Sửa Đổi Một Số Quy Định Về Hòa Giải Cơ Sở Đối Với Tranh Chấp Về Quyền Sử Dụng Đất

thẩm quyền của Toà án bao gồm: (i) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; (ii) Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; (iii) tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; (iv) tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất.

Thuật ngữ “tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bao gồm ba loại: (i) tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực chất là tranh chấp quyền sử dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới); (ii) tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

(iii) tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Chúng tôi cho rằng, việc hiểu và vận dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng đất” theo hướng này là hợp lý cả về vấn đề logic ngôn ngữ và thực tiễn.

Một vấn đề cần làm rõ là “tranh chấp về quyền sử dụng đất” có đồng nghĩa với khái niệm “tranh chấp đất đai” hay không. Theo Khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 và theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Trong khi đó, khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai lại quy định “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này… do Toà án nhân dân giải quyết.”; và tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài

sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”. Như vậy, theo các quy định này, chúng ta thấy có một sự tương đồng giữa hai thuật ngữ “tranh chấp đất đai” và “tranh chấp về quyền sử dụng đất”. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần sử dụng thống nhất một khái niệm là “tranh chấp về quyền sử dụng đất” để tránh những giải thích và áp dụng khác nhau.

3. Sửa đổi một số quy định về hòa giải cơ sở đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất

Trên thực tế đã xảy ra trường hợp, khi Ủy ban nhân dân triệu tập các bên để hòa giải nhưng bên bị đơn không đến, do vậy Ủy ban không tiến hành hòa giải được. Vậy, trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân có lập biên bản về việc không hòa giải được không? nếu có thì có coi đây là biên bản hòa giải không thành không; đồng thời trong biên bản này cũng không có chữ ký của bị đơn, như vậy đương sự có quyền khởi kiện không? Về vấn đề này, có nhiều ý kiến cho rằng, không nên áp dụng máy móc cho rằng nhất thiết phải có “Biên bản hòa giải không thành” thì Tòa án mới thụ lý vụ án. Bởi vì theo quy định thì thời hạn để Ủy ban nhân dân tiến hành cho các bên hòa giải với nhau là 45 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu hết thời hạn này mà bị đơn không đến thì Ủy ban nhân dân không thể tiến hành hòa giải được, đây phải coi là trường hợp “hòa giải không thành”, do đó, nếu sau đó đương sự khởi kiện vụ án tại Tòa án thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết. Chúng tôi cũng đồng tình với các ý kiến này và cho rằng không nhất thiết trong mọi trường hợp đều phải có biên bản hòa giải không thành và phải có đủ chữ ký của các bên tranh chấp.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, cần bổ sung quy định nhằm bảo đảm các quyền tố tụng của đương sự theo hướng: nếu hết thời hạn hòa giải theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 mà Uỷ ban nhân dân không tiến hành hoà giải hoặc không có điều kiện hoà giải (bên bị kiện không có

thiện chí nên không có mặt hoặc không thể có mặt…) thì đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án. Thời gian từ ngày đương sự nộp đơn yêu cầu hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cho tới khi khởi kiện ra Toà án không được tính vào thời hiệu khởi kiện.

Một vấn đề nữa, đó là, tính hiệu lực pháp luật của biên bản hòa giải thành. Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai là trình tự thủ tục bắt buộc, quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng. Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân cấp xã với trách nhiệm theo quy định đã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các tổ chức xã hội khác đã thực hiện hòa giải thành công nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, chấm dứt vụ việc từ cơ sở. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về đất đai chưa chặt chẽ, nên phần nào giảm đi tính hiệu quả của công tác này. Cụ thể là, Luật Đất đai năm 2003 và đến nay là Luật Đất đai năm 2013 đều không quy định rõ biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được các bên tranh chấp thống nhất có hiệu lực pháp luật hay không? Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc tranh chấp đất đai sau khi đó được chính quyền cơ sở sử dụng nhiều phương pháp và thời gian hòa giải thành công, nhưng sau đó một trong các bên tranh chấp lại gửi đơn yêu cầu giải quyết và các cấp chính quyền phải tiếp tục hòa giải, giải quyết lại vụ việc (pháp luật không quy định thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai), ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tranh chấp đất đai về bản chất là một dạng tranh chấp dân sự, vì vậy trong việc giải quyết tranh chấp, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự phải được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 không quy định rõ tính hiệu lực pháp luật của các vụ việc tranh chấp đó được hòa giải thành là không phù hợp với nguyên tắc nêu trên cả về tính khoa học và pháp lý. Vì vậy, Luật Đất đai năm

2013 cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng: biên bản hòa giải thành các vụ việc tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền không thụ lý các đơn thư đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải thành.

Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội - 11

4. Sửa đổi một số quy định của tố tụng dân sự về thời hạn cung cấp chứng cứ

Qua thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về hoạt động cung cấp chứng cứ, chúng tôi thấy nhiều vụ án các đương sự không tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ cung cấp, xuất trình chứng cứ của mình gây cản trở cho việc xem xét, giải quyết vụ án và làm cho quá trình xét xử bị dây dưa, kéo dài. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do hạn chế, bất cập từ chính quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, chúng tôi thấy trong một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã thể hiện việc ấn định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ. Chẳng hạn, quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu có.

Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do, nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn, nhưng không không quá 15 ngày [28, Điều 175].

Quy định này mặc dù xác định thời hạn tối đa đương sự phải giao nộp chứng cứ nhưng lại bỏ ngỏ quy định hậu quả pháp lý về việc đương sự không giao nộp chứng cứ trong thời hạn ấn định. Bên cạnh đó, các quy định khác trong Bộ luật tố tụng dân sự từ phần chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm, phiên

tòa phúc thẩm… đều thể hiện việc cho phép đương sự được cung cấp chứng cứ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng: Bắt đầu từ khi khởi kiện, trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa sơ thẩm, sau phiên tòa sơ thẩm khi đương sự thực hiện quyền kháng cáo tại cấp phúc thẩm; khi đương sự thực hiện quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…

Việc không ấn định thời hạn đương sự cung cấp chứng cứ trong Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành mặc dù có lợi thế là bảo đảm cho bản án, quyết định được đúng đắn khách quan. Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy đây là quy định dẫn đến nhiều trường hợp khi việc giải quyết vụ kiện bước vào giai đoạn tranh luận, chuẩn bị tuyên án, đương sự (thường là bị đơn) mới xuất trình chứng cứ. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện (án tồn đọng) trong trường hợp đương sự hay Luật sư của đương sự cố tình lợi dụng. Do việc đương sự không xuất trình chứng cứ ở cấp sơ thẩm dẫn đến khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm nhiều bản án sơ thẩm đã bị hủy. Ví dụ, vụ án chia thừa kế là quyền sử dụng đất, tại cấp sơ thẩm đương sự không xuất trình di chúc, Tòa án đã tiến hành giải quyết vụ án chia thừa kế theo pháp luật. Tại cấp phúc thẩm đương sự mới xuất trình di chúc, với chứng cứ mới này làm thay đổi hẳn hướng giải quyết của vụ án. Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự: Tòa án cấp phúc thẩm „hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được‟. Như vậy, bất kể do lỗi của đương sự hay của Tòa án thì việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được đều là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm. Điều này tạo nên áp lực tâm lý cho các Thẩm phán xét xử sơ thẩm.

Với quy định cho phép đương sự được tự do xuất trình, bổ sung chứng cứ trong giai đoạn phúc thẩm (Khoản 3 Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự) còn ảnh hưởng tới nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử và như nhiều ý kiến đã phát biểu là “làm cho thủ tục xét xử phúc thẩm ở Việt Nam có vai trò gần giống như thủ tục xét xử sơ thẩm lần thứ hai”.

Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh, giao nộp chứng cứ nhưng lại không quy định thời hạn giao nộp chứng cứ, hậu quả của việc giao nộp chậm chứng cứ. Đây chính là nguyên nhân làm giảm quyền của đương sự phía bên kia trong việc chứng minh, đồng thời dẫn đến nhiều bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm bị “hủy oan”.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc khẳng định cho Thẩm phán có quyền “ấn định một thời hạn nhất định để đương sự cung cấp chứng cứ” là một quy định cần được bổ sung trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Việc quy định ấn định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ nhìn từ góc độ lịch sử tố tụng dân sự, ngay từ năm 1972 tại Điều 32 Bộ luật TTDS - Thương sự 1972 của chính quyền Sài Gòn cũ cũng đã có quy định ấn định thời hạn bị đơn cung cấp chứng cứ là 8 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được trát đòi...

Tham khảo pháp luật nước ngoài, chúng tôi thấy quy định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ cũng được áp dụng khá rộng rãi, ví dụ:

- Pháp luật TTDS Đan Mạch, Thụy Điển qui định: Bị đơn có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trong thời hạn từ 10 ngày đến 3 tuần lễ, kể từ khi nhận được bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong thời gian ấn định này, các bên có quyền tìm kiếm, xuất trình các chứng cứ, đưa ra danh sách các nhân chứng. Sau khi hết thời hạn nêu trên, Toà án chỉ chấp nhận những chứng cứ mới trong trường hợp đương sự đã không thể biết và không buộc phải biết về việc có chứng cứ đó;

- Điều 134 Bộ luật TTDS Pháp qui định: Thẩm phán ấn định thời hạn

và nếu cần thì ấn định cả thể thức trao đổi giấy tờ, tài liệu, trường hợp vi phạm có thể bị phạt tiền để cưỡng chế.

Ý kiến chúng tôi cho rằng, việc cung cấp chứng cứ phụ thuộc vào chính yêu cầu của các đương sự, nhưng điều đó không có nghĩa đương sự được quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, mà cần có giới hạn nhất định. Nhằm mục đích tăng trách nhiệm của các bên trong việc chứng minh cho yêu cầu của mình trong một khoảng thời gian nhất định, hợp lý đủ để thực hiện việc tìm kiếm, xuất trình chứng cứ. Theo chúng tôi, pháp luật chỉ nên qui định thời hạn giải quyết đối với từng loại vụ kiện như pháp luật hiện hành; còn thời hạn xuất trình chứng cứ cụ thể nên để Thẩm phán giải quyết vụ kiện xác định hợp lý cho mỗi trường hợp cụ thể mà họ đang giải quyết, không nên ấn định chung cho tất cả các loại vụ kiện. Trong thời gian do Thẩm phán ấn định, các bên có quyền tìm kiếm, xuất trình chứng cứ, yêu cầu triệu tập người làm chứng..., sau khi hết thời hạn nêu trên, Thẩm phán chỉ chấp nhận những chứng cứ do đương sự xuất trình quá hạn, trong trường hợp đương sự đã không thể biết và không buộc phải biết về việc có chứng cứ đó hoặc có những lý do chính đáng, khách quan mà không thể có được chứng cứ để cung cấp trong thời gian quy định. Điều này nhằm mục đích tạo cho Thẩm phán có thể chủ động giải quyết vụ việc và nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc chứng minh cho các yêu cầu của mình trong khoảng thời gian hợp lý, đồng thời đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện được nhanh gọn, dứt điểm, tránh tình trạng xuất trình chứng cứ một cách tùy tiện, bất cứ lúc nào, giai đoạn nào, làm cho việc giải quyết vụ kiện bị kéo dài. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, việc cho phép các đương sự bổ sung chứng cứ ở Tòa án cấp phúc thẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy và sửa nhiều. Điều này đã được chứng minh trên thực tế,

đó là có rất nhiều bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy hoặc sửa do có chứng cứ mới.

Song song với việc xác định quyền hạn ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ cho Thẩm phán cũng cần có biện pháp để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong việc ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ, tránh sự tuỳ tiện, và cần có chế tài phạt tiền phù hợp đối với những hành vi cố tình từ chối cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Thẩm phán.

Với những phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng sau:

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong thời hạn nhất định do Thẩmphán ấn định. Hết thời hạn đó, việc xuất trình chứng cứ quá hạn chỉ đượcchấp nhận trong trường hợp có lý do chính đáng hoặc vì những trở ngại

khách quan mà đương sự không thể có được chứng cứ để cung cấp trong thờihạn đã được ấn định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác cho rằng, trong điều kiện hiện nay mà quy định như vậy có thể dẫn đến tình trạng một bên đương sự được hưởng lợi không có căn cứ do bên kia không biết thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh đồng thời Tòa án giải quyết vụ án không căn cứ vào sự thật khách quan của vụ án. Do đó, những ý kiến này cho rằng, nên bổ sung quy định về trách nhiệm của đương sự khi cung cấp chứng cứ mới mà không có lí do chính đáng theo hướng như sau: buộc đương sự khi cung cấp chứng cứ mới mà không có lí do chính đáng phải bị phạt tiền và chịu toàn bộ phí tổn phát sinh từ việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án do việc chậm cung cấp chứng cứ đem lại sẽ hạn chế được sự thiếu trung thực của một bên đương sự.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí