homestay, dần phát huy hiệu quả. Ông V.H.H - một trong 5 hộ được tham gia đề án này chia sẻ rằng ông đã được hỗ trợ và hướng dẫn làm dịch vụ du lịch một cách chuyên nghiệp, nhờ đó, lượng khách du lịch đến với gia đình ông nhiều hơn, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Để phát triển du lịch văn hóa tâm linh, Huyện cũng quan tâm đầu tư đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh mà điểm nhấn quan trọng là Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, tại thôn Làng Tạc (xã Yên Nguyên). Hiện Chùa đang lưu giữ một hiện vật lịch sử quý giá, đó là tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - Bảo vật quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 30-12-2013. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là tài liệu thành văn cổ nhất phát hiện được trên đất Tuyên Quang và là một trong số rất ít các di vật thời Lý (thế kỷ XI) còn được nguyên vẹn cho tới ngày nay. Ngoài giá trị lịch sử, tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc còn mang giá trị tiêu biểu, điển hình cho nền mỹ thuật điêu khắc thời Lý - nền nghệ thuật Phật giáo. Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo, phục dựng lại Chùa với tổng diện tích 16 ha bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia và đã hoàn thành việc tôn tạo, phục dựng năm 2013. Sự đầu tư đó đã đem lại cho Chùa diện mạo khang trang, thu hút khách du lịch tham quan.
Về nguồn vốn xã hội hóa: Huyện tạo điều kiện để các đơn vị xây dựng khuôn viên tạo điểm đến. Huyện thực hiện công tác quy hoạch tổng thể du lịch huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Riêng tại khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, từ năm 2007, thác nước được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, do Công ty TNHH Sông Gâm quản lý, khai thác. Công ty đã tiến hành san ủi mặt bằng gần thác, xây dựng khuôn viên, nhà sàn, cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát, nghỉ ngơi khi khách đến tham quan. Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực thác Bản Ba đã thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, vãn cảnh thác. Chỉ tính riêng trong dịp 30-4 và 1-5-2016, khu du lịch sinh thái Thác Bản Ba thu hút gần 7.000 lượt du khách [23].
Đánh thức tiềm năng, thúc đẩy du lịch, dịch vụ phát triển, huyện Chiêm Hóa tạo mọi điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. phối hợp với Bảo tàng tỉnh khảo sát, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng danh thắng Thác Lụa, xã Hòa Phú, hang Thắm Đăm, hang Pá Thắm xã Tân An; xây dựng đề án bảo tồn kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tại thôn Bó Củng, xã Kim Bình gắn với phát triển dịch vụ du lịch.
Đến cuối năm 2019, toàn Huyện hiện có 65 cơ sở lưu trú du lịch tại các xã, thị trấn: Trung Hà, Ngọc Hội, Hòa Phú và thị trấn Vĩnh Lộc, trong đó, có 2 khách sạn 2 sao, 4 khách sạn 1 sao, 37 nhà nghỉ đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và một số hộ kinh doanh Homestay [26].
Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Chiêm Hóa giai đoạn 2016 - 2019
Đơn vị tính: Cái
Cơ sở lưu trú | ||
Số lượng | Số phòng | |
2016 | 18 | 282 |
2017 | 36 | 514 |
2018 | 44 | 682 |
2019 | 65 | 802 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Kinh Nghiệm
- Tác Động Của Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Văn Hóa Xã Hội Đến Phát Triển Du Lịch
- Số Lượng Khách Du Lịch Đến Chiêm Hóa Giai Đoạn 2016 -2019
- Thanh Tra, Kiểm Tra Và Xử Lý Theo Thẩm Quyền Các Vi Phạm Pháp Luật Về Du Lịch
- Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả
Có thể thấy, qua bảng số liệu trên, số lượng các Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Chiêm Hóa giai đoạn 2016 - 2019 tăng dần qua các năm. Đến năm 2019, đã có 65 cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch trên toàn địa bàn Huyện. Điều này cho thấy du lịch Chiêm Hóa đang trên đà tăng trưởng, dự báo sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của các tổ chức kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở, tổ chức này còn khá khiêm tốn, quy mô tổ chức còn nhỏ. Hiện chưa có tổ chức nước ngoài nào kinh doanh du lịch trên địa bàn Huyện. Đây cũng là khó khăn, hạn chế của Huyện Chiêm Hóa trong định hướng phát triển du lịch trong tình hình mới.
- Về phát triển nguồn nhân lực du lịch
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch, trong những năm qua, UBND huyện Chiêm Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương. Trong đó, Huyện rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
Bảng 2.2: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực ngành du lịch Chiêm Hóa giai đoạn 2017-2019.
Đơn vị: người
2017 | 2018 | 2019 | |
Đại học và trên đại học | 20 | 26 | 32 |
Trung cấp và cao đẳng | 55 | 68 | 82 |
Trình độ đào tạo khác | 76 | 93 | 104 |
Chưa qua đào tạo | 107 | 122 | 137 |
Tổng số | 258 | 309 | 355 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ [24], [25], [26].
Du lịch cộng đồng đang dần quen thuộc với người Tày, Dao ở Chiêm Hóa. Nhiều năm qua, các hộ dân nơi đây đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch, từng bước nâng cao nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng tại Nhà văn hóa thôn Bó Củng, xã Kim Bình. Đối tượng tham gia gồm các hộ gia đình thực hiện mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn 6 xã: Tân An, Trung Hà, Tân Thịnh, Kim Bình, Phúc Sơn, Hùng Mỹ [25].
Lớp học tập trung cung cấp kiến thức cơ bản về nghiệp vụ làm du lịch cộng đồng như: tổ chức kinh doanh các sản phẩm du lịch cộng đồng, tâm lý và kỹ năng giao tiếp trong phục vụ khách du lịch, đón tiếp và phục vụ khách
lưu trú tại nhà, hướng dẫn tham quan cho khách du lịch. Ngoài ra, địa phương đã phối hợp với Đại học Văn hóa Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Đại học Tân Trào mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ làm du lịch cho người dân. Các học viên được trang bị kỹ năng chào đón khách, cách thức giới thiệu điểm du lịch của huyện, kỹ năng giao tiếp...
Cùng với kỹ năng mềm về du lịch, Huyện Chiêm Hóa cũng chú trọng đào tạo người dân cách khai thác đặc sản địa phương để phục vụ du lịch. Các lớp học ngắn hạn kết hợp trải nghiệm thực tế đã trang bị nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho người dân, giúp họ từng bước chuyên nghiệp hóa trong làm du lịch cộng đồng từ đó thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.
Biểu đồ 2.5: Số lượt học viên tham gia các khóa bồi dưỡng về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2016-2019.
Đơn vị: Người
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin và tổng hợp của tác giả
Biểu đồ trên cho thấy số lượt học viên của huyện Chiêm Hóa tham gia các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng về du lịch giai đoạn 2016 - 2019 tương đối lớn so với nguồn nhân lực du lịch của Huyện và có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng cũng rất đa dạng, thiết thực như tập huấn văn hóa giao tiếp với khách du lịch (đạt 1456 lượt người tham
gia) chiếm số lượng lượt học viên đông nhất, đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý khách sạn, nhà hàng (đạt 650 lượt người tham gia), tập huấn kỹ năng nghề du lịch (đạt 442 lượt người tham gia), tập huấn nghiệp vụ du lịch cộng đồng - Homestay (đạt 180 lượt người tham gia).
Ngoài ra, tháng 7 năm 2019, huyện đã tổ chức cho 36 người đại diện cho các hộ đi tham quan, học hỏi việc làm du lịch homestay ở Làng văn hóa du lịch Hạ Thành (dân tộc Tày), xã Phượng Đô, thành phố Hà Giang; Làng văn hóa du lịch Nặm Đăm (dân tộc Dao), huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Thông qua chuyến đi này, các hộ đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong làm du lịch homestay và có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị ngôi nhà sàn của mình.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ; công tác kêu gọi các nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn; các tour du lịch chưa được hình thành chuyên nghiệp, thiếu tính liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh.
- Về công tác thông tin và hiện đại hóa trong phát triển du lịch
Với việc UBND tỉnh tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch và Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch tỉnh Tuyên Quang vào ngày 25-10-2019, có tên là “Tuyen Quang Tourism”, địa chỉ https://MyTuyenQuang.vn, doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch và du khách có thể cập nhật và tìm kiếm thông tin du lịch Tuyên Quang thuận tiện trên máy tính, điện thoại thông minh. Hệ thống còn tích hợp bản đồ số về du lịch, giúp du khách dễ dàng định vị, chỉ đường, tìm kiếm địa điểm, tạo lịch trình riêng, thuận tiện khi đến với Tuyên Quang. Do đo, chính quyền Huyện Chiêm Hóa cũng đã tham gia kết nối và quảng bá hình ảnh du lịch địa phương lên Cổng thông tin điện tử này. Đồng thời, Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch sử dụng, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ đăng ký, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin để đăng lên Cổng thông tin điện tử; tiếp tục tiếp
thu giải quyết những vướng mắc của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các đơn vị trong quá trình vận hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp theo yêu cầu. Huyện cũng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để sẵn sàng tiếp cận, thích ứng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tương lai để thu hút khách du lịch, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Huyện.
2.3.5. Tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn
UBND huyện Chiêm Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, ban hành cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển du lịch địa phương. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tập trung vào các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương đến với du khách. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, phát triển các tour du lịch đến các điểm, khu du lịch trong huyện; tăng cường xúc tiến, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của huyện, khuyến khích các địa phương, người dân phát triển sản phẩm du lịch để tạo được ấn tượng với du khách khi đến với huyện…
- Về khai thác tiềm năng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch
Thực hiện Đề án số 100/ĐA-UBND ngày 13/8/2010, huyện xây dựng Làng văn hóa du lịch gắn với việc bảo tồn các làn điệu hát then, cọi thôn An Thịnh, xã Tân An; khôi phục, duy trì và tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội gắn với đẩy mạnh các hoạt động du lịch như tổ chức hội chợ thương mại - du lịch, tổ chức sự kiện văn hóa để bảo tồn, lưu giữ và quảng bá văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc như: Đêm “Then cọi giai điệu quê hương”, Chương trình văn nghệ “Thác Bản ba vang mãi lời then”, liên hoan hát then, tính tẩu gắn với đêm văn nghệ “Âm vang Bản Ba”. Tổ chức các lễ hội truyền thống vào dịp đầu xuân như Lễ hội Lồng tông từ huyện đến xã, Hội chọi trâu, các hoạt động hưởng ứng tuần văn hóa du lịch.
Hưởng ứng liên hoan trình diễn Di sản phi vật thể Quốc gia và Lễ hội Thành Tuyên dịp Trung Thu 2019, huyện Chiêm Hóa tổ chức Hội thi và diễn diễu mô hình đèn Trung thu. 20 mô hình đèn Trung thu đến từ 12 tổ dân phố
thị trấn Vĩnh Lộc (trong đó 12 mô hình tham gia dự thi, 08 mô hình tham gia diễn diễu) [41]. Lễ hội không chỉ có người dân trong huyện đến xem và cổ vũ mà còn thu hút đông đảo các du khách đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với những lễ hội như Lồng tông, Hát then,... đây không chỉ là hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa, mang lại niềm vui cho các cháu thiếu niên, nhi đồng mà còn chứa đững những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần quảng bá hình ảnh, con người và giá trị Di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Chiêm hóa đến với du khách gần, xa.
Huyện tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc địa phương. Đó là 4 loại hình chính là du lịch lịch sử - văn hóa (Khu di tích Kim Bình; du lịch tâm linh (Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn) và du lịch lễ hội (lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, lễ hội Kim Bình, lễ hội Bản Cuống xã Minh Quang, lễ hội Bản Ho xã Phú Bình, Nghi lễ Then, của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Qua đó, du lịch Huyện Chiêm Hóa có bản sắc riêng, có sức thu hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước. Anh T.V.H- một khách du lịch chia sẻ rằng anh đưa cả gia đình đến với Chiêm Hóa lần đầu tiên thông qua lời giới thiệu của bạn bè và anh rất ấn tượng với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây cùng với các món ăn mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền. Anh sẽ quay lại vào một dịp gần nhất.
- Về phát triển, liên kết các tour du lịch
Với từng loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch lịch sử- văn hóa, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, Huyện có các biện pháp tích cực trong liên kết với các điểm du lịch của các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng, liên kết thành các chuỗi hoạt động để tạo thành sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời có chính sách liên kết với các địa phương khác để hình thành tour du lịch, hành trình du lịch qua các điểm du lịch trên địa bàn các
huyện lân cận hoặc trên toàn tỉnh. Qua đó, 12 tour, tuyến du lịch được kết nối với các điểm du lịch của huyện Lâm Bình, Na Hang, thành phố Tuyên Quang, huyện Ba Bể (Bắc Cạn),... thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Chiêm Hóa. Chính quyền Huyện đã quan tâm đến liên kết phát triển hoạt động du lịch với các địa phương, tuy nhiên việc liên kết phát triển này còn hạn chế, chưa thúc đẩy mạnh mẽ được sự phát triển của du lịch Chiêm Hóa nói riêng, du lịch Tuyên Quang nói chung.
- Về quảng bá, xúc tiến du lịch
Chính quyền Huyện đã chỉ đạo cơ quan quản lý du lịch phát hành tờ rơi giới thiệu du lịch Chiêm Hóa bằng song ngữ Việt - Anh, lắp đặt các pano tấm lớn quảng bá du lịch, triển khai kế hoạch xây dựng logo biểu trưng và slogan Du lịch Chiêm Hóa. Năm 2015, huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm về liên kết phát triển du lịch với sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành đầu tư vào các điểm du lịch trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu hành vi ứng xử văn minh văn hóa, bảo vệ môi trường cho người làm du lịch của Huyện. Huyện cũng đang phối hợp với Đài Truyền hình Tỉnh Tuyên Quang thực hiện các clip ngắn giới thiệu du lịch Chiêm Hóa để có thể giới thiệu đầy đủ hơn, sinh động hơn du lịch địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
Huyện xuất bản các ấn phẩm du lịch như: cuốn sách ảnh “Khu di tích lịch sử Kim Bình”; Bản đồ du lịch Chiêm Hóa; xuất bản cuốn sách “Hát then dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
Bên cạnh đó, chính quyền Huyện Chiêm Hóa cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, sự kiện để quảng bá du lịch tỉnh, các sự kiện Hội chợ quảng bá du lịch khu vực miền núi phía Bắc,...
- Về phát triển du lịch cộng đồng
Để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch tại địa phương, thời gian qua, huyện đã tiến hành quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng;