Đề Xuất Khung Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu


sát phản ánh họ gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, số liệu lại cho thấy chưa có sự khác biệt về khả năng tiếp cận tài chính giữa các nhóm DNNVV có liên kết và không liên kết với DN FDI. Thậm chí, các tỷ lệ các DN chưa liên kết được vay vốn còn cao hơn so với nhóm có liên kết, điều này hàm ý tiếp cận tài chính có thể không phải là một cản trở chính đối với việc hình thành liên kết tại Việt Nam.

Việc đặt cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp cũng được chỉ ra là có ảnh hưởng tới khả năng cũng như mức độ liên kết của các DN trong nước với DN FDI. Khi đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp, DN có cơ hội tốt hơn để học hỏi và được hỗ trợ từ đối tác và nhận được chuyển giao tri thức (Tusha và cộng sự, 2017), từ đó cũng dễ dàng nâng cao năng lực cũng như có khả năng liên kết tốt hơn. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự (2017) về các DN ngành chế tạo Việt Nam trong năm 2016 hay nghiên cứu mới đây của Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021) sử dụng số liệu DN Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 đã giúp khẳng định quan điểm này.

Bên cạnh đó, khoảng cách công nghệ với DN FDI cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của DNNVV trong nước, từ đó quyết định khả năng DNNVV tham gia liên kết với DN FDI. Khoảng cách công nghệ thường được đo lường bởi chênh lệch năng suất (được đo lường bởi doanh thu trên một lao động) giữa DNNVV và khu vực DN FDI (Castellini & Zanfei, 2003; Hoang & Pham, 2010; OECD-UNIDO, 2019).

Theo khảo sát của OECD-UNIDO (2019) về liên kết giữa DNNVV và DN FDI tại Thái Lan và Việt Nam, các DN FDI có xu hướng sử dụng đầu vào được cung cấp bởi các DN FDI khác, bởi sản phẩm của các DN FDI thường có chất lượng tốt hơn so với các DNNVV trong nước. Điều này hàm ý, nếu khoảng cách công nghệ giữa DNNVV trong nước và DN FDI càng nhỏ, các DNNVV càng có khả năng trở thành đối tác liên kết với DN FDI. Bên cạnh đó, khoảng cách công nghệ nhỏ cũng được khẳng định là có thể giúp DN trong nước được hưởng lợi từ các DN FDI (Nicolini & Resmini, 2010).

Như vậy, có thể thấy, những nhân tố quyết định về năng lực hấp thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tham gia và hưởng lợi từ các liên kết của DNNVV nước tiếp nhận đầu tư bao gồm: (i) quy mô lao động và vốn, (ii) chất lượng lao động, (iii) hình thức sở hữu, (iv) hoạt động đổi mới sáng tạo, (v) khả năng tiếp cận tài chính, (vi) địa điểm sản xuất, (vii) khoảng cách công nghệ so với các DN FDI


trong cùng ngành. Đây là cơ sở để NCS đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV liên kết với DN FDI.

2.3.2 Về môi trường thể chế

Môi trường kinh doanh thuân lợi và chính sách chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các doanh nghiệp, khả năng thu hút vốn FDI cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước (UNCTAD, 2005).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu Grierson và Mead (1995) chỉ ra việc hình thành liên kết kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thị trường từ phía cung (nhà cung cấp) lẫn phía cầu (khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, quá trình hình thành liên kết kinh doanh không được phát triển một cách tự nhiên, và do đó cần có sự can thiệp từ phía chính phủ. Nói cách khác, các chính sách của chính phủ và môi trường thể chế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các liên kết kinh doanh.

Nghiên cứu của Belderbos và cộng sự (2001) cũng cho thấy cơ sở hạ tầng và các chính sách thương mại của nước sở tại có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các mối liên kết. Cụ thể, theo các tác giả, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực trong khi các chính sách hạn chế thương mại là trở ngại cho sự phát các liên kết kinh doanh giữa DN FDI và doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu của Ruffing (2006) cũng chỉ ra rằng, môi trường kinh doanh thuận lợi và các quy định đơn giản, minh bạch, ổn định là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của khu vực kinh tế nói chung và sự hình thành các liên kết kinh doanh giữa các công ty đa quốc gia và công ty trong nước. Trên thực tế, các DNNVV ở các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều quy định gây tốn kém về chi phí và thời gian, khiến họ gặp khó khăn trong việc tham gia khu vực chính thức của nền kinh tế. Các DNNVV ở các nước nghèo thường đối mặt với nhiều quy tắc hành chính và luật pháp hơn, nhiều trì hoãn về mặt thời gian hơn cũng như chi phí cao hơn so với các DNNVV ở các nước tiên tiến (WB, 2005), khiến các DN này gặp nhiều trở ngại khi tham gia vào các liên kết kinh doanh.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 11

Cùng với đó OECD (2006) nhận định, chính phủ các quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế hoàn toàn có thể giúp các DNNVV tham gia thành công vào các liên kết cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, sự minh bạch và công bằng của luật pháp, chi phí hành chính thấp, những hỗ trợ thông tin và tư vấn


cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất là những điều cần thiết để đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

UNCTAD (2010, 2011) nghiên cứu một số quốc gia thành công trong việc phát triển liên kết DNNVV và DN FDI như Singapore, Malaysia, Brazil, Mexico. Theo tổ chức này, mặc dù các DN FDI có thể quan tâm đến việc tạo và tăng cường liên kết địa phương, nhưng sự sẵn sàng của họ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ trong việc giải quyết các thất bại thị trường liên quan tới quá trình hình thành liên kết. Về vấn đề này, để xây dựng và tăng cường liên kết cần phải kết hợp các khu vực công và tư nhân nhằm tạo ra các cơ hội liên kết cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong thực thi, trong hai lĩnh vực: Thứ nhất, việc tạo ra các mối liên kết FDI- DNNVV có lợi phụ thuộc vào khả năng thu hút FDI về cả số lượng lẫn chất lượng FDI. Về vấn đề này, chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp và được hỗ trợ bởi tất cả các chính sách có liên quan để thu hút dòng vốn FDI cao hơn có tính đến đặc thù của từng quốc gia, bao gồm các yếu tố như vốn nhân lực và năng lực công nghệ. Thứ hai, tăng cường khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước là rất quan trọng để thiết lập mối liên kết và đồng hóa hiệu quả công nghệ và kiến thức mà các mối liên kết này có thể cung cấp. Bên cạnh các nỗ lực của DN, các chương trình của Chính phủ nhằm phát triển năng lực của DNNVV cần tập trung vào hỗ trợ công nghệ và đổi mới, xây dựng nguồn nhân lực cho DNNVV và thúc đẩy năng lực quốc tế hóa.

Farole và Winkler (2014) ngiên cứu về các nước khu vực Sub-Saharan và Việt Nam cũng khẳng định môi trường kinh doanh và chất lượng môi trường thể chế của nước tiếp nhận đầu tư quyết định tiềm năng cho liên kết giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Theo các tác giả này, các chính sách của chính phủ đối với khu vực FDI, khu vực tư nhân cũng như các thành phần khác trong nền kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết của khu vực FDI với nền kinh tế trong nước, đồng thời tăng cường hiệu ứng lan tỏa tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế. Chính phủ cần đảm bảo cả ba vai trò gồm cung cấp thông tin, hướng dẫn và quản lý. Sự hình thành các liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong chuỗi cung ứng theo đó đòi hỏi môi trường đầu tư thuận lợi đối với tiếp cận tài chính, nhập khẩu đầu vào, thực thi hợp đồng, tiêu chuẩn quy định đáng tin cậy, đủ nguồn cung điện năng cũng như các hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác,


đồng thời nền kinh tế trong nước có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là các điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo thành công của các mối liên kết. Do vậy, các chương trình của Chính phủ định hướng hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, giúp nâng cao khả năng hình thành cũng như tác động tích cực của các mối liên kết này với doanh nghiệp trong nước nói riêng và nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư nói chung.

Một số nghiên cứu dựa trên dữ liệu của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Ví dụ, Mather (2005) tập trung phân tích về các liên kết tại Nam Phi. Theo đó, tác giả cũng kết luận Chính phủ là một tác nhân rất quan trọng trong các liên kết kinh doanh bởi thông qua các chính sách, quy định pháp luật Chính phủ có thể tạo ra môi trường kinh doanh khuyến khích được liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, chính phủ có thể thúc đẩy các liên kết trong một số lĩnh vực của nền kinh tế như trường hợp của AgriBEE ở Nam Phi (Mather, 2005).

Botelho và Bourguignon (2011) cho thấy, khu vực công với các chính sách phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các liên kết giữa DNNVV và các DN FDI tại Brazil. Cụ thể, theo các tác giả, các chính sách phát triển liên kết cần tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng năng lực của DNNVV trong nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển môi trường kinh doanh thân thiện nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển.

Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu, năng lực hấp thụ của DNNVV và môi trường thể chế được khẳng định là những nhân tố quyết định khả năng hình thành liên kết DNNVV trở thành đối tác liên kết với DN FDI . Đồng thời, NCS nhận thấy các nghiên cứu về khả năng hình thành liên kết chủ yếu được tiến hành với hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) và nghiên cứu định lượng.

