5. Sửa đổi quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa nhằm một bước thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự
Tranh tụng là nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án dân sự nói riêng. Bởi qua việc tranh tụng giữa các đương sự tại phiên toà càng làm rõ hơn các tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử trong việc đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết chính xác. Chính bởi tính quan trọng của nguyên tắc này mà Nghị quyết 08/NQ- TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà” [7]. Và đến Hiến pháp năm 2013, tại khoản 5 Điều 103 đã khẳng định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [30].
Một trong những nội dung của việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng chính là việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa. Để bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa, vấn đề không chỉ dừng lại ở việc bổ sung nguyên tắc "Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự” như đã quy định tại Điều 23a Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) mà điều quan trọng hơn là phải quy định rõ các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa, trong đó, trước hết là quyền của đương sự được biết về yêu cầu và chứng cứ của đương sự phía bên kia. Pháp luật tố tụng phải có các quy định không chỉ cho phép các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ chứng minh, mà cần quy định cho các bên tham gia tố tụng có các quyền năng tố tụng để họ có đủ điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình tại phiên tòa. Với các quy định tại phần hỏi của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành khiến các bên đương sự trở nên thụ động, Hội đồng xét xử luôn ở vai trò chủ động thực hiện thay nghĩa vụ chứng minh của đương sự khi giới hạn những vấn đề hỏi trước. Hiện nay vẫn còn khá nhiều Thẩm phán nhận thức không đúng khi cho rằng việc hỏi tại
phiên toà là nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng xét xử. Trong nhiều phiên toà chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử, thậm chí chỉ có một mình Chủ toạ phiên tòa hỏi, còn Luật sư, đương sự... không tham gia. Tình trạng này không chỉ dẫn đến sự ''quá tải'' đối với chủ toạ phiên toà, hạn chế tính tích cực, chủ động của các bên trong tranh tụng, mà còn dẫn đến Toà án ''lấn sân'', làm thay cho các bên trong việc thực hiện chức năng của mình. Điều đó không bảo đảm được sự bình đẳng giữa các bên tranh tụng, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan về vụ án và phán quyết của Toà án. Khắc phục vấn đề này, chúng tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến khi cho rằng, nên thay đổi trình tự hỏi từ quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự theo thứ tự: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người thamgia tố tụng khác hỏi trước, rồi đến Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân...‟ Hội đồng xét xử chỉ hỏi để làm rõ mâu thuẫn, những vấn đề cần xác minh sau khi các bên đã hỏi. Dĩ nhiên toàn bộ quá trình hỏi và tranh luận này phải diễn ra dưới sự điều hành của Hội đồng xét xử. Việc hỏi cụ thể, chi tiết về vụ án do Luật sư và những người tham gia tố tụng khác thực hiện. Hội đồng xét xử chỉ hỏi cụ thể, chi tiết mang tính chất bổ sung, hỗ trợ trong trường hợp nếu thấy điều đó là cần thiết để làm sáng tỏ bất kỳ một tình tiết hay một chứng cứ nào về vụ án mà vì lý do nào đó các bên không làm rõ được. Chỉ trong điều kiện như vậy, Hội đồng xét xử - nhất là chủ tọa phiên toà mới có thể tập trung theo dõi, giám sát quá trình tranh tụng giữa các bên để xác minh, xem xét và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác tất cả các tình tiết cũng như các chứng cứ về vụ án để làm căn cứ cho các phán quyết sau này.
6. Sửa đổi quy định về sự tham gia phiên tòa phúc thẩm của Viện kiểm sát
Theo quy định tại Điều 273a Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm”. Chúng tôi đồng tình với nhiều ý kiến khi cho rằng, quy định này không hợp lí bởi Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên tòa dân sự chỉ để nhận định về tố tụng xem tòa xử đúng hay sai thì không có ý nghĩa. Bản chất lời phát biểu đó là nói với chính người vi phạm để họ tự kiểm và kết luận mình có vi phạm hay không thì cũng chẳng để nhằm mục đích gì.
Do đó, khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì Viện kiểm sát có quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, mà cụ thể là Kiểm sát viên sẽ phát biểu về đánh giá chứng cứ, đối chiếu với các quy định của pháp luật và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Ý kiến của Kiểm sát viên là căn cứ để Hội đồng xét xử tham khảo, cân nhắc, xem xét để có quyết định đúng đắn phù hợp khi giải quyết vụ án. Việc tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án của Viện kiểm sát không vì lợi ích của các bên đương sự mà là vì Viện kiểm sát đại diện cho lợi ích công công cộng, lợi ích của xã hội và lợi ích của luật pháp.
Tham khảo kinh nghiệm Viện công tố Pháp trong tố tụng dân sự cho thấy: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (Điều 426, Điều 427), đối với các vụ việc Tòa án thông báo để Viện công tố tham gia hoặc đối với các trường hợp Viện công tố yêu cầu Tòa án thông báo về những vụ việc mà Viện công tố xét thấy cần thiết phải tham gia ý kiến, thì Viện công tố phải đưa ra kết luận của mình về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tế (về các tình tiết vụ việc). Tuy nhiên, Viện công tố không nhất thiết phải tham dự phiên tòa mà có thể gửi bản phát biểu kết luận viết cho Tòa án. Trong trường hợp tham dự phiên tòa, Viện công tố phát biểu sau cùng.
Với cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi đề xuất sửa đổi Điều 273a của Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng: Sau khi những người tham gia tố tụng phát
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quan Điểm Và Yêu Cầu Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Yêu Cầu Của Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội
- Sửa Đổi Một Số Quy Định Về Hòa Giải Cơ Sở Đối Với Tranh Chấp Về Quyền Sử Dụng Đất
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 13
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
7. Về quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng được quy định tại khoản 2 Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự
Tại Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
1. Hội đồng Xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi… 2. Thành phần của Hội đồng Xét Xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng [28, Điều 277, Khoản 2].
Do không có hướng dẫn cụ thể thế nào là “vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” nên các Tòa án áp dụng không thống nhất khi thực hiện quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại. Theo chúng tôi, để giải quyết đúng vụ án dân sự, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Mọi hành vi vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng dân sự dẫn đến việc Tòa án ra một bản án, quyết định dân sự không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đều phải bị xét xử lại. Do đó, nếu nói Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng sẽ không phản ánh hết những vi phạm Bộ luật tố tụng dân sự vì ngoài thủ tục tố tụng, Bộ luật tố tụng dân sự còn có những quy định khác như các nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương 2 Bộ luật, thẩm quyền xét xử, thành phần Hội đồng xét xử, chứng minh và chứng cứ và những quy định chung khác mà Tòa án cần phải tuân theo trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến khi cho rằng, không phải tất cả các vi phạm Bộ luật tố tụng
dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà chỉ những vi phạm Bộ luật tố tụng dân sự này phải đến mức nghiêm trọng tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn những vi phạm Bộ luật tố tụng dân sự không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bản án sơ thẩm của Tòa án đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn xét xử... Về vấn đề này, trước đây Tòa án nhân dân tối cao đã từng hướng dẫn trong Công văn số 196/NCPL ngày 24/02/1965, theo đó, “Bản án sơ thẩm bị chống án về nội dung (mà thường là chỉ chống án về nội dung) sau khi kiểm tra lại toàn bộ vụ án, Tòa phúc thẩm có thể phát hiện thêm sai lầm, thiếu sót về thủ tục tố tụng. Nếu những thiếu sót đó không nghiêm trọng thì Tòa án phúc thẩm lưu ý Tòa án cấp dưới để rút kinh nghiệm tránh sai sót về sau...”.
Với những phân tích trên và để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong hoạt động tố tụng tư pháp, chúng tôi đề xuất sửa đổi khoản 2 Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng: “Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi... 2. Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự dẫn đến việc Tòa án ra bản án sơ thẩm không có căn cứ, hợp pháp, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự”.
8. Kiến nghị khắc phục một số bất cập liên quan việc hướng dẫn, giải thích pháp luật
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển. Nhiều quan hệ xã hội mới hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi một số chính sách cụ thể trong khi văn bản quy phạm pháp luật lại có tính khái quát cao, định ra
những quy luật chung nhất và phổ biến nhất từ những vấn đề cụ thể. Vì vậy, Luật sau khi ban hành chậm đi vào cuộc sống, phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn quy định cụ thể. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đến công tác giải thích chính thức pháp luật để tạo ra cách hiểu chính xác và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
Hiện nay, có một số bất cập khi thực hiện đồng bộ giữa Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/ND-CP ngày 15/5/2014 và Thông tư hướng dẫn.
