy định rõ về thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp (gồm ba nhóm người).

Nếu phát hiện lệnh bắt khẩn cấp không đúng thẩm quyền, kiểm sát viên đề xuất không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đó.

Kiểm sát viên cần kiểm tra về thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp, thông qua các tài liệu do cơ quan điều tra và người có thẩm quyền cung cấp; sau đó phải đối chiếu với các quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 2 Điều80 BLTTHS năm 2003. Do tính chất vụ việc mang tính khẩn cấp nên việc bắt khẩn cấp có thể được tiến hành vào ban đêm; tuy nhiên khi bắt người vào ban đêm, cơ quan điều tra cũng phải tuân thủ việc bắt người theo quy định.

Kiểm sát việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:

Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt mà không cần phải có bất cứ lệnh bắt người nào của cơ quan, cá nhân nào. Do đó, việc bắt người này ngay từ đầu VKSND chưa thể kiểm sát được mà chỉ thông qua hoạt động tạm giữ người bị bắt mới kiểm sát được tính đúng đắn của biện pháp ngăn chặn này.

- Kiểm sát đối tượng bị bắt khi phạm tội quả tang:


Theo quy định tại Điều 182 gồm có các trường hợp bắt sau:


Thứ nhất, người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Đây là trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì bị phát hiện, bắt giữ ngay tại nơi xảy ra tội phạm; trong giai đoạn đang chuẩn bị tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể bị bắt quả tang.

Thứ hai, ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong hành vi nguy hiểm cho xã hội, chưa kịp tẩu thoát, chưa kịp cất giấu tang vật, chưa kịp cất giấu phương tiện phạm tội thì bị phát hiện, bắt giữ; cần chú ý về tính liên tục giữa hành vi phạm tội với thời gian phát hiện bắt giữ tội phạm.

Thứ ba, đang bị đuổi bắt: là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong hành vi tội phạm thì bị phát hiện, đuổi bắt. Trường hợp này cũng cần phải được đảm bảo tính liên tục giữa hành vi phạm tội với việc bị phát hiện, đuổi bắt (không phụ thuộc vào cự ly đuổi bắt ngắn hay dài).

Kiểm sát việc bắt người đang bị truy nã:


Đó là trường hợp bắt người đang bỏ trốn, bị truy nã của cơ quan Công an. Đối tượng này đã bị khởi tố về mặt hình sự, họ có thể bị truy nã ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Về nguyên tắc kiểm sát việc bắt đối tượng này gần giống như bắt người có hành vi phạm tội quả tang. Tuy nhiên, công tác kiểm sát cần chú ý là: Việc truy nã của lực lượng công an có theo đúng quy định không, người phạm tội có thật sự bỏ trốn hay không hoặc vì lý do nào đó họ không có mặt tại địa phương, do việc điều tra, xác minh không đầy đủ nên cơ quan điều tra coi họ đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã.

Kiểm sát việc bắt bị can để tạm giam:

Nhiệm vụ của kiểm sát viên được phân công thụ lý KSĐT vụ việc cần phải làm tốt những việc sau:

Thứ nhất, kiểm sát tính có căn cứ việc áp dụng các biện pháp bắt: bắt bị can để tạm giam phải theo các căn cứ được quy định tại Điều 79 BLTTHS năm 2003. Các căn cứ này do cơ quan điều tra thu thập và cung cấp cho VKS. Nhiệm vụ của kiểm sát viên là phải kiểm sát xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của các tài liệu, chứng cứ do điều tra viên cung cấp.

Bắt bị can để tạm giam, tức là người bị bắt sẽ phải bị tạm giam; cho nên ngoài việc phải căn cứ vào Điều 79 BLTTHS năm 2003; kiểm sát viên còn phải căn cứ vào những điều kiện được quy định tại Điều 88 BLTTHS năm 2003: Bị can phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định mức hình phạt trên hai năm tù và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, hoặc có thể tiếp tục phạm tội; bị can phạm tội nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì mới được áp dụng tạm giam.

Thứ hai, kiểm sát đối tượng bị bắt tạm giam: theo quy định tại Điều 80 thì đối tượng bị bắt tạm giam phải là những đối tượng đã bị khởi tố bị can. Tuy nhiên, không phải tất cả các bị can đều bị bắt tạm giam; không được bắt tạm giam đối tượng phạm tội mà khung hình phạt quy định dưới hai năm tù, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi.

+ Kiểm sát việc bắt tạm giữ: BLTTHS năm 2003 không quy định VKS phải phê chuẩn quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền; nhưng quy định VKS phải có trách nhiệm để hoạt động tạm giữ được tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Theo Điều 86 BLTTHS năm 2003 nếu thấy việc tạm giữ là không cần thiết thì VKS ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ. Do đó VKS không chỉ xem xét tính có căn cứ của việc tạm giữ mà VKS còn xem xét tính cần thiết của biện pháp tạm giữ.

Để thực hiện tốt chức năng kiểm sát này, kiểm sát viên được phân công thụ lý cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Khi kiểm sát đối tượng tạm giữ: kiểm sát viên phải căn cứ vào các quy định tại khoản 1 Điều 86 xem người bị tạm giữ có phải là người bị bắt trong trường hợp bắt khẩn

cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú, hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã hay không. Nếu phát hiện những đối tượng đang bị tạm giữ mà bị bắt không thuộc trong các trường hợp trên thì đề xuất lãnh đạo để hủy bỏ quyết định tạm giữ.

- Kiểm sát thẩm quyền ra quyết định tạm giữ: Trường hợp này kiểm sát viên chỉ cần xác định những người có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTHS năm 2003 là đã đảm bảo.

- Kiểm sát thời hạn tạm giữ: kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát thời hạn tạm giữ, thời điểm tạm giữ, thời điểm hết hạn tạm giữ; kiểm sát các trường hợp hết hạn tạm giữ, cần thiết có thể gia hạn tạm giữ khi cơ quan điều tra có yêu cầu bằng văn bản hoặc có sự trao đổi thống nhất giữa hai cơ quan Công an và VKS.

- Kiểm sát về thủ tục tạm giữ: kiểm sát viên kiểm sát việc tạm giữ xem quyết định tạm giữ có đúng người có thẩm quyền ký hay không; việc gia hạn tạm giữ có được VKS phê chuẩn hay không; nội dung, hình thức của lệnh tạm giam.

+ Kiểm sát biện pháp tạm giam:


- Kiểm sát về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam:


Đó là những đối tượng đã bị khởi tố về hình sự; các đối tượng bị tạm giam, thỏa mãn những yêu cầu mà pháp luật tố tụng đã quy định.

- Kiểm sát căn cứ áp dụng tạm giam.


Kiểm sát viên phải xem xét căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003; khi áp dụng biện pháp tạm giam, khi chưa biết bị can sẽ bị Tòa án áp dụng hình phạt gì; do đó cần phải dựa vào mức hình phạt theo tội danh mà BLHS quy định tội ấy trên hai năm tù. Vì vậy kiểm sát viên phải kiểm tra tại BLHS trước khi đề nghị phê chuẩn.

BLHS năm 1999 quy định có mười sáu tội danh có khung hình phạt cao nhất đến hai năm. Theo quy định thì điều kiện bị can phạm tội một trong mười sáu tội danh trong BLHS như đã nêu trên thì không được tạm giam. Tuy nhiên, một điều luật thường có nhiều khoản, nếu bị can phạm tội thuộc khoản nào đó có mức hình phạt đến hai năm tù thì bị can cũng không bị tam giam.

Đối với các bị can phạm tội ít nghiêm trọng mà hình phạt trên hai năm tù thì còn phải thỏa mãn: Có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội; thì kiểm sát viên phải căn cứ vào: nhân thân bị can, thái độ của bị can trong quá trình điều tra.

- Kiểm sát những trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam: đó là trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi; có nơi cư trú rõ ràng; bị can là người già yếu, có nơi cư trú rõ ràng. Trong thực tế, do phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, hành vi phạm tội mang tính phức tạp, gây nhức nhối, bị xã hội lên án; nếu không bắt giam các đối tượng này thì các đối tượng này sẽ tiếp tục phạm tội, gây cản trở lớn cho việc xử lý vụ án ... VKS có thể xem xét phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra.

- Ngoài quy định trên, kiểm sát viên còn phải kiểm sát biện pháp tạm giam đối với một số trường hợp đặc biệt:

Đối với bị can từ đủ mười bốn tuổi đến dưới mười sáu tuổi: Các đối tượng này chỉ bị tạm giam trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đối với bị can từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi: Thì chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam khi bị can phạm tội nghiêm trọng do cố ý; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài kiểm sát các điều kiện trên, kiểm sát viên chú ý đến các yếu tố như: các tài liệu phản ánh về tuổi của bị can, tình trạng sức khỏe, nơi cư trú để đề xuất phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh tạm giam bị can.

- Kiểm sát thủ tục tạm giam, việc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam:


Ngoài kiểm sát các thủ tục chung, kiểm sát viên cần chú ý các thủ tục tạm giam của cơ quan Điều tra như: ngày giờ ra lệnh, tạm giam từ ngày nào đến ngày nào, việc thông báo lệnh tạm giam cho thân nhân và chính quyền địa phương nơi bị can cư trú (đã có một số ít trường hợp vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung do mắc phải một trong các thủ tục trên).

Theo quy định tại Điều 120 khoản 6 BLTTHS năm 2003; trong trường hợp không cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can thì có thể hủy bỏ biện pháp tạm giam để áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Hủy bỏ biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong

các trường hợp: phụ nữ có thai; hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba sáu tháng tuổi; người bị tạm giam phạm tội ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, có lý lịch rõ ràng, được người khác bảo lĩnh và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Kết luận chương 3


Chương 3 của luận văn tập trung phân tích những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh. Đó là các giải pháp sau:

Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS trong KSĐT các vụ án hình sự.


Nhóm giải pháp thực hiện pháp luật nhằm nâng cao công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022