Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Toà Án Nhân Dân Tối Cao

chung nên không chỉ rò được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể.

Thứ tư, Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật phải nghiên cứu kỹ vụ việc, phân tích làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó, trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rò thì phải áp dụng tương tự để từ đó lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong quá trình áp dụng pháp luật, người có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Mặt khác, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra một quyết định đúng đắn, chính xác vừa thấu tình, đạt lý thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng.

Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.[10]

1.1.2. Các giai đoạn của áp dụng pháp luật

Để hoạt động áp dụng pháp luật được chính xác, đạt chất lượng, hiệu quả cao cần tiến hành theo quy trình sau đây:

Bước 1: Xác định cơ sở thực tiễn

Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình áp dụng pháp luật. Trước tiên cần xác định đúng đắn nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó. Trước khi quyết định áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải điều tra, xem xét, kể cả các biện pháp chuyên môn đặc biệt như xem xét thực địa, trưng cầu giám định, áp dụng các biện

pháp khẩn cấp tạm thời để làm sáng tỏ những sự việc có liên quan. Khi điều tra, xem xét phải đảm bảo sự khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc; phải nghiên cứu, xác định vụ việc đó thực sự có ý nghĩa pháp lý hay không, đánh giá được tầm quan trọng về mặt pháp lý của nó; tuân thủ các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc. Các cơ quan áp dụng pháp luật phải quan tâm không chỉ kết quả việc xem xét đánh giá sự việc khách quan mà phải xác minh kết quả đó có mang tính chân lý và đúng pháp luật hay không?

Trên cơ sở đó xem xét có cần phải áp dụng pháp luật đối với vụ việc cụ thể hay không? Nếu cần thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quy trình.

Bước 2: Xác định cơ sở pháp lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình áp dụng pháp luật vì nếu không đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng. Trước hết, phải xác định ngành luật điều chỉnh để đi đến lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Quy phạm được lựa chọn phải từ các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì áp dụng theo quy định đó. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy phạm trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng quy phạm pháp luật của văn bản mới.

Khi đã lựa chọn được quy phạm pháp luật cụ thể, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải tư duy khoa học, logic, biện chứng làm sáng tỏ, nhận thức đúng đắn nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 3

Bước 3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Giai đoạn này là quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật cá biệt hóa, cụ thể hóa những quyền và nghĩa vô chung chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật để ấn định những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp, trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm.

Văn bản áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích và mệnh lệnh của nhà nước được thể hiện trong các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, khi ra văn bản, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải đánh giá những tình tiết của vụ việc mang tính pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn; phải "chí công, vô tư" không thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Văn bản áp dụng pháp luật phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền đúng tên gọi và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; nội dung văn bản phải rò ràng, chính xác, đầy đủ, hình thức văn bản phải đảm bảo các quy định của thủ tục hành chính.

- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở pháp lý, chỉ rò chi tiết cụ thể tới điểm, khoản, điều của văn bản pháp luật áp dụng. Nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự lý giải kỹ càng về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương tự đó, đồng thời cũng phải ghi rò đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào hoặc nguyên tắc pháp luật nào.

- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và có thật thì mới đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác, có tính thuyết phục.

- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với nhu

cầu thực tế của cuộc sống thì mới bảo đảm cho văn bản quy phạm pháp luật có tính hiện thực. Nếu văn bản áp dụng pháp luật không phù hợp với th ực tế thì khó được thi hành nghiêm chỉnh, thi hành kém hiệu quả, thậm chí không thể thi hành.

Bước 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật, tiến hành những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật như việc tổ chức thi hành bản án v.v... Trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật nhằm đảm bảo để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Cuộc sống xã hội hàng ngày có không ít những sự kiện, những quan hệ xảy ra trong thực tế liên quan tới lợi ích cá nhân, tổ chức cần phải được pháp luật điều chỉnh ngay lập tức để đảm bảo lợi ích của công dân, các tổ chức và của nhà nước, song pháp luật không thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội để có những quy phạm pháp luật mới, điều chỉnh vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian. Mặt khác, rất nhiều sự kiện xảy ra đột xuất, nhất thời nên cũng chưa hẳn đã cần đến các quy phạm pháp luật mới. Giải pháp cho những tình huống này là áp dụng pháp luật tương tự để giải quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật tương tự phải rất hạn chế, chỉ khi thật sự cần thiết mới nên áp dụng. Việc áp dụng pháp luật tương tự phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, của nhà nước và của công dân, đồng thời phải đảm bảo những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa.[10]

1.1.3. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao

Toà án nhân dân tối cao áp dụng pháp luật: hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tối cao là hình thức áp dụng pháp luật để bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm. Thông qua hoạt động xét xử, Toà án nhân dân tối

cao đưa ra các hành vi tranh chấp pháp lý liên quan đến những con người cụ thể áp vào các chuẩn mực pháp luật, đối chiếu làm sáng tỏ mối tương quan giữa cái cá việt là hành vi vi phạm, tranh chấp với cái khuôn chung là quy phạm pháp luật để đánh giá, phán xét bản chất pháp lý, tính hợp pháp, tính đúng đắn của hành vi, tranh chấp từ đó đi đến một phán quyết có tính bắt buộc thi hành đối với những người có quyền và lợi ích liên quan.

Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân tối cao là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua hội đồng xét xử, do người thẩm phán chủ tọa phiên tòa xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp nhằm cụ thể hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp đất đai cụ thể bằng các bản án, các quyết định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân bằng. Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao thông qua các hình thức: xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm xét xử.

1.2. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

Khái niệm tranh chấp đất đai

Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật không phải lúc nào cũng có chung quan điểm hay cùng một cách tiếp cận về các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ dẫn đến những bất đồng, xung đột hay những mâu thuẫn nhất định. Hiện tượng đó lý luận và thực tiễn pháp lý gọi là sự tranh chấp pháp lý.

Tùy vào từng lĩnh vực, loại quan hệ có thể có nhiều loại tranh chấp khác nhau, chẳng hạn: tranh chấp dân sự, tranh chấp trong kinh doanh, thương mại… trong đó có tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của quan hệ pháp luật đất đai. Chẳng hạn trước đây, nhà nước chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu trong quan hệ đất đai: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Bước sang nền kinh tế thị trường, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất-kinh doanh mà thực hiện quản lý thông qua hệ thống pháp luật, chính sách thuế, đất đai được thừa nhận có giá trị, QSDĐ được tham gia các giao dịch trên thị trường làm quan hệ đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp, xuất hiện nhiều quan hệ mới liên quan đến chuyển nhượng, thừa kế, góp vốn… là gia tăng tranh chấp, mâu thuẫn đất đai.

Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai.

Các chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.

Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước.

Tranh chấp đất đai làm cho những quy định của pháp luật đất đai và chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không thống nhất xác định với nhau về ranh giới sử dụng đất:

Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn giữa vợ và chồng.

Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được cấp cho người khác

Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây vùng kinh tế mới, với các lâm trường, nông trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm nghĩa vụ hoặc cản trở việc thực hiện quyền của bên kia cũng phát sinh tranh chấp, thường được thể hiện ở các hình thức:

Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ.

Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích cộng đồng.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Nhiều sự tranh chấp về QSDĐ dẫn đến những tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai cơ quan hành chính cùng cấp với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn khai thác kinh tế trọng yếu, những vùng có địa giới không rò ràng, không có mốc giới nhưng có vị trí quan trọng.

1.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và toà án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc toà án.

Hòa giải

Hòa giải là một biện pháp giúp các bên tìm ra tiếng nói chung để tháo gỡ những vấn đề mâu thuẫn, bất đồng trên cơ sở tự thỏa thuận.

Nếu hòa giải thành, tranh chấp sẽ kết thúc. Trường hợp các bên không thể tự thương lượng hòa giải được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thông qua tổ hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở vẫn không thống nhất thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp xảy ra để yêu cầu hòa giải.

Thời hạn hòa giải là 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn. Kết quả phải được lập thành biên bản có sự xác nhận của UBND cấp xã và có chữ ký của các bên.

Trường hợp kết quả hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở tài nguyên và môi trường đối với trường hợp khác. Các cơ quan này trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi đó và cấp mới GCNQSDĐ.

Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện tại Toà án nhân dân

Luật Đất đai 2003 có sự thu hẹp phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.

Thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân:

Giải quyết các tranh chấp về QSDĐ mà đương sự đã có GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003.[18]

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Toà án nhân dân chỉ giải quyết khi có Biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã, có chữ ký của các bên.

Giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính

Giải quyết các tranh chấp đất đai mà các bên đương sự không có

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí