Khái Quát Tình Hình Phát Triển Các Dntm,dv Vừa Và Nhỏ Trên Địa Bàn Hà Nội

truyền thống luôn được các DNVVN giữ gìn và truyền vào suy nghĩ của mọi nhân viên trong các doanh nghiệp. Sự trung thành củ a khách hàng chính là yếu tố giúp nhiều DNVVN tồn tại và vượt qua khó khăn. Để đáp lại sự trung thành ấy, các DNVVN luôn có những ưu đãi và hợp tác chặt chẽ đối với tập khách hàng này.

Hai là, các DNVVN Nhật Bản luôn coi sự hài lòng của khách hàng là thành công của mình. Do vậy, họ rất chú trọng những thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã có những xử lý rất nhanh chóng khi khách hàng có phản hồi qua điện thoại hoặc email. Nếu trước đây, các công ty thường hẹn “Chúng tôi sẽ trả lời trong vòng 24h/Chúng tôi sẽ trả lời ngay khi xử lý/Câu hỏi của bạn đã được chuyển đến bộ phận chức năng”. Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng đẩy nhanh hơn nữa tốc độ xử lý các phản hồi của khách hàng. Để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bám sát các ý tưởng mà khách hàng nêu ra như tạo điều kiện cho khách hàng thiết kế mẫu sản phẩm theo suy nghĩ của họ, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu các ý tưởng và cố gắng tạo ra sản phẩm nếu các ý tưởng đó thực sự mang lại giá trị.

Ba là, luôn đổi mới. Đổi mới được coi là yếu tố tạo nên sự thành công của kinh tế Nhật Bản nói chung và là yếu tố gắn bó với thành công của các DNVVN Nhật Bản. Sự đổi mới ở đây không chỉ được hiểu là đổi mới sản phẩm mà là sự đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một mặt, các DNVVN coi trọng việc duy trì sổn định, mặt khác các DNVVN Nhật Bản rất quan tâm và đổi mới một cách thường xuyên từng khâu công việc, chính sách bán hàng, chính sách mở rộng thị trường. .. nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Bốn là, kiểm soát và ứng phó tốt trước những biến động của thị trường. Các DNVVN Nhật Bản rất biết tận dụng lợi thế linh hoạt của mình để ứng phó trước những biến động của thị trường. Khi thị trường có những thay đổi, các DNVVN Nhật Bản nhanh chóng chuyển dịch hoạt động để có được sản phẩm phù hợp với sự thay đổi của thị trường.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mỗi doanh nghiệp phải xác định được thị trường của mình và tập trung mọi nỗ lực cho đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn nhằm mong muốn đạt đượ c những thành công nhất định trên các đoạn thị trường đó. Trong cấu trúc thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn cần phải có những đoạn thị trường giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc trong dài hạn. Chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, chương 1 của luận án đã mạnh dạn đưa ra khái niệm thị trường chiến lược và quản trị thị trường chiến lược dựa trên cơ sở của các khái niệm có liên quan như thị trường của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, quản trị chiến l ược…..

Thứ hai, chương 1 của luận án đã nghiên cứu và chỉ ra khả năng vận dụng các lý thuyết: giá trị cung ứng khách hàng , giữ gìn và phát triển khách h àng, bậc thị trường, quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng, lý thuyết cạnh tranh… trong quản trị TTCL.

Thứ ba, chương 1 của luận án đã xây dựng được mô hình quản trị thị trường

chiến lược trong các DNTM,DV vừa và nhỏ.

Thứ tư, chương 1 của luận án cũng đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị thị trường chiến lược của các DNTM,DV nhỏ và v ừa. Đồng thời, chương 1 của luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản trị TTCL của các DNVVN trong và ngoài nước.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Ở CÁC DNTM,DV NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Khái quát tình hình phát triển các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

2.1.1.Quá trình phát triển DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ Hà nội nói riêng

2.1.1.1.Quá trình phát triển số lượng doanh nghiệp

Hà Nội là một trong 2 trung tâm kinh tế lớ n nhất cả nước hơn thế nữa Hà Nội với tư cách là thủ đô, trái tim của cả nước đã và đang ngày càng phát triển nhằm phát huy truyền thống và tiềm năng kinh tế của vùng “địa linh nhân kiệt”. Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Hà Nội đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, gấp 1-1,5 lần so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Kinh tế Hà Nội đã và đang đóng góp khoảng trên 10% trong tổng GDP cả nước và là thành phố dẫn đầu cả nước về mức GDP. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, Hà Nội vẫn chưa phát huy được tiềm năng của mình cũng như chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực Hà N ội đang có. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội còn chậm và chưa hiệu quả, hiện nay GDP của các ngành dịch vụ đang chiếm khoảng 52,5%, GDP của các ngành công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 41,4% và GDP của ngành nông lâm thủy sản chiếm khoảng 6,1% (trích dẫn nguồn Niên giám thống kê 2010). Cải cách hành chính ở Hà Nội còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế thủ đô.