Các nghiên cứu theo phương pháp phân tích tình huống thường xem xét kinh nghiệm của một hoặc một vài quốc gia đã và đang thành công trong việc khuyến khích liên kết giữa DNNVV và DN FDI (ví dụ, UNCTAD, 2005; Mather, 2005; UNCTAD, 2010; UNCTAD, 2011; Botelho& Bourguignon, 2011; WB, 2017). Điểm chung của các công trình này tổng hợp, phân tích các thông tin, dữ liệu về các chính sách thu hút vốn đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển năng lực của DNNVV cũng như các chương trình phát triển liên kết.


Theo phương pháp định lượng, một lượng lớn các nghiên cứu thường tập trung phân tích ảnh hưởng từ đặc điểm của các DN FDI tới khả năng thiết lập các liên kết giữa hai khối nội ngoại (ví dụ McAleese & McDonald 1978; Driffield& Noor,1999; Ivarsson, 2002; Tavares& Young, 2002; Giroud& Mirza, 2004). Tuy nhiên, trong bối cảnh một nước phát triển như Việt Nam, chỉ một số nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết từ góc độ DN trong nước, đặc biệt là các DNNVV

Điển hình là nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự (2017) trong đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên kết giữa DN FDI và DN trong nước. Trong công trình này, các tác giả sử dụng dữ liệu điều tra DN để phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới khả năng hình thành liên kết giữa DN FDI và DN trong nước. Không chỉ xem xét liên kết từ góc độ của DN FDI, nhóm nghiên cứu cũng xem xét từ góc độ DN trong nước. Các tác giả chỉ ra rằng, DN nội địa có khả năng liên kết cao hơn nếu đặt cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp. Đồng thời các DN có trình độ máy móc càng hiện đại thì càng có khả năng liên kết nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tiến hành sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong một năm (2016), và chưa tập trung vào đối tượng các DNNVV. Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu dựa trên dữ liệu mảng để thấy rò hơn ảnh hưởng của các nhóm nhân tố khác nhau tới khả năng liên kết với DN FDI của các DNNVV.

Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng của WB (2017) về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV Việt Nam trở thành nhà cung cấp của DN FDI, trong đó tập trung vào các nhóm yếu tố phản ánh trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo của DN, chất lượng lao động, khả năng tiếp cận tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như hình thức sở hữu, địa điểm đặt cơ sở sản xuất cũng như yếu tố về môi trường thể chế tới khả năng liên kết của DN. Hơn nữa, WB (2017) cũng mới chỉ tập trung xem xét liên kết ngược, chưa xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết xuôi khi DNNVV đóng vai trò là khách hàng của DN FDI.

Nghiên cứu gần đây của Đào Hoàng Tuấn và cộng sự (2021) xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của DN FDI và các DN Việt Nam. Các tác giả đã xây dựng nhiều nhóm chỉ số khác nhau để đo lường liên kết giữa DN FDI và DN trong nước. Các kết luận từ mô hình định lượng của nhóm nghiên cứu cho thấy, việc đặt cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp có tác động tích cực đến tất cả các chỉ số liên kết, trong khi quy mô vốn và số năm hoạt động lại có ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ số năng


lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI có tác động tích cực tới chỉ số phản ánh mức độ hiện diện của khu vực FDI trong nền kinh tế. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng xem xét ảnh hưởng của một số biến vĩ mô như chỉ số lạm phát và GRDP (GDP cấp tỉnh). Tuy nhiên, các tác giả chưa xem xét những yếu tố như khả năng tiếp cận tài chính, hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như loại hình sở hữu doanh nghiệp tới liên kết giữa DN FDI và DN trong nước. Đồng thời, cũng giống như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự (2017), nghiên cứu này xem xét các DN trong nước nói chung và chưa phân tích riêng về trường hợp của các DNNVV. Vì vậy, đây là một khoảng trống mà luận án hướng tới lấp đầy.

2.4 Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu về liên kết kinh doanh với DN FDI và sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV, NCS nhận thấy đây là một chủ đề được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế, Chính phủ các quốc gia. Một câu hỏi luôn được đặt ra là, liệu rằng các DN FDI có hình thành liên kết chặt chẽ với các DN trong nước và có giúp các DN trong nước, đặc biệt là các DNNVV tăng cường cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu hay không.

