Hoàn Thiện Chính Sách Cân Đối Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội

với hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam là một việc làm rất có ý nghĩa. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,

Chính phủ cũng đã có sự quan tâm nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam, cụ thể nhất là việc miễn toàn bộ các loại thuế đối với hoạt động đầu tư của quỹ BHXH. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư của quỹ BHXH thu được những kết quả cao hơn thì Chính phủ cần có sự mở rộng các hình thức ưu đãi và khuyến khích đối với BHXH Việt Nam.

4.3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện


Trên cơ sở nhóm giải pháp về chính sách đầu tư quỹ BHXH đã nêu ra ở trên thì nghiên cứu sinh đề xuất nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện như sau:

- Về việc phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư:


Theo tính chất nhàn rỗi của nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư của quỹ BHXH được chia ra làm hai loại: nguồn vốn đầu tư ngắn hạn và nguồn vốn đầu tư dài hạn. Từng loại vốn này có nguồn gốc hình thành và mục đích sử dụng khác nhau, cho nên việc sử dụng chúng để đầu tư cũng không giống nhau. Nguồn vốn ngắn hạn được hình thành từ phí BHXH ngắn hạn và được sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH xảy ra trong tương lai gần, do đó chỉ có thể đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn (tín phiếu KBNN, kỳ phiếu NHTM...). Nguồn vốn dài hạn có nguồn gốc hình thành từ phí BHXH dài hạn và sẽ được sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH trong một tương lai xa, cho nên trước mắt BHXH Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các tài sản tài chính dài hạn hoặc ngắn hạn.

Việc tách biệt nguồn vốn đầu tư dài hạn và nguồn vốn đầu tư ngắn hạn là nhiệm vụ của các nhà kế toán quản trị trong hệ thống BHXH Việt Nam. Trên cơ sở tổng nguồn thu từ việc đóng góp cho các chế độ BHXH, có thể tách riêng nguồn thu BHXH cho các chế độ BHXH dài hạn và ngắn hạn từ đó xác định được nguồn vốn đầu tư dài hạn và ngắn hạn phục vụ hoạt động đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

- Về việc đa dạng hoá danh mục đầu tư:

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, để hoạt động đầu tư quỹ BHXH Việt Nam đạt kết quả cao, bên cạnh các hoạt động đầu tư đã có, Chính phủ cần cho phép quỹ BHXH được đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 22

+) Tham gia TTCK để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả;

+) Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính;

+) Góp vốn liên doanh, vốn cổ phần cùng các đối tác khác (chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước) để thành lập các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh;

+) Kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng việc đầu tư vào các lĩnh vực này đòi hỏi thời gian dài, mức độ rủi ro không phải là nhỏ, cho nên để được đầu tư thì BHXH Việt Nam cần phải thoả mãn một số điều kiện bắt buộc như quy định hạn mức đầu tư (thường không vượt quá 20% nguồn vốn đầu tư của quỹ BHXH).

- Về việc quy định cụ thể hạn mức đầu tư đối với từng danh mục

Khi danh mục đầu tư đã được đa dạng hoá và BHXH Việt Nam được trao quyền rộng rãi hơn trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư thì việc không quy định hạn mức đầu tư cụ thể vào từng lĩnh vực sẽ có thể dẫn đến những nguy cơ đe doạ sự an toàn của quỹ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới, để hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của BHXH đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro thì nên quy định hạn mức đầu tư như sau:

+) Đối với lĩnh vực đầu tư an toàn (mà chủ yếu là đầu tư thông qua các tổ chức tài chính - tiền tệ của Nhà nước: cho NSNN vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu của Nhà nước hoặc các tổ chức tài chính nhà nước phát hành...) thì nên sử dụng khoảng 80% nguồn vốn đầu tư của quỹ BHXH.

+) Đối với các lĩnh vực đầu tư có khả năng thu được lợi nhuận cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro (như kinh doanh bất động sản, mua bán cổ phiếu, trực tiếp đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh...) thì chỉ nên sử dụng không quá

20% nguồn vốn đầu tư của quỹ BHXH.


- Về việc phân cấp cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư

Việc phân cấp cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư phải đảm bảo vừa phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý, vừa không được dẫn đến tình trạng lạm quyền trong việc ra quyết định đầu tư. Theo đó, ngoại trừ những trường hợp thật cần thiết mà BHXH Việt Nam phải đầu tư theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (ví dụ: cho NSNN vay để bù đắp bội chi trong trường hợp NSNN bị thâm hụt nghiêm trọng), còn lại các trường hợp khác, BHXH Việt Nam được quyền chủ động trong việc quyết định sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư, và phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các quyết định đầu tư đó. Cụ thể việc phân cấp quyết định đầu tư nên quy định như sau:

+) Đối với các hình thức đầu tư như cho NSNN, các NHTM quốc doanh, quỹ Hỗ trợ phát triển vay; mua kỳ phiếu, trái phiếu, công trái do KBNN và các NHTM quốc doanh phát hành (kể cả phát hành qua TTCK): giao cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định.

+) Đối với hình thức đầu tư vốn vào các dự án sản xuất kinh doanh hoặc liên doanh góp vốn đầu tư cùng với các doanh nghiệp nhà nước, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam được phép quyết định đầu tư vào các dự án thuộc nhóm B và nhóm C.

+) Đối với hình thức đầu tư qua TTCK để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành: giao cho Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam quyết định.

Phân cấp quyết định đầu tư cụ thể như trên có ưu điểm là vừa phát huy được trách nhiệm cá nhân và sự năng động của Tổng Giám đốc BHXH trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực an toàn, lại vừa phát huy được trách nhiệm và trí tuệ tập thể của Hội đồng Quản lý BHXH trong việc quyết định đầu tư vào các lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.

- Về việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động

đầu tư từ quỹ BHXH

Để khuyến khích hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH thì Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khác cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+) Miễn toàn bộ các loại thuế liên quan đến hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam, coi đó là một khoản mà NSNN cấp bù để hỗ trợ cho quỹ BHXH được cân đối và phát triển.

+) Đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam, tạo điều kiện để BHXH Việt Nam nhanh chóng bắt tay vào thực hiện kế hoạch đầu tư của mình, tránh được tình trạng bỏ lỡ cơ hội đầu tư do những thủ tục hành chính phiền phức.

+) Ưu tiên cho BHXH Việt Nam được đầu tư vào một số lĩnh vực, dự án mà ở đó vốn đầu tư được đảm bảo an toàn, ít rủi ro, mang lại hiệu quả cao về xã hội, và bảo toàn, tăng trưởng được vốn, chẳng hạn như: Đầu tư xây dựng nhà ở bán trả chậm cho những người lao động có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; Đầu tư vào các dự án sản xuất, cung cấp điện, nước sinh hoạt cho các khu dân cư (kể cả thành thị và nông thôn); Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có thu phí sử dụng như các công trình giao thông, các công trình về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội,...

4.3.4. Hoàn thiện chính sách cân đối quỹ bảo hiểm xã hội


Việt Nam đã bước vào giai đoạn trở thành một nước có thu nhập trung bình và đang ở vào thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động đã đạt tới gần 55,3 triệu người nhưng tỷ lệ bao phủ BHXH mới chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động; gần 76% lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, trong khi mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tuổi nghỉ hưu của Việt Nam hiện đang thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trong khi tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngày càng tăng, hiện đã đạt 75 tuổi, cao hơn so với nhiều nước [79]. Đây là những yếu tố quan trọng tác động đến việc điều chỉnh các chính sách BHXH ngắn hạn, dài hạn để vừa

bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, vừa nâng cao chất lượng an sinh, gắn với các chính sách xã hội, lao động, việc làm, dân số, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Để góp phần ổn định và cân đối quỹ BHXH được lâu dài, nghiên cứu sinh đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm cân đối quỹ BHXH như sau:

4.3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách


Một là, tiếp tục có sự hỗ trợ từ NSNN cho quỹ BHXH

- Theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 07/5/1995 của Chính phủ, NSNN đảm bảo chi trả cho những người đang hưởng các chế độ BHXH có đến trước thời điểm 1/1/1995. Quỹ BHXH thực hiện chi trả cho những người hưởng các chế độ BHXH từ 1/1/1995 trở đi.

- Thông qua việc cấp sổ BHXH cho người lao động, BHXH Việt Nam đã tổng hợp và dự tính có khoảng 2.848.879 NLĐ là cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang có thời gian công tác trước năm 1995 với số năm bình quân là 14,3 năm/người - được coi là thời gian tham gia BHXH mà quỹ BHXH không thu được. Khi giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho số người này thì quỹ BHXH phải chi ra. Ngoài ra theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về thực hiện chế độ BHXH đối với cán bộ phường xã, thị trấn; trước thời điểm 1/1/1998 có khoảng 204.560 người đã có thời gian công tác bình quân 9,8 năm được coi là thời gian tham gia BHXH mà quỹ BHXH không thu được, nhưng quỹ cũng phải chi ra khi họ được hưởng các chế độ BHXH. Chính vì vậy, NSNN có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH số tiền của các đối tượng trên để giải quyết các chế độ hưu trí và tử tuất.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ đóng - hưởng các chế độ BHXH để đảm bảo hài hòa lợi ích các các bên

- Về lý luận, khi hoạch định chế độ chính sách BHXH phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội và cơ sở khoa học qua việc tính toán để xác định cân đối dài hạn quỹ BHXH và để định ra chế độ thu BHXH, mức chi phí

cho các chế độ BHXH nhằm vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình cụ thể của nước nhà, vừa đảm bảo quyền lợi thụ hưởng chế độ BHXH của người tham gia BHXH nói riêng, mọi NLĐ nói chung.

- Với việc xác định quỹ BHXH được cân đối lâu dài, luôn đảm bảo khả năng chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ đóng, hưởng các chế độ BHXH để đảm bảo hài hòa lợi ích các các bên là một điều tất yếu.

4.3.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện


Trên cơ sở các giải pháp về chính sách đã nêu ra ở trên thì nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện cân đối quỹ BHXH cần được triển khai như sau:

- Về sự hỗ trợ của NSNN cho quỹ BHXH: Để đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng và cân đối thu - chi lâu dài cho quỹ BHXH thì thì Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khác cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+) NSNN cần có phương án đóng bù BHXH cho thời gian công tác trước năm 1995 của số đối tượng này cho quỹ BHXH. Dự kiến số chuyển trả cho quỹ BHXH khoảng 58.000 tỷ đồng.

Ngoài khoản kinh phí NSNN phải chuyển trả cho quỹ BHXH nói trên, cân đối quỹ BHXH còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành của quỹ BHXH (thu - chi) như: số người tham gia BHXH hàng năm, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (trong đó chủ yếu là sự thay đổi về mức tiền lương tối thiểu), số người hưởng các chế độ BHXH hàng năm, chi phí quản lý và tình hình tăng trưởng của quỹ. Nếu các chỉ số trên thấp hơn so với dự tính (như nêu ở phần tính cân đối quỹ) thì việc hỗ trợ của NSNN sẽ đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo thời hạn cân đối quỹ BHXH được kéo dài hơn trong trường hợp các yếu tố về chế độ chính sách BHXH không thay đổi. Ngoài ra thời điểm mà NSNN hỗ trợ cho quỹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cân đối quỹ BHXH, nếu NSNN chuyển kinh phí hỗ trợ cho quỹ càng sớm thì quỹ sẽ chủ động cân đối và có điều kiện thuận lợi để thực hiện những biện pháp cân đối lâu dài.

- Về việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ đóng - hưởng các chế độ BHXH cần tổ chức thực hiện như sau:

+) Về tuổi nghỉ hưu: Đây là nhân tố tác động mạnh đến cán cân thu - chi của Quỹ BHXH, bởi vì quỹ hưu trí và tử tuất chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ quỹ BHXH. Hiện nay, do thực hiện chủ trương sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp; trong đó có biện pháp ưu đãi giảm tuổi nghỉ hưu, tăng tỷ lệ hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi... tất yếu sẽ dẫn đến không chỉ làm giảm nguồn thu vào quỹ mà còn làm cho nguồn chi từ quỹ tăng lên rất nhanh. Theo quy định của Bộ Luật lao động hiện nay, tuổi nghỉ hưu chung đối với nam là 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Nếu thực hiện điều chỉnh giảm hoặc tăng tuổi nghỉ hưu với tất cả các loại hình lao động thì sẽ trực tiếp tác động đến số thu, số chi BHXH cũng như khả năng cân đối quỹ BHXH (nếu giảm 5 tuổi thì quỹ BHXH sẽ giảm thu BHXH 60 tháng, đồng thời phải chi thêm 60 tháng lương hưu và trợ cấp xã hội; ngược lại, nếu tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 tuổi thì số thu BHXH sẽ tăng thêm 60 tháng). Vì vậy, trong tương lai, khi điều kiện làm việc và mức sống xã hội được nâng cao, lúc đó tuổi thọ của con người tăng lên thì cần thiết phải điều chỉnh tăng dần độ tuổi nghỉ hưu; trước mắt chưa nên tăng tuổi nghỉ hưu ngay một lần một vài tuổi mà tăng dần mỗi năm là từ 3 đến 6 tháng tuổi đến khi đạt độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 65 tuổi, đối với nữ là 60 tuổi. Trường hợp cá biệt do giảm biên chế hoặc xắp xếp lại lực lượng lao động mà phải giảm tuổi nghỉ hưu thì cần có chế độ tài chính riêng do NSNN bảo đảm.

+) Về mức đóng góp của NSDLĐ và NLĐ: Cần phải lấy nguyên tắc đảm bảo cân đối lâu dài quỹ BHXH là một trong những nguyên tắc quan trọng để làm căn cứ trong việc hoàn chỉnh chính sách thu BHXH. Trên cơ sở nguyên tắc này, xác định mức đóng BHXH hợp lý cho từng thời kỳ, tính toán nâng dần mức thu BHXH sao cho quỹ BHXH không bị mất cân đối sớm. Hiện nay, ở Việt nam, mức đóng BHXH là 32% tổng quỹ tiền lương; các nước trên thế giới có quy định mức đóng góp của NSDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH gần bằng nhau và có tỷ lệ đóng cao hơn của nước ta hiện nay. Chẳng hạn như: ở Đức, để hình thành quỹ trợ cấp tuổi già, giảm khả năng lao động, tử tuất, NSDLĐ và NLĐ đóng 41,5% thu

nhập, trong đó NLĐ đóng 20,75% NSDLĐ đóng 20,75%. Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm trước mắt nền kinh tế chưa phát triển và chưa ổn định, việc nâng mức đóng BHXH là việc hết sức khó khăn vì nó liên quan nhiều đến thu nhập, đời sống của người lao động và chi phí đầu vào của sản phẩm.

+) Về chi cho các chế độ BHXH: Khi thực hiện cải cách tiền lương, NLĐ được cải thiện về tiền lương và thu nhập hàng tháng, nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH cho phù hợp với mức đóng góp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không giảm số tuyệt đối về lương hưu và trợ cấp hàng tháng, đồng thời đảm bảo ngang bằng với việc tăng mức sống. Hiện nay, theo quy định thì NLĐ phải có đủ 30 năm tham gia BHXH mới được hưởng tỷ lệ lương hưu là 75% lương bình quân 5 năm cuối. Tỷ lệ này là cao, chưa phù hợp với mức đóng BHXH, đa số các nước trên thế giới mức hưởng tối đa hiện nay là từ 60% đến 65%.

+) Về thời gian đóng BHXH: Theo quy định hiện hành, từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu tối đa 75%. Với lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tới 2022 phải tham gia 20 năm BHXH mới được hưởng mức 45%. Muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm, thay vì 30 năm như hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế; sự ổn định về tổ chức bộ máy quản lý của các Bộ, ngành và sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian công tác của cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước cũng như của NLĐ đang làm việc cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế đang được kéo dài ra và thời gian đóng BHXH cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, nếu nâng thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu hàng tháng lên thì sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi trả lương hưu hàng tháng từ quỹ BHXH.

+) Về cách xác định lương hưu: Hiện nay mức tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu là mức lương bình quân 5 năm cuối. Điều này không đảm bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2024