giả Deepa Bhattarai về tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở thanh thiếu niên trung học phổ thông của Thủ đô Pokhara, Nepal cũng cho kết quả tương tự những học sinh có lòng tự trọng thấp có nguy cơ trầm cảm cao gấp 5,282 lần (KTC 95%: 2,994 – 9,319) so với những học sinh có lòng tự trọng cao, mối liên hệ có ý nghĩa thống kê [54]. Sự giống nhau của những nghiên cứu trên và nghiên cứu của chúng tôi có thể được giải thích là vì những người có lòng tự trọng thấp thường tự ti, có nhiều suy nghĩ tiêu cực hơn, thường xuyên bị lo lắng và rối loạn cảm xúc và những yếu tố đó có thể phát triển và duy trì sự trầm cảm. Nghiên cứu để hỗ trợ cho quan điểm thanh thiếu niên bị trầm cảm có lòng tự trọng thấp.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 238 học sinh Trung học phổ thông Việt Nam, Thành phố Hà Nội bằng thang đo trầm cảm trẻ em (CDI 2) chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh
- Tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm là 34%
- Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm là 31,5%
- Tỷ lệ học sinh không bị trầm cảm là 34,5%
- Tỷ lệ học sinh có ý định tự tử: không có ý định tự tử 69,7%, có ý định tự tử nhưng sẽ không thực hiện 29,4%, có ý định tự tử 0,9%
2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh
Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh là:
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Stress Của Học Sinh Khối 10 Trường Thpt Việt Nam – Ba Lan
- Mối Liên Quan Giữa Trầm Cảm Và Yếu Tố Học Tập Của Học Sinh
- Tỷ Lệ Trầm Cảm Ở Học Sinh Lớp 10 Trường Thpt Việt Nam – Ba Lan
- Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 10
- Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
- Yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là mức độ stress: với nguy cơ trầm cảm cao gấp 46,75 lần khi có stress so với không có stress
- Thứ hai là yếu tố mức độ lòng tự trọng: với mức độ lòng tự trọng thấp sẽ có nguy cơ trầm cảm cao 10,16 lần so với lòng tự trọng trung bình.
- Thứ ba là mối quan hệ giữa học sinh với gia đình: những học sinh có mối quan hệ tồi với bố/ mẹ có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với những học sinh có mối quan hệ tốt với bố mẹ lần lượt là 8,25 và 9,83 lần.
- Thứ tư là yếu tố về học lực: những học sinh có học lực trung bình có nguy cơ trầm cảm cao hơn học sinh có học lực khá và giỏi lần lượt là 6,9 và 8,38 lần
- Ngoài ra còn một số yếu tố gây ảnh hưởng ít hơn đến nguy cơ trầm cảm như là:
+ Giới tính nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,94 lần so với giới nam.
+ Yếu tố cá nhân: những học sinh có lo lắng về tương lai sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,99 lần; có khó khăn trong việc học online sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn 3,77 lần; những học sinh có thời gian giải trí mỗi ngày trên
thiết bị điện tử > 3 giờ/ ngày có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2.14 lần so với nhóm sử dụng ≤ 3 giờ/ ngày; những học sinh không thích học online và chấp nhận được việc học online có nguy cơ trầm cảm cao hơn học sinh thích học online lần lượt là 3,46 và 2,35 lần.
1. Về phía nhà trường
ĐỀ XUẤT
Nhà trường, thầy cô cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn, đặc biệt không để xảy ra vấn nạn bạo lực học đường, cũng như đưa ra cách giải quyết khi gặp phải các vấn đề bạo lực học đường. Cần thiết lập các kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh…, tổ chức tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp và giải quyết kịp thời. Nhà trường nên giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý, nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
Định kỳ tổ chức các chương trình trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các học sinh, giúp học sinh giải đáp thắc mắc và tìm kiếm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả và tránh tạo quá nhiều áp lực trong học tập, thi cử.
2. Về phía gia đình và phụ huynh học sinh
Về phía gia đình không nên tạo áp lực học tập quá lớn cho các em, nên tạo cho các em tinh thần thoải mái, hứng thú khi học tập. Gia đình cần dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ các vấn đề khó khăn của các con trong học tập, các mối quan hệ, quan tâm đến sinh hoạt, sức khỏe của các con, hướng dẫn các con thoát khỏi rắc rối gặp phải.
3. Về phía bản thân học sinh
Học sinh nên biết cách sắp xếp thời gian hợp lý sau giờ học căng thẳng dành thời gian cho các hoạt động tập thể, giải trí, củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân, duy trì tốt các mối quan hệ xã hội với người thân, bạn bè, thầy cô…., biết trải lòng mình khi gặp các khó khăn trong cuộc sống bằng cách tâm sự với gia đình, bạn bè và thầy cô. Nếu cảm thấy khó khăn về mặt tâm lý nên đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết, nhất là các vấn liên quan đến học tập, các mối quan hệ trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Depression. National Institute of Mental Health (NIMH),
<https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression>, accessed: 06/05/2022.
2. American Psychiatric Association and American Psychiatric Association, eds. (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM- V, American Psychiatric Association, Washington, D.C.
3. Rey J.M., Bella-Awusah T.T., and Liu J. Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. 38.
4. BS Đào Thị Nhung (2019). Cách dự phòng và phát hiện bệnh trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên. Bệnh Viện Tâm Thần Quảng Nam,
<http://benhvientamthanquangnam.gov.vn/2019/08/15/cach-du-phong-va- phat-hien-benh-tram-cam-o-lua-tuoi-vi-thanh-nien/>, accessed: 06/05/2022.
5. Tang S., Xiang M., Cheung T., et al. (2021). Mental health and its correlates among children and adolescents during COVID-19 school closure: The importance of parent-child discussion. J Affect Disord, 279, 353–360.
6. Trương Oanh (2022). Trầm Cảm Ở Học Sinh: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Phòng Ngừa. Tạp chí Tâm lý học Việt Nam,
<https://tapchitamlyhoc.com/tram-cam-o-hoc-sinh-230.html>, accessed: 06/05/2022.
7. Gater R. and Saeed K. (2015). Scaling up action for mental health in the Eastern Mediterranean Region:an overview. EMHJ-East Mediterr Health J, 21(7), 535–545.
8. American Psychiatric Association, ed. (2000), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) - IV, American Psychiatric Association, Washington, D.C.
9. World Health Organization, ed. (1992), The ICD-10 classification of mental and behavioural disorders: clinical descriptions and diagnostic guidelines, World Health Organization, Geneva.
10. PGS.TS. Nguyễn Kim Việt TS. Nguyễn Văn Tuấn (2016), Giáo trình bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Ferrari A.J., Charlson F.J., Norman R.E., et al. (2013). Burden of Depressive Disorders by Country, Sex, Age, and Year: Findings from the Global Burden of Disease Study 2010. PLOS Med, 10(11), e1001547.
12. Murphy J.M., Laird N.M., Monson R.R., et al. (2000). A 40-Year Perspective on the Prevalence of Depression: The Stirling County Study. Arch Gen Psychiatry, 57(3), 209–215.
13. Kessler R.C., Berglund P., Demler O., et al. (2005). Lifetime Prevalence and Age-of-Onset Distributions of DSM-IV Disorders in the National Comorbidity Survey Replication. Arch Gen Psychiatry, 62(6), 593–602.
14. Trần Thị Quyên (2020), Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tại bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Vũ Thị Hải Hà và UNICEF Việt Nam (2011). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
<https://www.unicef.org/vietnam/media/1016/file/B%C3%A1o%20c%C3
%A1o%20t%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt.pdf>.
16. BS.CKII. Bùi Đức Trình (2010), Giáo trình Tâm thần học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên.
17. Trần Thị Dung (2013). Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. Trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình,
<http://thpttaytienhai.thaibinh.edu.vn/tin-tuc-su-kien/nghien-cuu-khoa- hoc/tham-luan/dac-diem-tam-sinh-li-lua-tuoi-hoc-sinh-trung-hoc-pho- thong.2.html>, accessed: 05/28/2022.
18. Costello E.J., Mustillo S., Erkanli A., et al. (2003). Prevalence and Development of Psychiatric Disorders in Childhood and Adolescence. Arch Gen Psychiatry, 60(8), 837–844.
19. Amstadter A.B., Richardson L., Meyer A., et al. (2011). Prevalence and correlates of probable adolescent mental health problems reported by parents in Vietnam. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 46(2), 95–100.
20. Nguyễn Thị Thu Hoài (2021). Quan tâm tới sức khỏe tinh thần học sinh, sinh viên khi học trực tuyến kéo dài. Thông tin về dịch COVID - 19; Thông tấn xã Việt Nam, <https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/quan-tam-toi-suc- khoe-tinh-than-hoc-sinh-sinh-vien-khi-hoc-truc-tuyen-keo-dai/339e1e2b- de53-4401-aa7d-eca6fbb458df>, accessed: 05/29/2022.
21. Ngô Thị Minh (2021). Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh khi không thể đến trường. vov.vn, <https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/covid- 19-anh-huong-tieu-cuc-den-tam-ly-hoc-sinh-khi-khong-the-den-truong- 899522.vov>, accessed: 05/29/2022.
22. Unsal A. and Ayranci U. (2008). Prevalence of students with symptoms of depression among high school students in a district of western Turkey: an epidemiological study. J Sch Health, 78(5), 287–293.
23. Huang-Chi Lin, Tang T.-C., Yen J.-Y., et al. (2008). Depression and its association with self-esteem, family, peer and school factors in a population of 9586 adolescents in southern Taiwan. Psychiatry Clin Neurosci, 62(4), 412–420.
24. Sandal R.K., Goel N.K., Sharma M.K., et al. (2017). Prevalence of Depression, Anxiety and Stress among school going adolescent in Chandigarh. J Fam Med Prim Care, 6(2), 405–410.
25. Al-Gelban K.S. (2007). Depression, anxiety and stress among Saudi adolescent school boys. J R Soc Promot Health, 127(1), 33–37.
26. Alharbi R., Alsuhaibani K., Almarshad A., et al. (2019). Depression and anxiety among high school student at Qassim Region. J Fam Med Prim Care, 8(2), 504–510.
27. Trần Thị Mỵ Lương and Phan Diệu Mai (2019). Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, 146–150; 166.
28. Hồ Thế Nhân và Phạm Thị Tâm (2019). Tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 7.
29. Trần Thị Hương Quỳnh (2020), Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm học 2019 - 2020 và một số yếu tố liên quan, Trường Đại học Y Hà Nội.
30. Hoàng Kim Thành và cộng sự (2021). Sự gắn kết với trường học và tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của học sinh lớp 10 tại 8 trường trung học phổ thông tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 31, 72.
31. Nguyễn Thị Thùy Linh và cộng sự (2022). Một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm của hoc sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng năm 2021. Tạp chí Y học dự phòng, 32, 278.
32. Maria Kovacs, Ph.D. & MHS Staff Children’s Depression Inventory 2nd Edition. <https://storefront.mhs.com/collections/cdi-2>, accessed: 06/05/2022.
33. DiMaria (2021). Test đánh giá trầm cảm học đường. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ tinh thần - BrainCare, <https://braincare.vn/elementor-1880/>, accessed: 05/28/2022.
34. Rosenberg Morris (1979). Conceiving the Self. New York. .
35. Morris Rosenberg (1965). Society and the Adolescent Self-Image.
<https://www.docdroid.net/Vt9xpBg/society-and-the-adolescent-self- image-morris-rosenberg-1965-pdf>, accessed: 06/05/2022.
36. Schmitt D.P. and Allik J. (2005). Simultaneous Administration of the Rosenberg Self-Esteem Scale in 53 Nations: Exploring the Universal and