nhân dân tỉnh Phú Yên trao đổi nghiệp vụ về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Lưu Phơi với bị đơn là ông Ngô Tây và bà Nguyễn Thị Thanh Vân.
Trong quá trình giải quyết, toà án cấp sơ thẩm có thiếu sót trong việc xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ đó là việc không lấy lời khai của vợ chồng ông Lưu Cường để xác định có việc ông Cường bán nhà đất cho vợ chồng ông Tây hay không?
Hơn nữa, tại Biên bản hòa giải thành ngày 14-4-1998 phía bị đơn là ông Tây lại vắng mặt (chỉ có bà Vân-là vợ của ông Tây); tuy nhiên, nội dung biên bản này ghi nhận sự thỏa thuận của vợ chồng ông Tây là không đúng. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 15 ngày 29-4- 1998, Toà án nhân dân huyện Sông Công có ghi bị đơn là vợ chồng ông Tây, bà Vân do bà Vân là đại diện nhưng trong hồ sơ vụ án không có giấy ủy quyền của ông Tây cho bà Vân tham gia tố tụng. Do đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nội dung. Sau khi có khiếu nại của vợ chồng ông Tây và kiến nghị của Đội thi hành án, lẽ ra Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên phải giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật.
Việc xem xét có kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên theo thủ tục tái thẩm hay không thì phải căn cứ vào quy định tại Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự. Vấn đề này, trong hồ sơ vụ án thể hiện năm 199 đương sự cũng đã xuất trình “Giấy mua bán nhà ở” năm 1992 và Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên cũng đã biết tài liệu này. Tuy nhiên, ông Trần Xuân Viên (là người viết hộ giấy mua bán nêu trên theo lời khai của ông Tây) đã có lời khai rằng ông có viết giấy mua bán hộ cho ông Tây nhưng vợ chồng ông Lưu Cường có ký vào giấy này hay không thì ông không biết. Do đó, toà án nhân dan tỉnh Phú Yên cần phải yêu cầu đương sự xuất trình bản
chính tài liệu trên; đồng thời tiến hành lấy lời khai của vợ chồng ông Lưu Cường để xác định có việc mua bán theo lời khai của vợ chồng ông Tây hay không. Nếu có căn cứ xác định có việc mua bán nhà đất giữa vợ chồng ông Cường và vợ chồng ông Tây vào năm 1992 thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên có thể xem xét để kháng nghị quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên theo thủ tục tái thẩm.
Như vậy, Toà án nhân dân tối cao đã làm tốt công tác hướng dẫn các toà án cấp dưới về việc áp dụng thống nhất pháp luật. Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao hàng năm còn tổ chức họp tổng kết ngành Toà án nhân dân để rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các vụ án và đề ra phương hướng hoạt động cho ngành toà án trong năm tiếp theo.
Cùng với yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, ngành Toà án nhân dân tối cao còn phải tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về thủ tục tố tụng; xây dựng các đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành theo tinh thần cải cách tư pháp; tăng cường hợp tác quốc tế; kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức toà án trong sạch, vững mạnh và tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các toà án.
Trong những năm qua Báo công lý, Tạp chí Toà án nhân dân và Cổng thông tin điện tử của ngành Toà án nhân dân đã đăng tải các bài viết với nhiều nội dung phong phú, có chất lượng, bám sát tình hình nhiệm vụ chính trị của ngành, cũng như hoạt động của các cơ quan tư pháp. Kịp thời thông tin các văn bản pháp luật mới, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo hoạt động của lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao. Thông qua đó giúp các độc giả có thể nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình hoạt động của các toà án và là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ rất bổ ích cho cán bộ công chức trong toàn ngành Toà án nhân dân, cũng như các độc giả quan tâm tới công tác toà án.
2.2.4. Một số thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao
Thành tựu
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Toà Án Nhân Dân Tối Cao
- Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Toà Án Nhân Dân Tối Cao Theo Trình Tự Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm
- Tình Hình Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm Của Tandtc Từ Năm 2008 Đến Năm 2010
- Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Và Áp Dụng Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Toà Án Nhân Dân
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 12
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Năm 2010, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được gửi tới các toà án, đặc biệt là Toà án nhân dân tối cao vẫn nhiều chủ yếu là các tranh chấp đất đai. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, thời gian qua, các đơn vị chức năng của ngành tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp theo các văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao như: Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 01/02/2008 quy định tạm thời về việc phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành Toà án nhân dân; Thông báo số 291/TB-TCCB ngày 11/7/2008 về việc phân công bổ sung nhiệm vụ cho thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đang công tác tại toà lao động, toà hành chính, toà kinh tế thực hiện việc giải quyết một số vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa dân sự; Quyết định số 43/2008/QĐ-TANDTC ngày 22/12/2008 về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong ngành Toà án nhân dân [34]. Đồng thời, Toà án nhân dân tối cao đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ban hành văn bản quy định về việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này theo hướng quy định rò trách nhiệm của từng cơ quan, cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Năm 2010, Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết 10.072 đơn/vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (trong đó có
6.157 đơn/vụ cũ còn lại và 3.915 đơn/vụ mới phát sinh); đã xem xét, giải quyết 4.081 đơn/vụ (bằng 48%), tăng hơn năm trước 89 đơn/vụ. Trong đó, đã trả lời cho các đương sự không có căn cứ kháng nghị 3.705 vụ (Toà án nhân
dân tối cao: 3.187 vụ, các Toà án nhân dân cấp tỉnh: 518 vụ); kháng nghị
1.096 vụ, do có vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng, thiếu chứng cứ hoặc đánh giá sai chứng cứ dẫn tới giải quyết vụ án không đúng pháp luật (Toà án nhân dân tối cao: 1.031 vụ, các Toà án nhân dân cấp tỉnh: 65 vụ). Số đơn còn lại là 5.271 đơn/vụ, số đơn này vẫn đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật [34]
Do làm tốt việc rà soát, phân loại đơn; tăng cường phối hợp công tác giữa các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành; quán triệt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao phải ưu tiên giải quyết đối với các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các đơn bức xúc, kéo dài, đảm bảo tất cả các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật, nên trong thời gian qua nhiều vụ việc bức xúc, kéo dài đã được tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm; chất lượng giải quyết đơn, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đã được nâng lên; đã hạn chế thấp nhất các trường hợp trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm so với cùng kỳ năm trước giảm 23 trường hợp [34]. Hầu hết các kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh đều được Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận.
Như vậy có thể thấy rằng, trong năm qua công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và việc xét xử phúc thẩm tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng giải quyết; công tác giám đốc, kiểm tra việc xét xử của toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới đã được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong toàn ngành nên các sai sót trong công tác xét xử nói chung và những sai sót trong việc áp dụng chế định án treo hoặc bản án tuyên không rò ràng nói riêng đã
được rút kinh nghiệm kịp thời, đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng đã kháng nghị để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Hạn chế
Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao về cơ bản đã khắc phục được những sai sót về đường lối xét xử của toà án cấp sơ thẩm và toà án cấp phúc thẩm; góp phần tích cực vào việc đảm bảo chất lượng trong hoạt động xét xử của toà án; tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế đó là còn tồn tại nhiều vụ án sau khi đã được xét xử phúc thẩm vẫn bị kháng nghị, có nhiều trường hợp đương sự ở nước ngoài nên cần phải ủy thác tư pháp nên việc xét xử cũng kéo dài… làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Công tác xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC nhìn chung còn chậm, số lượng án tồn đọng, quá hạn vẫn còn nhiều…
Trong công tác giám đốc thẩm, tái thẩm: Do số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Toà án nhân dân tối cao phải thụ lý, giải quyết quá lớn mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng số đơn chưa được xem xét, giải quyết vẫn còn nhiều, tuy nhiên số đơn này vẫn còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Một số Toà án nhân dân cấp tỉnh chưa quan tâm làm tốt công tác giám đốc kiểm tra việc xét xử đối với toà án cấp huyện hoặc thực hiện còn mang tính hình thức
Mặc dù đã có tiến bộ so với những năm trước, nhưng công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Toà án nhân dân tối cao vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án trong tình hình hiện nay; một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chậm được hướng dẫn.
- Hệ thống văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian qua các tranh chấp đất đai được giải quyết tại TANDTC thường liên quan đến nhà, đất là tài sản có giá trị lớn do đó diễn biến rất phức tạp, quá trình giải quyết thường bị kéo dài,
thiếu văn bản về hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, tổ chức chưa kịp thời phối hợp với Toà án nhân dân tối cao trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, giám định tham gia định giá tài sản…
- Do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự dẫn đến đường lối giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai không ổn định. Mỗi lần pháp luật có sự sửa đổi gây ra những lúng túng trong việc áp dụng và giải quyết.
- Ý thức pháp luật của nội bộ người dân trong xã hội còn thấp. Để thẩm phán có thể đảm nhận tốt vai trò là người trọng tài trong tố tụng dân sự và ra phán quyết một cách khách quan, công minh thì các đương sự phải thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh nhưng đa phần người tiến hành xác minh thu thập chứng cứ vẫn là thẩm phán nên nhiều trường hợp vụ án không được giải quyết đúng hạn.
- Trình độ chuyên môn của thẩm phán, thẩm tra viên chưa đồng đều nên việc áp dụng các văn bản pháp luật cũng không thống nhất.
- Tranh chấp đất đai hiện nay ngày càng phức tạp, bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau, đương sự cư trú ở cả trong nước và nước ngoài nên việc lấy ý kiến của họ gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng đến tốc độ giải quyết vụ án.
Nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh thiếu các quy phạm pháp luật điều chỉnh; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống; tiến độ xây dựng pháp luật còn chậm nhất là tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, pháp lệnh, chất lượng văn bản pháp luật chưa cao, nhiều quy định không rò ràng gây khó khăn cho việc thực hiện và áp dụng. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm và giải thích hướng dẫn áp dụng của TANDTC còn chưa rò ràng, kịp thời dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song ngành Toà án nhân dân đã khắc phục khó khăn giành nhiều thắng lợi. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ Toà án nhân dân tối cao đã bám sát nhiệm vụ chính trị đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng, phục vụ kịp thời các yêu cầu mới, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong hoạt động xét xử việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ vụ việc tranh chấp dân sự nói chung, các vụ việc tranh chấp đất đai nói riêng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Bản án quyết định của toà án đã thể hiện rò nét yêu cầu coi trọng tranh tụng tại tòa theo tinh thần nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị và nghị quyết số 48-49/2005 của Bộ chính trị. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta, với sự cố gắng khắc phục những thiếu sót của toàn bộ cán bộ công chức ngành toà án, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng vào sự trong sạch, sáng suốt công minh của những người "cầm cân nảy mực" trong việc lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật để việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp đất đai nói riêng của Toà án nhân dân tối cao được chính xác, đúng pháp luật góp phần xứng đáng vào công cuộc cải cách tư pháp.
Chương 3
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN
3.1. Quan điểm của Đảng trong việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai của hệ thống Toà án nhân dân và Toà án nhân dân tối cao
Quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong thời kỳ đổi mới thể hiện ở nhiều văn kiện, trong đó có các văn kiện tiêu biểu như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 8-11- 1993 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật"; Chỉ thị số 34 – TC/TW ngày 18-3-1994 của Ban Bí thư về "Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân, thẩm phán toà án quân sự các cấp"; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị về "Phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa cấp uỷ Đảng với Đảng uỷ Công an, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên"; Chỉ thị số 53 – CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21-3-2000 về "Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000"
Nghiên cứu những chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân trong các văn kiện nêu trên, có thể nhận thấy, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Toà án nhân dân trong thời kỳ đổi mới là hoàn toàn nhất quán, có sự kế thừa và phát triển từng bước. Đảng luôn quan tâm chỉ đạo nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ Toà án nhân dân. Đó là cho