Các Quan Điểm Và Yêu Cầu Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

này cũng chưa phối hợp với Toà án trong việc xin cấp trích bản đồ hoặc tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường đã phát sinh nhiều tranh chấp đất đai rất phức tạp, thì hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho xét xử của Toà án còn rất nhiều thiếu thốn, chế độ đãi ngộ của cán bộ, Thẩm phán Toà án không tương xứng với trách nhiệm mà họ được giao, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, vì thế cho nên họ chưa chuyên tâm, chưa dồn hết trí và lực vào công việc một cách triệt để vì họ còn phải lo cuộc sống cho con cái, học tập, ăn ở… cụ thể hiện nay đối với mức lương của cán bộ, Thẩm phán ngành Toà án không nuôi nổi bản thân nói gì nuôi các con nên tư tưởng không tập trung cao độ cho việc giải quyết vụ án mà đã bị phân tán vì công việc khác.

Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua còn cho thấy có những văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, trái ngược, chồng chéo nhau. Có trường hợp, cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau và đều cùng có hiệu lực pháp lý. Vì vậy, Thẩm phán sẽ khó khăn trong việc lựa chọn áp dụng văn bản nào để xét xử trong rất nhiều văn bản pháp luật từ cơ quan trung ương đến cơ quan địa phương ban hành. Các khó của thẩm phán không phải là không biết hết các loại văn bản có liên quan mà chính là chỉ được áp dụng pháp luật chứ không có quyền tuyên bố một văn bản nào trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh do cơ quan lập pháp ban hành. Như vậy, áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân là công việc đòi hỏi phải cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và các văn bản có liên quan về đất đai. Nếu các văn bản quy phạm còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc có cách hiểu không thống nhất thì người thẩm phán, hội đồng

xét xử sẽ lung túng, áp dụng pháp luật không đúng, dẫn đến việc ra bản án, quyết định sai.

Ngoài ra, do chính sách, pháp luật về đất đai được ban hành nhiều và thay đổi liên tục qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nên tranh chấp nhà đất phát sinh từ các giao dịch được xác lập ở những thời điểm khác nhau thì được áp dụng những quy phạm pháp luật khác nhau và cách giải quyết cũng khác nhau. Trên thực tế, nhiều loại giao dịch dân sự phát sinh ở thời kỳ trước tương ứng với quan hệ giao dịch dân sự ở thời kỳ này nhưng lại được thực hiện và nảy sảy tranh chấp ở thời kỳ sau mà ở đó, các văn bản pháp luật mới thay thế các văn bản pháp luật ở thời điểm pháp sinh giao dịch. Vì vậy, rất phức tạp khi áp dụng các văn bản pháp luật để giải quyết tranh chấp. Tính chất quá độ này phải được tòa án tôn trọng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giải quyết. Khi chủ thể giao kết theo luật cũ – tranh chấp và khởi kiện tại thời điểm có luật mới – việc áp dụng văn bản pháp luật nào để giải quyết các tranh chấp là vấn đề phức tạp, phải được quan tâm, xử lý thỏa đáng. Thẩm phán phải lựa chọn quy phạm phù hợp với từng thời điểm giao kết hợp hợp đồng với từng loại quan hệ pháp luật.

Các quan hệ đất đai có nhiều chủ thể tham gia nên đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai cũng rất đa dạng, phức tạp, có thể gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong đó có thể là người Việt Nam hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tòa án gặp khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai.

Giá trị quyền sử dụng đất ở Việt Nam gồm nhiều loại giá khác nhau. Nhà nước có quy định khung giá các loại đất và buộc người sử dụng đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước định ra. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất xác định giá đất theo giá thị trường. Việc tồn tại nhiều loại giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật là loại giá nào áp dụng cho các quan hệ pháp luật nào nên ảnh hưởng đến việc xác định hiệu lực của các giao dịch có liên quan. Điều này cũng dẫn đến những khó khăn nhất định cho tòa án khi giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch chuyển quyền sử dụng đất.

Mặt khác, quản lý về đất đai còn lỏng lẻo dẫn đến việc cung cấp chứng cứ cho tòa án thiếu chính xác, khi giải quyết các vụ án, tòa án không xác định được tài liệu nào là xác thực.

Có trường hợp, cùng một vụ án nhưng việc xét xử khác nhau, tồn tại nhiều quan điểm xử lý khác nhau là do trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu giải quyết việc tranh chấp phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật ở thời điểm giao dịch. Hoặc, khi Luật Đất đai có sự thay đổi nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành chưa kịp ban hành ngay sau đó, khoảng trống thời gian khi chưa có hướng dẫn sẽ khiến cho có nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung của Điều luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho nhân dân chưa được chú trọng, thậm chí có cán bộ cấp xã, huyện còn thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độ nhận thức về pháp luật trong các cán bộ cấp cơ sở còn bị hạn chế rất nhiều nên đã dẫn đến những khiếu kiện, những tranh chấp xảy ra ngày một gia tăng. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều tranh chấp đất đai mà Toà án phải giải quyết.

* Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 9

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội cho thấy đã bộc lộ rất nhiều những tồn tại, sai sót, số lượng án bị huỷ, bị sửa còn cao, nguyên

nhân một phần do trình độ chuyên môn của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, thư ký trực tiếp giải quyết vụ án chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa có đội ngũ Thẩm phán chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp đất đai, các Thẩm phán, thư ký chưa có ý thức trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình. Giải quyết vụ án tranh chấp đất đai rất phức tạp đòi hỏi người thẩm phán phải có kiến thức rộng, toàn diện và sâu sắc nhưng có những thẩm phán không cố gắng học hỏi, nghiên cứu kỹ các tài liệu cũng như cập nhật thông tin dẫn đến việc đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện nên có quyết định sai lầm. Các biểu hiện cụ thể của việc yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình áp dụng pháp luật của thẩm phán thường xảy ra ở khâu nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, ở khâu tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để ban hành các bản án, quyết định của tòa án. Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ của thẩm phán thường đi đôi với phong cách làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Do yếu kém về nghiệp vụ nên thẩm phán đã không xác định được chứng cứ nào là quan trọng, có ý nghĩa then chốt, trọng tâm của vụ án để đánh giá chứng cứ và phán quyết. Sự yếu kém của thẩm phán còn thể hiện ở việc không hệ thống được một cách logic diễn biến khách quan quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, không phát hiện ra các chứng cứ mâu thuẫn không đáng tin cậy để đối chứng so sánh, đánh giá và thẩm tra theo quy định của pháp luật. Thậm chí, có Thẩm phán giao cho thư ký nghiên cứu hồ sơ, lấy lời khai thậm chí viết cả bản án nên đã dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

Công tác tổ chức cán bộ của ngành tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù ngành tòa án đã rất quan tâm đến việc bổ sung cán bộ, thẩm phán nhưng số lượng thẩm phán và cán bộ công chức trong ngành vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc dẫn đến sự quá tải và tồn đọng một số vụ án quá thời

hạn luật định. Số lượng thẩm phán hạn chế trong khi số lượng và tính phức tạp của các vụ án tranh chấp đất đai ngày một tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử các vụ án.

Ngoài nguyên nhân về trình độ chuyên môn, năng lực, việc áp dụng pháp luật không đúng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội còn do có hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành tòa án nhân dân. Có những Thẩm phán, cán bộ tòa án sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên có vi phạm kỷ luật vi phạm pháp luật hình sự như có hành vi: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi… Tham nhũng trong hoạt động của tòa án nhân dân các cấp đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện “ngang quyền với thẩm phán”. Tỷ lệ Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng chế độ trách nhiệm không rõ ràng nên sự tham gia của họ mang nặng tính hình thức. Do kiến thức về pháp luật còn hạn chế nên Hội thẩm nhân dân thường không có ý kiến độc lập đóng góp vào quá trình giải quyết vụ án mà dựa dẫm, ỷ lại vào thẩm phán hoặc có ý kiến khác với thẩm phán nhưng không thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật nên việc xét xử cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Ngoài những nguyên nhân trên, ngành Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội còn có những hạn chế trong công tác bổ nhiệm những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tài, có năng lực trong việc lãnh đạo, giải quyết các vụ án tranh chấp phức tạp vào những vị trí tương xứng. Ngành Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội chưa có chính sách thu hút nhân tài cho ngành, chưa có chính sách khuyến khích đối với những người học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện khá tốt hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số nhược điểm nhất định trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân. Những nhược điểm này ngoài nguyên nhân khách quan như văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân khi tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn hạn chế…, còn có nguyên nhân chủ quan. Đó là sự yếu kém trong việc học tập, rèn luyện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở một số thẩm phán, trình độ và năng lực xét xử của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa ngang tầm với nhiệm vụ, việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán còn yếu. Để có thể nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần có những quan điểm và giải pháp thích hợp. Đây là những nội dung sẽ được bàn luận trong chương 3.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. Các quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Quan điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân

Từ sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng, quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đổi mới, nhiều Bộ luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… các cơ quan tư pháp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng đặc biệt là Toà án. Vấn đề áp dụng pháp luật của Toà án đã và đang được sự quan tâm chú ý của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Từ Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý kinh tế bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [6, tr.17].

Hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân phải quán triệt quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 49/NQ- TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước dựa trên tình hình thực tiễn của công tác tư pháp cũng như sự biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội và quá

trình hội nhập quốc tế, các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp đất đai nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn, đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Toà án cần phải nhận thức rõ và đúng đắn những định hướng của Đảng về hoạt động cải cách tư pháp nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng. Hệ thống Toà án nhân dân nói chung và hệ thống Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội nói riêng cần phải nắm vững quan điểm chỉ đạo sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án, Đảng lãnh đạo trên ba phương diện tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Thường xuyên giám sát hoạt động của Toà án, đánh giá về đạo đức, phẩm chất, vai trò gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong ngành Toà án. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở phương diện chỉ đạo, Toà án theo đường lối xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan Toà án nói riêng và sự lãnh đạo của Đảng nói chung.

Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 tháng 6/1997 đã yêu cầu cơ quan tư pháp phải mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động áp dụng pháp luật của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Về cán bộ, Đảng ta chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí