Về Mặt Nhận Thức Phải Coi Eu Là Thị Trường Chiến Lược Quan Trọng Còn Nhiều Tiềm Năng

một hệ thống các giải pháp đồng bộ trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp nhằm cải tổ, hoàn thiện chính mình cho phù hợp với “luật chơi chung” của thế giới. Đương nhiên, nhóm vấn đề này quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, liên quan tới các cấp vĩ mô, cũng như vi mô, tới Nhà nước và doanh nghiệp, tới các cấp quản lý và các ngành cụ thể.

1. Nhóm giải pháp chung

1.1. Về mặt nhận thức phải coi EU là thị trường chiến lược quan trọng còn nhiều tiềm năng

Trong trao đổi thương mại hiện nay với EU-15, Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa mức xuất khẩu các hàng hoá vào thị trường này bởi vì những mặt hàng xuất khẩu vào EU chúng ta có rất nhiều lợi thế có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác nếu như chất lượng hàng hoá được gia tăng. Đặc biệt về nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU hiện nay còn hết sức nhỏ bé, trong khi những mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ cao mà EU có thế mạnh hiện nay chúng ta đang rất cần, vấn đề quan trọng là tìm ra được cơ chế để thực hiện nhu cầu này. Ngoài ra, thị trường các nước Trung và Đông Âu rất quen thuộc với Việt Nam, hiện tại vì nhiều lý do khác nhau nên chưa được khai thác. Gia nhập EU sẽ đem lại cho thị trường ở các nước này sức mạnh mới, sự hấp dẫn mới, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao kim ngạch thương mại với các nước này. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thị trường các nước Đông Âu cũng phải thay đổi, đây không còn là thị trường “dễ tính”, mà ở đây cũng đòi hỏi có tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Châu Âu. hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường này cần phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của Liên minh Châu Âu về hạn ngạch, về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Hệ thống luật pháp của EU vốn đã hết sức phức tạp, EU mở rộng sẽ đa dạng hơn và phức tạp hơn. Do vậy, việc nghiên cứu đầy đủ về thị trường EU để tìm ra con đường để đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập một cách có hiệu

quả vào thị trường này là hết sức cần thiết. Hiện nay hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU còn phải qua nhiều trung gian, khoảng 70-80% mặt hàng dệt may và da giầy của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU là gia công cho các Công ty ở nước ngoài và 10-40% hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU là phải qua trung gian. Điều đó làm cho hiệu quả thấp, giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam ở thị trường này. Để mở rộng quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với thị trường EU mở rộng cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, về mặt quản lý vĩ mô, Nhà nước trước hết phải ra soát lại hệ thống pháp quy để tạo ra hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần thiết xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các quy định của WTO. Luật thương mại của Việt Nam hiện nay mới chỉ điều chỉnh phần thương mại hàng hoá, còn thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại vẫn chưa có luật nào điều chỉnh. Do vậy, việc xây dựng luật phải đảm bảo điều chỉnh được tất cả các lĩnh vực này và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, có như vậy mới đảm bảo hành lang pháp lý cho việc mở rộng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với EU mở rộng nói riêng, trong việc hội nhập quốc tế nói chung.

1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Hệ thống quy phạm pháp luật của EU rất đồ sộ va chặt chẽ, liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại, phần lớn thống nhất với các quy định của WTO. Để tiếp tục và tăng cường phát triển quan hệ thương mại, kinh tế với EU mở rộng. Việt Nam nên rà soát lại hệ thống pháp quy để điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với các hệ thông lệ quốc tế hoặc chưa minh bạch. Ví dụ như Luật thương mại cần được mở rộng phạm vi điều chỉnh, rà soát lại và loại bỏ những quy định không còn phù hợp với các quy định của WTO, cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn mọi hoạt động thương mại và những hoạt động liên quan đến thương mại. Luật Thương mại hiện nay chỉ mới điều chỉnh phần

81

thương mại hàng hoá, còn các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại vẫn chưa có luật nào điều chỉnh. Ngoài ra, về luật đầu tư nước ngoài cần sớm được thống nhất hai luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu ổn định môi trường pháp lý đẻ tạo sự tin tưởng của các doanh nghiệp, làm cho họ yên tâm đầu tư lâu dài. Sớm hoàn thiện chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất khẩu có định hướng nhất quan trọng trong một khoảng thời gian dài đẻ không gây băn khoăn cho các doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Tính toán hợp lý thuế thu nhập doanh nghiệp dể tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hoá ở thị trường trong cũng như ngoài nước. Tiếp tục cải tiến hoàn thiện các thủ tục, cơ chế chính sách về xuất khẩu nhất là các thủ tục hải quan các loại thuế nhất là VAT theo hướng minh bạch, đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.3 Tranh thủ các điều kiện thuận lợi bên ngoài

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 11

Tăng cường quan hệ với EU mở rộng với tư cách là thành viên của ASEM và ASEAN. Nhằm triển khai chiến lược Châu Á mới của EU, tháng 7-2003 Uỷ ban Châu Âu đã đề xuất sáng kiến thương mại xuyên khu vực EU-ASEAN, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai khu vực.

Với tư cách là thành viên của ASEAN cũng như AEM, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khai thác những điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ với EU mở rộng trong khuôn khổ của chiến lược này.

Một yếu tố thuận lợi khác là việc tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị thượng đỉnh ASEM-V tại Hà Nội tháng 10-2004 vừa qua, và những sáng kiến có hiệu quả của Việt Nam về việc thúc đẩy tiến trình hợp tác Á - Âu đi vào hiệu quả và thực chất hơn đã đưa vị trí và vai trò của Việt Nam lên tầm cao

82

mới trên trường quốc tế, đặc biệt đối với các nước thành viên ASEM. Trong bối cảnh tăng cường hợp tác Á - Âu, ASEM mở rộng, kết nạp thêm các thành viên mới của EU, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác đa phương cũng như song phương trong khuôn khổ ASEM. Trong dịp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEM-V, Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các đối tác quan trọng, và cũng đã ký được nhiều Hiệp định hợp tác với các nước thành viên ASEM. Đặc biệt, với Liên minh Châu Âu Việt Nam đã kết thúc được Hiệp định đàm phán song phương về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của của Việt Nam, nó thể hiện sự giúp đỡ và ủng hộ tích cực của EU trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, nó cũng tạo cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - EU trong tương lai.

- Có chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở các nước Trung và Đông Âu nhằm không chỉ khai thác thị trường các nước này trong điều kiện mới, mà còn đóng vai trò cầu nối để mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước này nói riêng, với EU nói chung. Trên thực tế, thị trường các nước Đông Âu còn rất nhiều tiềm năng do những lý do khác nhau trong những năm vừa qua chưa khai thác được. Năm 2002, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với 10 nước thành viên mới đạt chưa đầy 200 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam 147,1 triệu USD, nhập khẩu là 44,69 triệu USD. Trong khi đó cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước thành viên mới nói riêng, với EU nói chung có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau. Về đầu tư, hiện chỉ có Hungary và Séc có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Ba Lan đầu tư dưới dạng cho vay nhưng đều với số vốn rất nhỏ. Tham gia vào EU tạo ra động lực mới, sức mạnh mới ở các nước này, Việt Nam có thể khai thác để tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

83

1.4. Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển thể hiện kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm nhưng mức tăng đó chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn chưa lớn là do chất lượng và vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo. Hơn nữa, chất lượng hàng xuất khẩu kém nên nhiều sản phẩm của Việt Nam không thể xuất khẩu trực tiếp vào EU mà thông qua trung gian. Do đó, nhãn mác Việt Nam vẫn chưa xuất hiện trên thị trường EU và người dân EU rất ít biết về sản phẩm của Việt Nam. Nếu kéo dài, thì Việt Nam sẽ mất thị phẩm vốn đã khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất của Việt Nam đã quá lạc hậu.

Còn EU vốn là khu vực kinh tế rất phát triển và có thế mạnh về điện tử viễn thông, khai thác dầu khí, chế biến thực phẩm, và rất nhiều lĩnh vực của Việt Nam khuyến khích đầu tư.

Do đó, chính phủ cần có biện pháp cụ thể để nhập khẩu công nghệ hiện đại từ EU phục vụ cho hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Thực tế, thì công nghệ của EU có chất lượng cao, hiện đại song lại quá cao so với khả năng thanh toán của Việt Nam nên Việt Nam thường nghĩ đến khu vực khác có giá thấp hơn nhưng chất lượng lại kém hơn. Để có thể nhập khẩu được công nghệ nguồn từ EU trong điều kiện khả năng thanh toán còn hạn hẹp của Việt Nam, Chính phủ cần có biện pháp thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Biện pháp này là tối ưu để nhập khẩu công nghệ nguồn và sử dụng đạt hiệu quả cao. Vì đôi khi nếu vay tiền để nhập khẩu thì Việt Nam không thể vận hành hết được máy và có vay thì phải trả. Còn ở đây, vốn là của EU góp (dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị) và sẽ được trừ bằng sản phẩm thu được từ chính quá trình sản xuất đó.

Để thực hiện biện pháp này, Nhà nước cần phải có những ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư EU, ngoài các ưu đãi mà họ được hưởng theo Luật

84

đầu tư nước ngoài của Việt Nam như các nhà đầu tư khác. Những ưu đãi này có thể là những ưu đãi về thuế nhập khảu công nghệ nguồn từ EU, thuế đãi này nếu góp vốn bằng công nghệ hiện đại được chế tạo từ EU và đầu tư tại các lĩnh vực sau: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông. Quyền lợi và trách nhiệm của các nhà đầu tư EU phải được quy định cụ thể và chi tiết tại các văn bản.


1.5. Tăng cường các nguồn lực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU

- Hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Nhìn chung các doanh nghiệp của Việt Nam quy mô còn nhỏ, thiếu vốn thiếu kinh nghiệm trên thương trường. Do vậy, để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh nói riêng, tận dụng tốt những cơ hội của EU mở rộng để nhanh chóng thúc đẩy quan hệ với đối tác quan trọng này thì sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước là hết sức cần thiết. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm các nguồn tín dụng khác từ các tổ chức quốc tế. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong chương trình trợ giúp kỹ thuật của Châu Âu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập theo thoả thuận tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Uỷ ban Châu Âu. Nguồn vốn của quỹ này do EC cung cấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm cho xã hội. Đồng thời với việc cho các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để cải tiến sản xuất, EU còn giúp đỡ, về chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực này để giúp doanh nghiệp vận hành các dây chuyền công nghệ hiện đại. Thực hiện sự hỗ trợ này từ EU nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được những mặt hàng đáp

ứng được tiêu chuẩn cao của thị trường EU về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thuỷ sản của Việt Nam nhờ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đã đảm bảo nâng cao được tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và ngày càng nhiều doanh nghiệp được EU công nhận có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang EU.

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư

Hiện nay môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam được đánh giá là kém hấp dẫn. Chẳng hạn, mức độ thu hút đầu tư nước ngoài của Ba lan được đánh giá là 33%, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 27%, Hungary 20%, Séc là 18% thì chỉ số này ở Việt Nam là 5%. UNDP đánh giá Việt Nam là nước nằm trong nhóm có tiềm năng thu hút đầu tư thấp, đứng thứ 70 trong số 140 nước. Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ thủ tục hành chính phiền hà hiện nay nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và tạo ra môi trường thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Để cân bằng cán cân thương mại với EU đang trong tình trạng xuất siêu nhiều năm nay, Việt Nam cần đẩy mạnh nhập khẩu thiết bị, công nghệ hiện đại từ EU. Nhà nước cần tăng cường các kỹ năng sử dụng các công cụ phi thuế quan trong quản lý nhập khẩu. Khắc phục những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, tạo điều kiện đẩy mạnh nhập khẩu những mặt hàng công nghệ cao từ EU phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

1.6. Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý kinh tế đối ngoại

Con người là yếu tố quan trọng của mọi quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong cơ chế thị trường và trong xu hướng hội nhập hiện nay, đặc biệt là trong quan hệ với khu vực và thị trường EU – khu vực thị trường đã phát triển, đối tác khu vực này là những người đã dạn dày kinh nghiệm. Trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đối ngoại của Việt Nam thiếu đồng bộ từ nhân viên thạo chuyên môn nghiệp vụ đến thiếu nhà kinh doanh giỏi và

công chức quản lý kinh tế giỏi, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, luật pháp… và cả ngoại ngữ lẫn kinh nghiệm thương trường.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống đồng bộ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý kinh tế đối ngoại như về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng vi tính, năng lực thương trường, Nhà nước cũng cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu tại EU để có nhiều cán bộ thương mại giỏi ngoại ngữ, am hiểu văn hoá các nước EU, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán, ký kết hợp đồng, hợp tác liên doanh liên kết, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU. Các bộ, ngành và doanh nghiệp cần có kế hoạch tích cực chuẩn bị để tranh thủ những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức mới về thương mại khi EU mở rộng.

1.7 Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh

Một trong những yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với thị trường EU hiện nay là phải qua trung gian nhiều, chưa tìm kiếm được những bạn hàng trực tiếp. Điều này chủ yếu do kinh nghiệm trong thương trường của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém, thị trường EU lại quá phức tạp, trong khi đó quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam theo cơ chế cũ chủ yếu vấn là quan hệ trực tiếp giữa các chính phủ, các doanh nghiệp rất thụ động trong quan trọng này. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng giảm hiệu quả kinh tế đối ngoại của chúng ta. Trong bối cảnh EU mở rộng việc tìm kiếm những bạn hàng trực tiếp là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp. Đối với thị trường các nước Đông Âu, trước hết các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác các quan hệ vốn có trước đây để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022