Tuy nhiên, NCS vẫn nhận thấy có một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của các DN FDI tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN trong nước theo cách tiếp cận hiệu ứng lan tỏa và đưa ra các bằng chứng cấp độ ngành tới hoạt động của doanh nghiệp, chưa chú trọng nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng ở cấp độ doanh nghiệp và chưa tập trung vào đối tượng là các DNNVV. Đồng thời, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào hướng tới xem xét ảnh hưởng trực tiếp của các liên kết với FDI tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng ở cả hai khía cạnh xuất khẩu đầu ra và nhập khẩu đầu vào ở cấp độ doanh nghiệp, trong khi hoạt động nhập khẩu đầu vào là hoạt động tương đối phổ biến với các DN Việt Nam, đặc biệt là với các DN ngành chế tạo. Ngay cả báo cáo của WB (2017) cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê mô tả mà chưa đưa ra bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới hoạt động nhập khẩu đầu vào của DNNVV.

Thứ hai, mặc dù nhiều nghiên cứu đã xem xét khả năng hình thành liên kết giữa DN FDI và DN trong nước từ góc độ các DN FDI, song chỉ một số ít nghiên cứu phân tích từ góc độ của các DN trong nước. Ngoài nghiên cứu của WB (2017) về liên


kết ngược, các nghiên cứu khác thường xem xét các DN trong nước nói chung, chưa chú trọng nhóm đối tượng là các DNNVV.

Trong luận án này, NCS hướng tới lấp đầy khoảng trống qua việc nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của các liên kết chuỗi cung ứng với DN FDI ở cấp độ doanh nghiệp (cả liên kết ngược và liên kết xuôi) tới hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam ở cả khía cạnh nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra.

Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV tham gia liên kết với DN FDI, cung cấp các bằng chứng thực nghiệm ở cấp độ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết, đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.

2.5 Đề xuất khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về ảnh hưởng của mối liên kết với DN FDI tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, NCS đề xuất ra khung nghiên cứu như sau:

Liên kết dọc giữa DNNVV với DN FDI

Đặc điểm của DNNVV

Hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của

DNNVV

Đặc điểm ngành

Đặc điểm cấp tỉnh

Hình 2.3: Khung nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV

Nguồn: NCS đề xuất

Mô hình nghiên cứu này được đề xuất dựa trên mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu do Taglioni và Winkler (2016) xây dựng.

Để phản ánh hoạt động tham gia trực tiếp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, tác giả dựa trên quan điểm của Dollar và cộng sự (2016) để phân loại hình thức


tham gia của DN trong chuỗi. Cụ thể, DN không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu chỉ sử dụng sản phẩm trong nước để sản xuất phục vụ thị trường trong nước (D2P). Ngược lại, DN được coi là tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu thực hiện một trong các hình thức sau: chỉ xuất khẩu (D2E), chỉ nhập khẩu (I2P), hoặc cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (I2E).

Trong nghiên cứu này, các đặc điểm của DN được phân tích bao gồm: độ tuổi DN, quy mô lao động, mức độ trang bị vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP, tỷ lệ nợ, hình thức sở hữu, địa điểm sản xuất của DN, hoạt động đổi mới. Cụ thể cách thức đo lường các biến sẽ được trình bày trong chương 4.

Đặc điểm cấp tỉnh/ thành phố được đại diện bởi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và trình độ lao động của tỉnh/ thành phố được đại diện bởi tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo.

Đặc điểm cấp ngành được đại diện bởi chỉ số Herfindahl Hirschman Index (HHI)- phản ánh mức độ tập trung ngành ở ngành cấp 2 chữ số theo VSIC 2007.

Ngoài những nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, cấp ngành, cấp tỉnh như mô hình gốc, trong nghiên cứu này, NCS đề xuất mở rộng thêm nhóm nhân tố phản ánh tình hình liên kết giữa DNNVV và DN FDI. Việc bổ sung này dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết trình bày tại phần 2.2. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy liên kết giữa DN FDI và DN trong nước không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của DN trong nước mà còn có tác động tới các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng của DN với các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Về mặt thực nghiệm, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra ảnh hưởng của liên kết tới hoạt động xuất khẩu -một khía cạnh phản ánh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, ví dụ nghiên cứu của Aitken và cộng sự (1997), Rasiah (2004), Kneller và Pisu (2007), hay Anwar và Nguyen (2011b). Vì vậy, NCS cũng kỳ vọng có hiệu ứng học hỏi từ liên kết với DN FDI cho các DNNVV Việt Nam, từ đó DNNVV có thể phát triển năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, như đã khẳng định ở trên, do có rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của các liên kết ngang bởi các DN FDI thường có xu hướng bảo mật công nghệ với các đối thủ trong cùng ngành (Javorcik, 2004), trong khi các liên kết dọc được khẳng định về cả mặt lý thuyết và thực tiễn là có những tác động tích cực với các DN nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét các liên kết dọc giữa các DNNVV và các DN FDI nhằm kiểm

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí