Các Điều Kiện Đảm Bảo Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Toà Án Nhân Dân

Từ khi thụ lý vụ án đến khi đưa vụ án ra xét xử, giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi ra quyết định xét xử vụ án tranh chấp đất đai được tiến hành theo các bước đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 như sau: Hội đồng xét xử gồm có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân, 1 Thư ký ghi biên bản phiên toà.

- Phần thủ tục:

Thẩm phán sẽ tiến hành:

+ Tuyên bố khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Nghe Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt của các đương sự đã được triệu tập hợp lệ; xem xét quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt.

+ Kiểm tra căn cước của các đương sự có mặt tại phiên tòa đồng thời phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa.

+ Giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác; giải thích quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

+ Bảo đảm tính khách quan

- Phần hỏi tại phiên toà:

+ Hỏi đương sự về sự thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu khởi kiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Nghe lời trình bày của các đương sự.

+ Thứ tự hỏi phiên toà: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 6

+ Công bố các tài liệu của vụ án, xem xét các chứng cứ.

+ Kết thúc việc hỏi tại phiên toà.

- Phần tranh luận tại phiên toà.

+ Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu, nguyên đơn bổ sung ý kiến. Sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu, bị đơn có ý kiến bổ sung.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến. Nếu nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu và tranh luận. Khi tranh luận có vấn đề nảy sinh thì Thẩm phán trở lại việc xét hỏi (nếu thấy cần thiết)

- Phần nghị án và tuyên án:

+ Nghị án.

+ Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu qua nghị án xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận.

+ Tuyên án, cấp trích lục cho đương sự và những người được cấp theo quy định của pháp luật.

Bản án của Hội đồng xét xử là kết luận cuối cùng giải quyết tranh chấp của các bên đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai ở giai đoạn sơ thẩm. Bản án có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày nếu các bên đương sự không kháng cáo và Viện kiểm sát không kháng nghị.

Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của các giai đoạn trên, ở giai đoạn này chủ thể có thẩm quyền (Thẩm phán, Hội đồng xét xử) ra quyết định hoặc bản án để quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tranh chấp đất đai. Văn bản áp dụng pháp luật này thể hiện rất rõ năng lực, trình độ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình áp dụng pháp luật. Vì trong giai đoạn này các phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý, phán quyết này chính là căn cứ vào các quy phạm pháp luật đất đai, quy phạm pháp luật dân sự và các quy phạm pháp luật khác để giải quyết vụ án. Nội dung quyết định, bản án phải rõ ràng, chính xác và đúng quy định pháp luật.

Sơ đồ 1.1. Quá trình tố tụng tại tòa án



ĐƠN KHỞI KIỆN

BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Kháng nghị,

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Kháng nghị,

PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

* Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.

- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Quyết định trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

- Có sai lầm nghiêm trọng trong thủ tục áp dụng pháp luật.


THỦ TỤC TÁI THẨM

* Căn cứ kháng nghị tái thẩm.

- Mới phát hiện tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án.

- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng.

- Thẩm phán, HTND, thư ký tòa án cố tình làm sai lệch hồ sơ.

- Bản án, quyết định mà tòa án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy.

PHIÊN TÒA SƠ THẨM

- Đơn khởi kiện.

- Các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn chứng minh cho các yêu cầu của người khởi kiện

Gửi đến tòa án có thẩm quyền giải quyết

THỤ LÝ VỤ ÁN


Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí


CHUẨN BỊ XÉT XỬ

- Thông báo cho bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết nội dung khởi kiện.

- Yêu cầu đương sự viết bản tự khai, xác minh, thu thập chứng cứ nếu thấy cần thiết phải thu thập chứng cứ.

- Tiến hành hòa giải giữa các đương sự.

- Có thể áp dụng pháp luật các quy định như: giai đoạn áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án.


- HĐXX gồm 01 thẩm phán và 2 HTND, HĐXX quyết định theo nguyên tắc bình đẳng và theo đa số.

- Phiên tòa sơ thẩm gồm 4 giai đoạn:

+ Thủ tục bắt đầu phiên tòa.

+ Thủ tục hỏi tại phiên tòa.

+ Tranh luận tại phiên tòa.

+ Nghị án và tuyên án.


- HĐXX gồm 03 thẩm phán, HĐXX quyết định theo nguyên tắc bình đẳng và theo đa số.

- Phiên tòa phúc thẩm cũng thực hiện các phần tố tụng như phiên tòa sơ thẩm. Điểm khác là trước khi kết thúc phần thủ tục thì chủ tọa sẽ tóm tắt nội dung vụ án và quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.

1.3.2. Các điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân

1.3.2.1. Điều kiện về chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, các chuyên gia pháp lý được đào tạo ở nhiều nước khác nhau và có những quan điểm khác nhau, chưa có các chuyên gia chuyên sâu riêng biệt, kỹ thuật soạn thảo, xây dựng pháp luật chưa cao, thuật ngữ và các khái niệm pháp lý trong các quy phạm pháp luật còn không thống nhất, có những quy định của pháp luật phải có văn bản hướng dẫn để thi hành của các cơ quan có thẩm quyền thuộc lĩnh vực đó. Thực tế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng không có tính khả thi hoặc khả năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống xã hội lại bị bãi bỏ dẫn đến Nhà nước tốn kém kinh phí đầu tư xây dựng luật hoặc pháp luật không sát với thực tế, và thậm chí không theo kịp với thực tế dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thấp…

Để áp dụng pháp luật đạt kết quả cao thì bản thân pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật phải có chất lượng cao, phải sát với thực tế và theo kịp với đời sống xã hội.

Hệ thống pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn phải có tính đồng bộ, thống nhất về nội dung văn bản: Không mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

Các văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp giữa nội dung và hình thức, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao và đảm bảo ổn định tương đối, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp mặt khác việc hướng dẫn, thi hành các văn bản pháp luật cần được tập huấn thường xuyên và cập nhật liên tục.

Trong hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân thì chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật nó ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của công dân khi tham gia quan hệ tranh chấp đó, khi áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai thì Toà án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai. Do vậy nếu hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo chất lượng tốt, thiếu tính chính xác, không có khả thi sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, không thể hiện được pháp chế của Nhà nước XHCN.

Vì thế chất lượng của hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật phải tốt thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực cao, theo sát với thực tiễn và đi vào cuộc sống.

1.3.2.2. Điều kiện về trình độ, phẩm chất đạo đức và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

Áp dụng pháp luật là một nhiệm vụ đặc thù của toà án nhân dân nhằm bảo vệ công lý, đảm bảo sự công bằng, ổn định, phát triển kinh tế xã hội. Cán bộ, Thẩm phán toà án và Hội thẩm nhân dân phải có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực trong công việc, có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, có cách ứng xử tốt, có tư cách đạo đức mẫu mực. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân được chuẩn mực, khách quan và hiệu quả cao.

Để làm tốt công tác này thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân luôn trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ và có các Thẩm phán chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp đất đai. Trong thực tế những năm gần đây đã có trường hợp áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân còn tình trạng giải quyết thiếu khách quan, không thấu tình đạt lý

dẫn đến các bản án bị huỷ, cải sửa nhiều, nguyên nhân do trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

Đối với Hội thẩm nhân dân phải là người có am hiểu pháp luật có trình độ kiến thức pháp luật thì hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng mới có hiệu quả cao.

Để có hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật nói chung thì Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán và quan trọng nhất về tiền lương và phụ cấp. Khi có một mức lương xứng đáng đảm bảo được cuộc sống của mình và con cái của họ thì chắc chắn rằng hạn chế được việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra. Trên cơ sở họ cân nhắc những thiệt hơn chắc rằng họ sẽ không có việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra. Sự quan tâm này là sự tác động lớn thúc đẩy các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân làm việc công tâm, khách quan, cống hiến hết mình cho sự nghiệp.

1.3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, các chế độ bảo vệ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết và xét xử các vụ tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân

Để đảm bảo cho cán bộ Toà án Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, những người làm công tác áp dụng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, một trong những điều kiện hết sức quan trọng phải quan tâm là vấn đề trụ sở, những thiết bị làm việc và xét xử. Xét xử là công việc phức tạp, bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sẽ dẫn đến một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, danh dự của người phải thi hành. Chính điều này đã trở thành sự ganh ghét, hằn thù, đe doạ, trả thù trong cuộc sống. Ai cũng phải có các mối quan hệ xã hội. Nếu Thẩm phán không biết phân biệt thì dễ dẫn đến những cám dỗ vật chất đời thường, nhất là điều kiện kinh tế vật chất hiện nay đang thiếu thốn. Do tính chất đặc thù của công việc, Thẩm phán phải được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Để

giúp các Thẩm phán yên tâm công tác, Nhà nước nên có quy định những biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cho Thẩm phán có như vậy các Thẩm phán mới yên tâm, chuyên tâm vào công việc trọng trách được giao. Việc áp dụng pháp luật để giải quyết và xét xử các vụ án tranh chấp đất đai được đảm bảo chính xác và đúng pháp luật.

1.3.2.4. Điều kiện đảm bảo tính độc lập, khách quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân nói riêng

Tính độc lập của Thẩm phán là tự mình đưa ra phán quyết dựa trên căn cứ pháp luật mà không phụ thuộc vào từ bất kỳ một định chế hay bất cứ một đối tượng chủ thể nào khác. Thẩm phán quyết định những vấn đề của vụ án phù hợp với sự đánh giá khách quan của mình, các sự kiện của vụ án và sự hiểu biết của mình về pháp luật mà không có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp bởi bất kỳ từ phía nào.

Việc duy trì tính độc lập của Thẩm phán là cần thiết để đạt được mục đích của việc xét xử và thực hiện chức năng của nó trong xã hội có tự do và tuân thủ các quy định của pháp luật. Sự độc lập này cần được bảo đảm của Nhà nước và phải được quy định trong hiến pháp hoặc pháp luật.

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai không được bất kỳ ai can thiệp hoặc tác động đến đường lối giải quyết của Thẩm phán.

Thẩm phán phải trung thực, khách quan, vô tư và tôn trọng tính độc lập, không được có những hành vi sai trái trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

Sự độc lập của Thẩm phán phải tuân theo pháp luật trên cơ sở đánh giá của mình về các tình tiết của vụ án chỉ dựa vào pháp luật không bị ảnh hưởng, tác động của bất kỳ tổ chức nào, cá nhân nào và vì bất cứ lý do gì. Điều này có nghĩa là, khi nghiên cứu, đánh giá các tình tiết của vụ án Thẩm phán chỉ có

thể áp dụng pháp luật làm thước đo công cụ để đưa ra kết luận. Khi dựa vào pháp luật để đánh giá tình tiết của vụ án, trước tiên Thẩm phán phải đánh giá các chứng cứ, tình tiết được thể hiện trong hồ sơ vụ án có đảm bảo các quy định của pháp luật về chứng cứ hay không, có nghĩa là Thẩm phán phải kiểm tra các thuộc tính của chứng cứ. Sau đó, Thẩm phán phải xem xét các tình tiết có dấu hiệu của quan hệ pháp luật và so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật về vấn đề đó để xác định cũng như để đánh giá.

Độc lập xét xử, Thẩm phán phải đảm bảo các quan hệ xã hội hay ý nhất là các quan hệ phát sinh từ quá trình giải quyết vụ án không ảnh hưởng đến việc xét xử. Các quan hệ xã hội có liên quan đến giải quyết vụ án là những quan hệ phát sinh từ những người tham gia tố tụng như đương sự là bạn của vợ hoặc người thân… Nếu có mối quan hệ đó thì chắc chắn sẽ tác động đến thái độ, kết quả xét xử của Thẩm phán ở một mức độ nào đó.

Khi xét xử, ngoài mối quan hệ xã hội tác động đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán thì Thẩm phán còn bị chi phối bởi các quan hệ công tác và vấn đề này rất khó cho quá trình giải quyết của Thẩm phán. Do vậy, Thẩm phán phải là người biết phân tích, dùng sự am hiểu pháp luật của mình để đánh giá và suy xét để có quan điểm đúng nhất.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp đất đai nói riêng của Toà án nhân dân, nếu Thẩm phán thiếu vô tư, khách quan, quyền và lợi ích của một trong các bên tham gia tố tụng sẽ bị ảnh hưởng.

Thẩm phán luôn tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Đây là tiền đề đảm bảo cho sự vô tư khách quan của Thẩm phán trong việc xét xử. Khi đã tôn trọng sự thật thì Thẩm phán phải căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án để áp dụng pháp luật, đưa ra hướng giải quyết có căn cứ chính xác và đúng quy định của pháp luật.

Khi giải quyết vụ án, Thẩm phán không được đưa ra bất kỳ một sự bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022