Trong bối cảnh đó của Hà Nội, các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, đứng trước những cơ hội lớn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển. Số lượng các DNVVN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng lên khá nhanh trong vòng 10 năm qua (Xem phụ lục 3). Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh dưới tác động của một số yếu tố:

Thứ nhất, Hà Nội trong thời gian vừa qua đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, ở mức cao. Đây là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động. Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trên địa bàn này tăng nhanh, trong đó không chỉ có các doanh nghiệp mới ra đời tại Hà Nội mà còn có không ít các doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành khác thiết lập chi nhánh hoạt độ ng tại Hà Nội. Điều này chứng tỏ khu vực Hà Nội có sức hút rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, môi trường kinh doanh của Hà Nội đã và đang được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều này thể hiện rõ tr ong các chủ trương, quyết sách lớn của UBND Thành phố Hà Nội trong thời gian qua .

Thứ ba, cùng với cả nước, Hà Nội đã có nhiều thay đổi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp, các quy định của pháp luật ngày một rõ ràng minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động, trong đó đặc biệt phải kể đến sự thay đổi của Luật doanh nghiệp. Năm 2002 khi Luật doanh nghiệp ra đời lần đầu tiên, đây được coi là một dấu ấn về pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng nên sau 3 năm thi hành một lần nữa Luật doanh nghiệp được sửa đổi theo hướng đổi mới, cập nhật những xu hướng phát triển trong hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với bối cảnh mới cả trong nước và quốc tế. Từ sau khi Luật doanh nghiệp được sửa đổi, số lượng doanh nghiệp nói chung và DNVVN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng .

2.1.1.2. Về loại hình doanh nghiệp

Các DNVVN có mặt ở tất cả các loại hình doanh nghiệp từ DNNN cho đến các Hợp tác xã. Khu vực DNNN, số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ngày càng giảm (xem phụ lục 3), xu hướng này hoàn toàn phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước cũng như tinh thần chuyển đổi hình thức hoạt động của Luật doanh nghiệp. Nếu như trước đây, khi nói đến các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh người ta thường nghĩ ngay đến các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng trong 10 năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhlàm phong phú thêm bức tranh DNVVN Việt Nam.

2.1.2. Đánh giá chung vai trò của DNVVN Hà nội

Là một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, Hà Nội cũng phải đối mặt với tất cả những khó khăn và thử thách mà đất nước phải trải qua. Song nhờ những quyết sá ch hợp lý của Đảng và Nhà nước, nhờ sự năng động sáng tạo của lãnh đạo thành phố, nhờ sức sống của toàn dân, Hà Nội cũng đã và đang vươn mình trỗi dậy để tiếp tục xứng đáng với vị trí là “trung tâm đầu não” của cả nước. Trong vòng 10 năm, từ 1990 đến 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội đạt 11,6%, GDP bình quân đầu người từ 446 USD đã tăng lên tới 990 USD. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở một số lĩnh vực đã phát triển, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 11 lần. Kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được nâng cấp, phát triển. Đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân cư được cải thiện. Góp mình vào sự phát triển toàn diện của thủ đô không thể không kể đến vai trò tích cực của các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có một bộ phận không nhỏ là các DNVVN.

DNVVN đóng vai trò quan trọng tạo công ăn việc làm cho Thủ đô. Hà Nội là nơi tập trung lượng lao động lớn hơn nhiều so với các khu vực khác trong cả nước. Lượng lao động của Hà Nội tăng liên tục cùng với dân số Thủ đô bởi các nguyên nhân chủ yếu: tăng lao động do tăng dân số tự nhiên, tăng lao động do tăng dân số

cơ học và tăng lao động do mở rộng Thủ đô. Trong những năm qua số lượng DNVVN của Hà Nội tăng với tốc độ cao đã giải quyết được nhiều chỗ làm mới cho người lao động. Tạo công ăn việc làm không chỉ làm gia tăng của cải vật chất cho xã hội mà còn góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm bớt tệ nạn xã hội.

Từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp nói chung, DNVVN nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khu vực DNVVN do có khả năng thích ứng nhanh của với sự biến động của môi trường nên vẫn tiếp tục tạo lập sự bình ổn kinh tế cho Thủ đô trong một chừng mực nhất định.

DNVVN cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm, đa dạng về chủng loại thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. DNVVN với một số lượng đông đảo trong nền kinh tế, có mặt ở mọi lĩnh vực sản xuất đã tạo ra một sản lượng đáng kể cho xã hội. Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo, DNVVN có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và độc đáo của người tiêu dùng.

DNVVN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối

đa nguồn lực khác tại địa phương. Điều kiện thành lập DNVVN thường không đòi hỏi lượng vốn và lao động quá lớn. Riêng 7 tháng đầu năm 2010 đã có 9977 DNVVN đăng ký thành lập với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 466.894.000 triệu

đồng. Các DNVVN tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có điều kiện tham gia đầu tư, chuyển dần nguồn vốn nhàn dỗi trong xã hội đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Người dân Hà Nội có mức thu nhập bình quân cao hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước, tương ứng số tiền tích lũy hiện chưa được sử dụng trong dân cư Hà Nội còn nhiều, vì vậy sự phát triển của DNVVN tạo điều kiện khai thác nguồn vốn nhàn dỗi này.

Theo số liệu tổng điều tra của Tổng cục thống kê, tại thời điểm 1/7/2007 Thủ đô Hà Nội có 117034 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 47214 hộ có đăng ký kinh doanh chiếm 40,2%. Đây là mức cao hơn hẳn so với tỷ lệ hộ có đăng ký kinh doanh chung trên toàn quốc(27,5%). Khu vực này là m ột kênh phân phối quan trọng đóng góp cho việc phát triển các dịch vụ và thương mại bán lẻ của Thủ đô.

Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều tập đoàn kinh doanh lớn, các công ty đa quốc gia. DNVVN hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp quy mô lớn, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn. Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp lớn không có khả năng bao quát toàn bộ thị trường đặc biệt là các thị trường nhỏ lẻ, thị trường ngách, chính hoạt động của các DNVVN đã giúp các doanh nghiệp lớn tiếp cận các ngách thị trường. Đồng thời, các DNVVN trong nền kinh tế còn là những vệ tinh cung cấp các yếu tố đầu vào, tham gia vào một số khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn.

2.1.3. Đặc điểm TTCL và nhân tố ảnh hưởng đến TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ thành phố Hà Nội

2.1.3.1. Đặc điểm TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ thành phố Hà Nội

TTCL của các DNTM, DV vừa và nhỏ Hà Nội là những thị trường đầy hấp dẫn. Năm 2009, Thđô Hà Nội có tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 6,7% so với năm 2008, trong đó dịch vụ tăng 7,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,9%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,1%. Đây là mức tăng trưởng khá so với mặt bằng chung của cả nước (5,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 52,3%, cao hơn mức 52,1% của năm 2008; công nghiệp đạt 41,4%. Tính chung cả năm 2009, giá trị sản xuất tăng 9,43% so với năm trước. Tổng thu ngân sách do khối doanh nghiệp Thủ đô thực hiện là 56.809,5 tỷ chiếm tỷ trọng 75,2% trên tổng số thu ngân sách nội địa (trừ dầu thô). Kinh tế Hà Nội những năm qua t ăng trưởng và phát triển nhanh(trích dẫn nguồn số liệu của Cục thống kê Hà Nội) .

Là thị trường có nhu cầu đa dạng, phong phú, nhiều phân đoạn, do vậy mỗi doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi để lựa chọn những đoạn thị trường phù hợp với ưu thế của mình để phát huy vai trò là TTCL trong cơ cấu thị trường của từng doanh nghiệp.

Là thị trường có sức ép cạnh tranh lớn, có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Tất cả các thị trường hàng hóa, dịch vụ của Hà Nội đều đang có sức ép cạnh tranh lớn, bởi trên các thị trường này có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh lớn, đặc biệt là số doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua tăng rất nhanh, gấp gần 10 lần so với năm 2000.

2.1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ thành phố Hà Nội

a) Nhân tố vĩ mô và ngành

Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp thủ đô, trong đó có các DNVVN phát triển. Các chương trình cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp từ khi thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cho đến các hoạt động triển khai kinh doanh. Thành phố cũng đã có chương trình hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, trợ giúp thông tin, qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường cả nội địa và xuất khẩu.

