chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động của ngành Toà án. Tuy nhiên, các toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn, từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân trên địa bàn Thủ đô là góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự địa phương ở thành phố Hà Nội.
2.1.3. Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2014, các tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này, một phần do Hà Nội là thủ đô, nơi có nền kinh tế đang trên đà phát triển, sức ép về nhu cầu sử dụng đất sản xuất và đất sinh hoạt cho dân cư là rất lớn. Mật độ dân cư khu vực nội thành rất cao. Nhu cầu về đất ở tăng và việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Quá trình thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có những vướng mắc làm phát sinh tranh chấp, dẫn đến việc các chủ thể gửi đơn kiện đến tòa án. Đặc biệt, trong những thời gian mà cơn sốt đất ở Hà Nội tăng cao, đẩy giá đất tăng vọt, việc buôn bán nhà ở diễn ra sôi động, nhà đất được chuyển đổi, chuyển nhượng qua tay nhiều chủ thể trên thị trường nhưng lại không được quản lý chặt chẽ khiến số lượng tranh chấp phát sinh từ các giao dịch về đất ở chiếm tỷ lệ rất lớn. Đất ở là loại đất có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với người dân cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Chính vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, công tác hòa giải ở chính quyền cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai của phần lớn dân cư còn hạn chế nên hiệu quả của công tác hòa giải chưa thể đạt được như mong muốn.
Nhu cầu về mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đặt ra nhiều vấn đề. Nếu chính quyền không giải quyết tốt, vừa đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất vừa đạt được lợi ích chung của toàn xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Nhiều vụ việc, do cơ quan nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng nhưng giải quyết việc đền bù cho người dân không thỏa đáng, không giải thích thấu đáo chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với dự án cũng khiến cho việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai của người dân.
Bảng 2.1. Tình hình giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Thụ lý | 425 | 552 | 568 | 560 | 402 | 416 |
Sơ thẩm | 418 | 552 | 568 | 560 | 402 | 416 |
Phúc thẩm | 380 | 512 | 546 | 548 | 390 | 392 |
Sửa | 65 | 52 | 30 | 141 | 32 | 12 |
Hủy | 11 | 24 | 09 | 12 | 09 | 08 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 5
- Các Điều Kiện Đảm Bảo Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân
- Đặc Điểm Về Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ở Thành Phố Hà Nội Có Ảnh Hưởng Tới Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của
- Các Quan Điểm Và Yêu Cầu Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Yêu Cầu Của Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Tòa Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội
- Sửa Đổi Một Số Quy Định Về Hòa Giải Cơ Sở Đối Với Tranh Chấp Về Quyền Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu thống kê của văn phòng Toà án nhân dân thành phố Hà Nội)
Số liệu thống kê trên đây cho thấy số lượng các vụ án tranh chấp đất đai mà tòa án nhân dân trên địa bàn Hà Nội thụ lý và giải quyết có xu hướng tăng dần và chiếm số lượng lớn trong các vụ án dân sự nói chung. Đồng thời, có nhiều vụ án có tính chất phức tạp, tranh chấp gay gắt, kéo dài qua nhiều cấp xét xử.
Thống kê của Văn phòng tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, các tranh chấp về quyền sử dụng đất và ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết thì thấy các loại tranh chấp phổ biến sau:
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
- Đòi đất, lấn chiếm lối đi chung…
Ngoài ra các Toà án nhân dân thành phố Hà Nội còn thụ lý, giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn; cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đòi lại đất khi vợ chồng con trai, con dâu hoặc con gái, con rể ly hôn…
2.2. Thực trạng của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Các Toà án đã tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hoà giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Số lượng các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được Toà án hoà giải thành chiếm tỷ lệ đáng kể. Năm 2014, tỷ lệ hòa giải thành chung của các tòa án đạt trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 35%, trong đó có nhiều tòa án có tỷ lệ hòa giải thành đạt tới 40-50% trong tổng số các vụ án đã giải quyết.
Các Toà án nhân dân trong thành phố Hà Nội đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013
và Bộ luật dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật khác về đất đai và các hướng dẫn của Toà án nhân dân Tối cao trong công tác xét xử các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất. Đường lối xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất được các Toà án nhân dân tuân thủ và áp dụng pháp luật triệt để, chất lượng giải quyết được nâng cao, đã góp phần trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người được Nhà nước giao đất và bảo vệ các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các bản án, quyết định của các Toà án nhân dân thủ đô đã xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được xã hội, nhân dân ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành. Những phiên tòa mẫu với việc tranh luận công khai, dân chủ, những bản án “thấu tình, đạt lý” đầy tính thuyết phục đã đi vào đời sống nhân dân, tại nên niềm tin vào công lý, vào lẽ phải và công bằng xã hội. Công việc xét xử của Thẩm phán đã được xã hội nhìn nhận như một nghề cao quý, vinh dự. Cơ quan tòa án nhân dân thực sự là địa chỉ tin cậy của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua cho thấy đội ngũ Thẩm phán đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ, tổ chức phiên tòa, lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật và ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với những kết quả đã đạt được trong công tác xét xử các vụ án nói chung và giải quyết các tranh chấp đất đai nói riêng, các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hoàn toàn có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện ngày càng tốt
hơn chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật đã giao, xứng đáng trở thành cơ quan trung tâm của hoạt động tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Ngoài ra, thông qua việc xét xử, tòa án nhân dân còn giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đương sự và những người khác.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực đã nên trên, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cũng còn có những hạn chế nhất định. Còn có một số bản án, quyết định của Toà án thể hiện chất lượng xét xử chưa tốt dẫn đến hậu quả bản án bị hủy, đặc biệt có những vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần nên vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, gây tốn kém thời gian và công sức, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan xét xử. Các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị khi đưa ra xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm vẫn còn bị sửa, bị huỷ. Có thể nêu một số hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất là hạn chế về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật vể tố tụng.
- Có trường hợp cán bộ tòa án xác định không đúng thẩm quyền giải quyết của toà án nên đã thụ lý giải quyết.
- Tòa án không áp dụng đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 để xác định tính xác thực của các chứng cứ do đương sự xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.
Mặc dù đã được lưu ý trong một số Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm nhưng một số hồ sơ vụ án, tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chỉ là bản photocopy, trong khi những tài liệu, chứng cứ này có tính chất rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án như: giấy vay nợ, giấy xác nhận số tiền còn nợ, di chúc, hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất…
Những tài liệu pho to copy này không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đã sao y bản chính… không có chữ ký xác nhận đã đối chiếu với bản chính của Thẩm phán nhận tài liệu, hoặc người nhận tài liệu có ký nhưng không ghi rõ chức danh, họ và tên, không lập biên bản về việc thu nhận tài liệu… làm cho việc xem xét đánh giá chứng cứ, xác định đường lối xử lý vụ án gặp khó khăn và không đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Có vụ án, tài liệu, chứng cứ rõ ràng có sửa chữa, tẩy xóa, đương sự có yêu cầu tòa án cho giám định và đồng ý nộp tiền giám định nhưng tòa án không cho tiến hành giám định, dẫn đến sau khi xét xử phúc thẩm, đương sự khiếu nại bản án và tiếp tục yêu cầu được giám định nên bản án đã bị kháng nghị. Đối với trường hợp đương sự yêu cầu giám định và đã được tòa án giải thích nhưng đương sự vẫn không nộp tiền chi phí giám định thì tòa án phải lập biên bản để lưu trong hồ sơ.
- Có một số trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn đã chết trong quá trình tố tụng và họ có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng tòa án vẫn xác định người đã chết là nguyên đơn hoặc bị đơn là không chính xác.
- Có trường hợp tòa án áp dụng không đúng quy định của pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nên tòa án hành chính cấp sơ thẩm thụ lý vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng lại bị tòa án hành chính cấp phúc thẩm xử hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho tòa án dân sự thụ lý, xét xử. Việc chuyển qua, chuyển lại từ tòa án hành chính sang tòa án dân sự và ngược lại khiến cho việc giải quyết bị kéo dài, gây khó khăn cho các đương sự.
- Có trường hợp do không nghiên cứu kỹ hồ sơ dẫn đến khi xét xử, tòa án bỏ sót người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc lại cho người không có liên quan vào trong quá trình giải quyết.
- Sai sót trong khi xác định thời hiệu khởi kiện những vụ việc tranh chấp thừa kế, yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu...
Ngoài ra, còn có hiện tượng vi phạm về thủ tục tố tụng khác trong quá trình thụ lý, xác minh, lập hồ sơ, xét xử (ví dụ như đo đạc diện tích đất không chính xác, định giá đất quá thấp, vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự…) dẫn đến bản án bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại nhiều. Điều đó khẳng định rằng Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp đất đai còn có những hạn chế nhất định khi áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án còn chưa chính xác, khách quan.
Thứ hai là hạn chế về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật nội dung.
Tòa án khi áp dụng các quy định của Luật Đất đai, Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết các tranh chấp đất đai còn có những lúng túng và sai sót, thể hiện ở nhiều dạng khác nhau:
- Sai sót khi xác định diện thừa kế và quyền thừa kế (trong đó có thừa kế quyền sử dụng đất);
- Sai sót khi giải quyết các tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất do thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa chính xác dẫn đến xác định quyền sử dụng đất của mỗi bên không đúng hoặc buộc đập bỏ một phần tài sản trên đất lấn chiếm mà không xem xét, cân nhắc hết tất cả các khía cạnh như lỗi của một bên, tính khả thi, tính hợp lý của quyết định…
- Sai sót do việc đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, khách quan, chính xác.
Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không hiểu đúng các quy định của pháp luật dẫn đến lựa chọn các quy phạm pháp luật chưa chính xác, áp dụng điều luật không đúng. Do đó, các đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án, tiếp tục kháng cáo và các bản án phải xét xử qua nhiều cấp, bị sửa và hủy.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Nguyên nhân khách quan
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đời sống xã hội ngày càng phát triển đã nảy sinh ra các quan hệ tranh chấp mới mà pháp luật chưa theo kịp, chưa dự tính được các tình huống sẽ xảy ra. Hơn nữa hệ thống pháp luật về dân sự nói chung và về đất đai nói riêng chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn còn thiếu, quá trình áp dụng pháp luật đã phát sinh rất nhiều bất cập.
Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai có nhiều trường hợp phải hoãn phiên toà do nguyên nhân khách quan đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án, có đương sự không thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án, một số cơ quan chưa phối hợp chặt chẽ với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm về mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp… làm cho quá trình giải quyết vụ án gặp rất nhiều khó khăn
Ví dụ: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự, các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ và chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án. Nhưng trong thực tế có những vụ án đương sự không cung cấp hết các chứng cứ cho Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết triệt để, họ chờ đến khi vụ án bị kháng cáo, kháng nghị lên cấp phúc thẩm thì các đương sự mới cung cấp chứng cứ mới, việc này đã làm cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm bị sửa thậm chí bị huỷ.
Có những cơ quan hành chính nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân xin các tài liệu, chứng cứ để cho họ cung cấp cho Toà án thậm chí họ đề nghị Toà án thu thập chứng cứ ở cơ quan nhà nước khác thì các cơ quan