Lịch Sử Và Vai Trò Của Toà Án Nhân Dân Tối Cao Trong Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Việt Nam

xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); cho định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất…

Về thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất

Trong thực tiễn, việc vận dụng quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 [27] để xác định thẩm quyền của toà án đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất, cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp về bất động sản, do vậy, trong những trường hợp này toà án có thẩm quyền phải là toà án nơi bị đơn giải quyết. Quan điểm này dựa trên lập luận rằng, đối với tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì trước hết phải xác định xem ai là người có quyền thừa kế rồi mới chia, trong số các đương sự thì có đương sự chỉ yêu cầu hưởng giá trị chứ không yêu cầu chia hiện vật. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, tranh chấp thừa kế thì di sản có thể bao gồm cả động sản, bất động sản cho nên không thể áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền của toà án theo nơi có bất động sản toạ lạc. Thiết nghĩ, việc ban hành một văn bản pháp lý để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này là hết sức cần thiết.

Việc nghiên cứu pháp luật một số nước và pháp luật chế độ cũ về tố tụng dân sự cho thấy, nguyên tắc nơi phát sinh sự kiện mở thừa kế sẽ được áp dụng để xác định thẩm quyền của toà án đối với các vụ việc yêu cầu chia thừa kế. Tức là toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ là toà án nơi mở thừa kế hay toà án nơi khai phát di sản. Thế nhưng, luật thực định của chúng ta hiện nay không đề cập đến nguyên tắc này. Do vậy, chúng tôi cho rằng, trong khi nhà lập pháp chưa có những quy định khác thì việc xác định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ tạm thời vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, trên nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của

toà án nơi có bất động sản (nếu có nhiều bất động sản thì là toà án nơi có một trong các bất động sản).

Việc giải quyết các tranh chấp về đất đai thông qua hệ thống Toà án nhân dân hiện đang gặp phải một số thách thức, khó khăn sau đây

- Về chính sách, pháp luật đất đai: Chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam có sự khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Ví dụ: Giai đoạn trước năm 1980 pháp luật không cấm việc mua bán đất đai. Sau năm 1980 đến trước ngày 15/10/1993, pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai... dưới mọi hình thức và từ ngày 15/10/1993 trở đi, pháp luật lại cho phép chuyển nhượng QSDĐ. Mặt khác, pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng còn quy định chung chung; thiếu các quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai của vợ chồng khi ly hôn; các quy định về xử lý các tranh chấp đòi lại đất của họ tộc, đất hương hoả, đất tôn giáo... Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp luật đất đai lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung và do nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương ban hành nên đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng rất khó cập nhật kịp thời những thay đổi này. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho TAND khi giải quyết các tranh chấp về QSDĐ;

- Về chất lượng của công tác xét xử các tranh chấp đất đai: Hiện nay về mặt số lượng, ngành toà án còn thiếu đội ngũ thẩm phán; bên cạnh đó, năng lực trình độ của đội ngũ thẩm phán không đồng đều, nhiều người chưa được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên, nên chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi của các quy định của pháp luật đất đai. Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các thẩm phán còn nghèo nàn. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai của toà án;[32]

- Về công tác quản lý nhà nước về đất đai: Do buông lỏng công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài nên hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính bị thất lạc hoặc không được điều chỉnh cập nhật thường xuyên; công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa đi vào nền nếp; nhà nước chậm cấp GCNQSDĐ cho người SDĐ, đặc biệt là đối với người SDĐ ở tại đô thị; công tác đăng ký SDĐ chưa được các cơ quan quản lý đất đai coi trọng.... Mặt khác, do sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị kéo theo sự gia tăng về số lượng và các mức độ phức tạp của tranh chấp đất đai. Hậu quả là nhiều tranh chấp phát sinh trong lịch sử chưa được giải quyết, nay lại phát sinh nhiều loại tranh chấp đất đai mới. Điều này cũng gây khó khăn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai của các toà án:

Bên cạnh đó trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân nói chung và đội ngũ công nhân viên chức nói riêng còn thấp; ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực nông thôn một bộ phân không nhỏ dân cư vẫn còn quan niệm "phép vua thua lệ làng" dẫn đến việc coi thường pháp luật; cơ chế phối kết hợp giữa hệ thống UBND các cấp, các cơ quan hữu quan khác với TAND trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai còn chưa chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả v.v... Đây cũng là những yếu tố gây khó khăn cho TAND trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.3.3. Lịch sử và vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam

Điều 18 Hiến pháp năm 1993 [24] quy định: “Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các toà án; giám đốc việc xét xử của các toà án các cấp, giám đốc việc xét xử của toà án đặc biệt và các toà án khác…” Điều 19-Hiến pháp 1992 [24]; điều 104 Hiến pháp năm 2013 [29] cũng quy định những nội dung này.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 5

Cơ cấu tổ chức của TANDTC: bao gồm Hội đồng thẩm phán (Bao gồm Chánh án, Phó chánh án và một số thẩm phán do Uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC nhưng tổng số ủy viên Hội đồng thẩm phán không quá 17 người và các tòa chuyên trách: toà án quân sự trung ương, tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc của TANDTC (văn phòng, viện khoa học xét xử, vụ tổ chức cán bộ, ban thanh tra, ban thư ký…..) trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC quy định tại Điều 18 Luật tổ chức TAND năm 2002 [26]. Về thành phần, TANDTC có: Chánh án, Phó chánh án, các thẩm phán, thư ký toà án. Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu (theo nhiệm kỳ Quốc hội), miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các Phó chánh án và thẩm phán TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức tại Điều 40 Luật Tổ chức TAND [26]. Nhiệm kỳ của các Phó chánh án và thẩm phán TANDTC là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm. Ngoài ra để phục vụ hoạt động xét xử của toà án trong cơ cấu của TAND còn có thư ký toà án, thẩm tra viên, nghiên cứu viên, và các công chức khác làm việc ở các bộ phận giúp việc cho TANDTC.

Có thể nói, Toà án nhân dân tối cao có vị trí và vai trò đặc biệt, là biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp vì toà án thực hiện chức năng xét xử, nơi mà kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa được kiểm tra, xem xét một cách công khai thông qua thủ tục tố tụng luật định để đưa ra những phán quyết có tính chất quyền lực nhà nước, phản ánh đầy đủ, sâu sắc nhất chính sách pháp luật của một quốc gia.

Khi tiến hành xét xử, với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật, toà án không được xét xử tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, cả về luật nội dung và luật tố tụng nên hoạt động xét xử của toà án đòi

hỏi sự vô tư, khách quan, công minh và đúng pháp luật. Khi xét xử, toà án là chủ thể có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các chủ thể khác, ra bản án, quyết định phán xét hành vi của các chủ thể đó. Các bản án và quyết định này được toà án tuyên nhân danh nhà nước, thể hiện trực tiếp thái độ của nhà nước đối với vụ án, quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân và những chủ thể khác. Các bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật là phán quyết cuối cùng. Vì vậy, hoạt động xét xử cũng như việc ra phán quyết của toà án có vai trò vô cùng quan trọng và đòi hỏi tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ trong một trình tự tố tụng hợp lý.

Tuy nhiên, ở Toà án nhân dân tối cao chỉ xét xử phúc thẩm những vụ án có kháng cáo, kháng nghị và xem xét giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật vấn đề đặt ra là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như thế nào để đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, của các tổ chức và cá nhân bị xâm phạm. Không phải bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nào cũng trở thành đối tượng của việc xét lại này mà chỉ khi có những căn cứ nhất định do pháp luật tố tụng của quốc gia đó quy định thì mới phát sinh thủ tục xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa, để ổn định các mối quan hệ xã hội, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước quy định rất chặt chẽ về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Vai trò của Toà án nhân dân tối cao được thể hiện thông qua việc bảo vệ pháp luật. Bảo vệ pháp luật là chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước. Toà án nhân dân tối cao là thiết chế trung tâm của quyền tư pháp. Trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ xã hội. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền luôn mang trong mình những chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người phù hợp với

trình độ văn minh của xã hội, để nhân dân tự điều chỉnh hành vi của mình trong đời sống sinh hoạt, trong giao lưu dân sự cũng như trong mối quan hệ với cơ quan công quyền, đồng thời thể hiện lợi ích và ý chí chung của toàn thể nhân dân lao động, của toàn thể xã hội và cùng với các quy phạm xã hội khác là một trong những phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội và điều hòa, phối hợp các lợi ích xã hội khác nhau.

Ngoài ra, pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự phát triển, mở rộng, củng cố và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính tích cực về chính trị, tính sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Vai trò bảo vệ pháp luật của Toà án nhân dân tối cao được biểu hiện ở các khía cạnh sau:

Toà án nhân dân tối cao tuân thủ pháp luật: một trong những đặc điểm cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ pháp luật. Toà án nhân dân tối cao là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước nên quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng của toà án được xác định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Vì thế, Toà án nhân dân tối cao tuân thủ Hiến pháp, pháp luật đặc biệt là tuân thủ các nguyên tắc có tính chất nền tảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được vận dụng trong lĩnh vực tư pháp như nguyên tắc tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội công dân, các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật, trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân; bảo đảm quyền con người trong quá trình xét xử; quyền lực nhà nước thống nhất và có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; tôn trọng và tận tâm thực hiện các điều ước quốc tế mà nhà nước đã

ký kết hoặc tham gia… là những biểu hiện rò rệt nhất vai trò bảo vệ pháp luật của Toà án nhân dân tối cao.

Vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay chủ yếu thể hiện ở việc xét xử và hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các toà án và giám đốc việc xét xử của các toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của toà án đặc biệt và các toà án khác [26, Điều 19].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và đồng thời là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật mang tính thực tiễn, cụ thể và sinh động và được tiến hành theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể hoặc khi nhà nước cần phải can thiệp để thực thi các quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật thì áp dụng pháp luật có vai trò rất to lớn và rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng v.v...

Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân tối cao là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua hội đồng xét xử, do người thẩm phán chủ tọa phiên tòa xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp nhằm cụ thể hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp đất đai cụ thể bằng các bản án, các quyết định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân bằng. Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao thông qua các hình thức: xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm xét xử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022