luận nào hoặc nêu hướng giải quyết vụ án để các bên đương sự trong vụ án biết. Vì sự bình luận đó đã biểu lộ một phần quan điểm hoặc thái độ của Thẩm phán đối với một bên nào đó trong vụ án. Điều này sẽ tác động đến thái độ tâm lý khi tham gia phiên toà của các bên và nếu Thẩm phán đưa ra hướng giải quyết vụ án tạo ra sự định kiến của phiên toà chưa mở và phần tranh luận tại phiên toà không còn có giá trị về mặt tìm ra sự thật khách quan nữa. Thẩm phán phải từ chối giải quyết vụ án, nếu việc tham gia giải quyết đó không đảm bảo sự vô tư, khách quan của mình hoặc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau hoặc Thẩm phán có quan hệ thân thích với người tham gia tố tụng thì nên từ chối vì nếu không từ chối dù có vô tư khách quan đến đâu, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì vẫn có sự nghi vấn về kết quả xét xử vì trong vụ án đó có người thân và theo suy đoán thì không được vô tư khách quan.
Ngoài việc đảm bảo sự vô tư, khách quan thì Thẩm phán phải xử sự đúng mực, sự bình đẳng và năng lực, trách nhiệm của bản thân.
Sự đúng mực này thể hiện thái độ của Thẩm phán khi quan hệ với những người tham gia tố tụng làm việc theo đúng nhiệm vụ của mình, không phân biệt đối xử với các bên tham gia tố tụng.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, Thẩm phán phải đảm bảo quyền bình đẳng trước Toà án của các bên trong vụ án. Các bên tham gia tố tụng đều có quyền bình đẳng đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đưa ra yêu cầu cần phải tranh luận trước Hội đồng xét xử. Thẩm phán là người có trách nhiệm tạo cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Đối với năng lực, sự cẩn trọng của Thẩm phán là tiền đề để Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tính công bằng khi giải quyết. Năng lực chuyện môn đó được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án (từ khi thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử, điều
khiển phiên toà, ra bản án, quyết định của Hội đồng xét xử) đảm bảo chính xác, khách quan, toàn diện đúng pháp luật.
Để làm tốt hơn nữa và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị thì Thẩm phán không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để đáp ứng hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 1
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và đồng thời là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật mang tính thực tiễn, cụ thể và sinh động và được tiến hành theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật. Khi giải quyết các tranh chấp thì Nhà nước cần phải can thiệp để thực thi các quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật. Khi đó, áp dụng pháp luật có vai trò rất to lớn và quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng…
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Và Các Nguyên Tắc Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 5
- Các Điều Kiện Đảm Bảo Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân
- Tình Hình Tranh Chấp Đất Đai Và Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Các Quan Điểm Và Yêu Cầu Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Yêu Cầu Của Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân là một lĩnh vực đặc thù chuyên biệt, là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua hội đồng xét xử do người Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp nhằm cụ thể hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp đất đai cụ thể bằng các bản án, các quyết định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống pháp luật, xã hội. Nó mang đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật và có một số đặc điểm riêng, đặc thù. Quy trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân được thực hiện theo quy trình đặc thù của áp dụng pháp luật trong vụ án dân sự về lĩnh vực tranh chấp đất đai. Để đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân có hiệu quả, cần có các điều kiện về hệ thống văn bản pháp luật cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực trình độ của Thẩm phán và các cán bộ tòa án.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở HÀ NỘI
2.1. Về tình hình tranh chấp đất đai ở Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội có ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là thành phố có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển. Thành Đại La đã hình thành từ thời Bắc Thuộc. Từ khi Lý Thái Tổ chọn là Thủ đô, đặt tên là Thăng Long, trải qua các thời kỳ Thăng long – Đông Đô – Hà Nội đã có lịch sử phát triển gần 1000 năm.
Hà Nội ngày nay có địa giới hành chính giáp với 6 tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên; Phía Nam giáp Tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây.
Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, đất đai chủ yếu hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển.
Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội của thủ đô luôn ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến rõ rệt theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp đô thị. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm 11,2%. Đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Văn hoá giáo dục nhiều mặt kết quả tốt.
Về mặt đất đai; quy mô yêu cầu đất đai của Hà Nội ngày càng lớn do quy mô của từng công trình, số lượng các công trình tăng lên, do yêu cầu mở rộng thủ đô, cơ cấu nhu cầu đất đang thay đổi với tốc độ nhanh, do số lượng
các nhu cầu mới tăng nhanh, cũng như sự gia tăng của các nhu cầu sử dụng đất có tốc độ rất khác nhau, tính chất các nhu cầu sử dụng đất cũng khác đi theo thời gian và nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô.
Về đặc điểm dân cư, dân cư Hà Nội tính đến 31/12/2004 là 3.082.800 người (1/4/1999 là 2.655.439 người). Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 trong cả nước. Dân cư Hà Nội phân bố dân cư không đều. Dân cư nội thành chiếm 53,07%, trong khi dân cư ngoại thành chiếm 46,93%. Mà, diện tích đất nội thành rất nhỏ so với diện tích đất ngoại thành. Do đó, mật độ dân cư nội thành quá cao: 16.995 người/km2; trong lúc mật độ dân cư ngoại thành chỉ có
1.502 người/km2. Trong phương hướng phát triển của mình Hà Nội phải phân
bố lại dân cư, gắn liền với việc chỉnh trang phố xá nội thành, phát triển đô thị mới ở ngoại thành. Đổi mới cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo… Theo phương hướng đó dân cư nội thành sẽ chuyển ra ngoại thành nhu cầu đất ở cho dân cư sẽ tăng lên, đất nông nghiệp ngoại thành sẽ giảm mạnh.
Tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội rất cao, chủ yếu do tăng cơ học (Tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1%, tỷ lệ tăng cơ học khoảng 4%). Tình trạng dân cư các địa phương chuyển về Hà Nội ngày càng đông,khiến cho nhu cầu đất cho mục đích nhà ở tăng mạnh, tạo sức ép cho thị trường nhà đất của Hà Nội.
Dân cư Hà Nội, có trình độ văn hoá và thu nhập cao, nhu cầu đất ở, nhà ở có những sắc thái khác biệt với chất lượng cao.
Về đặc điểm đất đai và tổ chức quản lý đất đai, Hà Nội có 7 quận, 5 huyện với 102 phường, 118 xã, 8 thị trấn. Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 thì tổng diện tích đất đai tự nhiên của thành phố là: 92.047,45 ha, trong đó, đất nông nghiệp là: 43.612,43 ha, chiếm 47,14% tập trung ở 5 huyện ngoại thành; đất lâm nghiệp 6.712, 6 ha chiếm 7.6% (chủ yếu ở Sóc Sơn); đất ở 11.688,65 ha chiếm 12.7%; đất chuyên dùng 20.534,39 ha chiếm 22,3%; đất chưa sử dụng là 9.559,65 ha chiếm 10,3% (gồm cả diện tích sông, suối, đỉnh đồi cao).
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa nêu trên của Hà Nội có ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.2. Hệ thống toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
T2C
cán bộ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống Tòa án nhân dân trên địa bàn Hà Nội
Phòng TC
cán bộ
Tòa hình sự
Tòa dân sự
TÒA ÁN NHÂN DÂN
Thành phố Hà Nội
Phòng Giám đốc kiểm tra
Văn phòng
Tòa kinh tế, hành chính,
lao động
Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh
Tòa án nhân dân huyện
(Nguồn: TAND thành phố Hà Nội).
Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh, có cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước cũng như hệ thống cơ quan tư pháp ở cấp huyện.
Các toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện chức năng nhiệm vụ xét xử, bảo vệ pháp chế XHCN và giáo dục công dân theo nghĩa chung. Bằng hoạt động xét xử, ngành Toà án nhân dân ở Hà Nội đã góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thống nhất, và bảo vệ pháp chế XHCN. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người dân,
xâm phạm đến tài sản của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và các Toà án quận, huyện xét xử nghiêm minh kịp thời, giáo dục công dân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.
Các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, các tòa chuyên trách và các tòa án quận, huyện. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội gồm có: Chánh án TAND thành phố, bốn Phó chánh án, Chánh, Phó các Toà chuyên trách, Phòng giám đốc kiểm tra, Phòng tổ chức cán bộ, văn phòng Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Có 29 Toà án quận, huyện. Mỗi Tòa án quận, huyện có 01 chánh án và 02 phó chánh án.
Hoạt động của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội do Chánh án thành phố lãnh đạo. Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức công tác xét xử, chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban thẩm phán, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó chánh toà các Toà chuyên trách và chức vụ khác trong Toà án cấp mình, trừ Phó chánh án, Thẩm phán;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ Toà án cấp mình và cấp dưới.
- Báo cáo công tác của Toà án nhân dân địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Toà án nhân dân tối cao.
- Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật. Phó chánh án Toà án nhân dân thành phố giúp Chánh án làm
nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Toà án. Phó chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao [26].
Hiện nay, toàn ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có tổng số hơn 400 biên chế cán bộ công chức trong đó có 1 Chánh án thành phố, 4 Phó chánh án thành phố và 270 Thẩm phán (bao gồm cả Thẩm phán Trung cấp và Thẩm phán sơ cấp) còn lại là cán bộ, thư ký Toà án. Có 5 Toà chuyên trách gồm Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động; có 3 phòng giúp việc là Văn phòng, Phòng tổ chức, Phòng giám đốc kiểm tra); 29 Toà án quận huyện. Với cơ cấu tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội, hàng năm đã hoàn thành nhiệm vụ giải quyết các loại án Hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động. Trong án dân sự có tranh chấp đất đai, do số lượng án ngày một gia tăng trong địa bàn thành phố nên cơ cấu tổ chức và biên chế Thẩm phán cũng cần phải tăng lên và nên có những Thẩm phán chuyên biệt giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời gian tới.
Để làm tốt công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thủ đô, trước hết cần phải làm công tác tổ chức sắp xếp hợp lý, biên chế Thẩm phán, cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc. Đối với Thẩm phán áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai thì đòi hỏi phải có năng lực, trình độ nghiệp vụ cao hơn những Thẩm phán xét xử trong lĩnh vực dân sự, ngoài những kiến thức về pháp luật còn phải có sự hiểu biết về xã hội sâu rộng, có năng lực trong công tác hoà giải, có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường kiên định vững vàng thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của người Thẩm phán.
Trong những năm qua, ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo cũng như cơ sở vật