Nhất quán với tinh thần chỉ đạo của Trung ương, mới đây trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV (11/2010) đã nhấn mạnh nhiệm vụ “chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trên cơ sở tiếp tục củng cố các doanh nghiệp lớn của

Thủ đô. Từng bước nghiên cứu thành lập các tập đoàn kinh tế, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đi đôi với chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ HTX. Tạo môi trư ờng phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo điều

kiện cho các loại hình doanh nghiệp đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật,

không hạn chế về quy mô, ngành n ghề, lĩnh vực địa bàn , khuyến khích hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế”. Trong nhiều năm qua các DNVVN luôn được chú trọng trong các chủ trương của Thành phố, một lần nữa quan điểm này được nhắc lại trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố đã khẳng định quan điểm nhất quán của Thành phố trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thủ đô phát triển trong đó có những hỗ trợ nhất định cho DNVVN.

Bảng 2.1: Số lượng d oanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng số DN lớn trên

địa bàn Hà Nội

283

328

438

499

621

702

787

1059

1879

Tốc độ tăng trưởng

(%)

-

15,9

33,5

13,9

24,5

13

12,2

34,6

77,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội - 9

Nguồn : Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam

Từ 2008 đến nay, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, cộng đồng DNVVN Thủ đô cũng “lao đao” trong bối cảnh đó. Hai năm vừa qua là hai năm đầy khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, để đối phó với bối cảnh này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ -CP ngày 24/2/2011 nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Với những nội dung chính của Nghị quyết như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước, Chính phủ hướng tới việc bình ổn thị trường, kiề m chế lạm phát, nhưng cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường nội địa. Do vậy với những DNVVN coi thị trường nội địa là TTCL thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi duy trì, phát triển TTCL trong thời gian tới.

Tình hình tăng trưng kinh tế của Thủ đô

Nền kinh tế Thủ đô có độ mở và hội nhập cao so với cả nước, chịu tác động nhanh và mạnh của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới; nhưng đồng thời đã dần dần hồi phục và lấy lại tốc độ tăng trưởng cao của thời kỳ trước khủng hoảng v à cao so với cả nước (từ 1-1,5 lần). Cho đến nay, Hà Nội vẫn là đầu tầu tăng trưởng và địa bàn hấp dẫn

đầu tư lớn ở phía Bắc, có thu hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn trước suy giảm và khủng hoảng 2001 - 2008, kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng GDP bình quân từ 9,7- 11,4%/năm; giai đoạn bị ảnh hưởng khủng hoảng nặng nhất là năm 2009 vẫn tăng trưởng 6,7%/năm; tính chung cả thời kỳ 2006-2010 đạt bình quân 10,7%/năm (trích dẫn nguồn số liệu của Cục thống kê Hà Nội) .

Tăng trưởng kinh tế thủ đô được duy trì ở mức cao và tương đối ổn định trong bối cảnh thị trường thế giới và thị trường trong nước có nhiều biến động không thuận lợi là nỗ lực lớn của Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để các DNVVN tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng GDP của Hà Nộ i những năm qua nhưng còn thấp so với tiềm năng của một Thủ đô với nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hơn nữa, tăng trưởng GDP chưa đảm bảo phát triển bền vững .

Chất lượng tăng trưởng kinh tế thủ đô được đánh giá chủ yếu qua năng su ất lao động và ICOR. Năng suất lao động thủ đô đạt mức 3594USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với thủ đô các nước trong khu vực và thế giới .

Môi trường cạnh tranh của Hà Nội

PCI là chỉ báo quan trọng về môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của địa phương. Xem xét PCI của Hà Nội trong mối tương quan với các tỉnh thành trong cả nước, có thể thấy PCI của Hà Nội không cao và có xu hướng giảm sút liên tục trong những năm gần đây.

Bảng 2.2: Xếp hạng PCI Hà Nội



2005

2006

2007

2008

2009

2010

Xếp hạng PCI

Hà Nội

14/63

40/63

27/63

31/63

33/63

43/63

Nguồn số liệu: Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam

Môi trường kinh doanh Hà Nội còn nhiều bất cập, hạn chế sự phát triển của các

doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.

a) Nhân tố nội tại của DNTM,DV

Nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp đối với quản trị TTCL

Nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định hiệu quả của các hoạt động quản trị nói chung, quản trị TTCL nói riêng. Khi nhận thức của các nhà quản trị chưa rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi quản trị TTCL tại các doanh nghiệp. Khi khảo sát về nhận thức của nhà quản trị đối với sự cần thiết phải có TTCL không đồng đều và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023