Tại khoản 1, Điều 63 Luật đất đai năm 2013 “Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai” [31] liệt kê 8 trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật, nhưng vẫn không rõ và không hợp lý, dẫn đến không thực thi được trên thực tế. Chẳng hạn điểm a, khoản 1, quy định thu hồi trong trường hợp “Sử dụng đất không đúng mục đích” là quá chung chung. Nếu đất trồng lúa, mà bị sử dụng vào việc trồng cây hằng năm khác, thì cũng là trái mục đích, tuy nhiên khó có thể liệt vào trường hợp bị thu hồi, khó khăn cho địa phương thực hiện nhiệm vụ này.
Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 82 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định trường hợp người sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đó, tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 lại quy định là nộp đơn đăng ký biến động đất đai.
Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện trạng nhà ở) có diện tích nằm trong hành lang bảo vệ công trình công cộng có hành lang
bảo vệ an toàn. Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 56 của Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 quy định “Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất” thì địa phương khó xác định trường hợp nào là đủ điều kiện và trường hợp nào không đủ vì trong quy định rõ thế nào là đủ điều kiện, thế nào là không đủ.
Như vậy, thiết nghĩ, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và tăng cường hướng dẫn, giải thích kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai luôn cần được các cơ quan nhà nước quan tâm và thực hiện sát sao.
3.2.1.4. Hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét, song vấn đề trước tiên và cốt lõi cần phải làm là tiến hành “cải cách tư pháp” trong ngành Toà án nhân dân. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này chúng ta nên ưu tiên giải quyết có khoa học về tổ chức guồng máy và cơ chế giải quyết cũng như đội ngũ cán bộ, Thẩm phán.
Trước hết, nên tiến hành cải tổ ở Toà án nhân dân Tối cao theo hướng tinh giảm và có hiệu quả. Có thể áp dụng mô hình giảm Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao để bổ sung cho Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố, chuyển Thẩm phán tỉnh, thành phố tăng cường xuống cấp huyện. Nếu phát triển theo hướng đó cùng với kết hợp luân chuyển cán bộ giữa các địa phương chắc có hiệu quả cao trong công việc giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân.
Thứ hai, đối với Thư ký, Thẩm phán Toà án nhân dân, ngoài tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật thì cần phải đảm bảo tiêu chuẩn đặc thù của chức danh Thư ký, Thẩm phán Toà án đó là năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức. Bên cạnh đó không ngừng đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho hệ thống cơ quan tư pháp.
Thứ ba, vấn đề cải cách chế độ tiền lương: Hiện nay chế độ tiền lương cho cán bộ ngành Toà án còn rất thấp trong khi đó ngành Toà án lại là ngành “đặc thù”. Nếu chúng ta không giải quyết thoả đáng vấn đề này trên thực tế rất dễ phát sinh tiêu cực trong ngành Toà án hoặc các cán bộ trong ngành Toà án không yên tâm công tác, cống hiến cho ngành vì cuộc sống không đảm bảo để nuôi bản thân nói gì đến nuôi con. Do vậy rất nhiều cán bộ, Thẩm phán phải xin chuyển công tác khác hoặc xin ra khỏi ngành Toà án để tìm việc khác có mức thu nhập cao hơn đảm bảo cuộc sống của gia đình. Đây là vấn đề đặt ra là Chính phủ phải chỉ đạo các ngành có liên quan khẩn trương xây dựng hệ thống thang bản lương mới cho ngành Toà án. Điều này cũng phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới, có làm được như vậy thì chúng ta mới mong làm trong sạch nạn tiêu cực của ngành Toà án. Trong xu thế đó chắc chắn rằng các tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết kịp thời và đúng pháp luật.
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho Hà Nội
3.2.2.1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan Toà án
Trong những năm qua, tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được củng cố và kiện toàn, mới bổ nhiệm 01 Phó chánh án thành phố và các chánh toà chuyên trách, Chánh án quận, huyện. Các đơn vị đã từng bước được kiện toàn về biên chế và đội ngũ cán bộ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức chỉ