xuất lúa sạch. Được chứng nhận nhãn hiệu là giấy thông hành giúp doanh nghiệp và nông dân tự tin và tự hào với sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngoài nước”. Còn ông Phạm Hữu Bích, Giám đốc HTX NN An Xuân, khẳng định: “Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” đã giúp nông dân HTX tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao giá bán khi liên kết với doanh nghiệp.”
Hay phóng sự truyền hình về mô hình “Vượt qua lời nguyền” (Nhóm tác giả: Minh Tấn, Thanh Định) phát trong chương trình thời sự của THĐT ngày 27.12.2017 đã giới thiệu về mô hình nuôi vịt an toàn sinh học theo chủ trương TCCNNN ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ những thông tin trên báo chí, nhiều hộ chăn nuôi ở Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng và thành công. Trong phóng sự, nông dân Nguyễn Văn Vĩnh, ở xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Tôi biết mô hình của anh Út làm hiệu quả qua báo, đài, tôi quyết tâm làm theo”. Một chuyên gia nông nghiệp đánh giá: “Báo chí ĐBSCL đã truyền thông về đề án TCCNNN một cách đậm nét, có trọng tâm, trọng điểm. Thông tin nhanh về tình hình sản xuất nông nghiệp, các mô hình hiệu quả, giúp cho nông dân có cái nhìn toàn cảnh về sản xuất NN theo đề án TCCNNN và quá trình hội nhập của NN Việt Nam.” [Phụ lục 3; PVS 4].
Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT như đã đề cập ở phần đầu của luận án, sau hơn 5 năm thực hiện chủ trương TCCNNN tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản đã tăng từ 22,48% năm 2012 lên 24,95% năm 2017; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 2,69% năm 2012 lên 3,79% năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng thủy sản tăng từ 18,8% lên 20,5%, lâm nghiệp tăng từ 3,8 lên 4,5%. Các nông sản lớn, chủ lực vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững khi hội nhập quốc tế nên sản lượng tiếp tục tăng với chất lượng ngày càng được cải thiện.
Và theo kết quả khảo sát 39.6% công chúng đánh giá báo chí ĐBSCL truyền thông về nội dung này ở mức độ trung bình, cao hơn số người đánh giá tốt (29,2%) và khá (27,2%) nhưng kết quả này cũng đã nói lên rằng những tin, bài về nội dung này cũng đã tác động đến các ngành, các cấp và người dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia thực hiện TCCNNN và đã góp phần mang lại hiệu quả cao.
Biểu đồ 13: Báo chí ĐBSCL truyền thông về “Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?”
Nguồn: Kết quả khảo sát
Thứ hai, báo chí ĐBSCL đã chỉ ra những khó khăn, bất cập của sản xuất NN theo cách làm truyền thống, đồng thời giới thiệu, hướng dẫn những mô hình sản xuất hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học để sản xuất hàng nông sản có chất lượng, an toàn và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền Thông Về Những Mô Hình Sản Xuất Nn Mới Theo Chủ Trương Tccnnn
- Phản Biện Những Chủ Trương, Chính Sách Trong Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Những Thành Công Và Nguyên Nhân Của Báo Chí Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Truyền Thông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Báo Chí Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Truyền Thông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Quý Vị Tiếp Cận Những Nội Dung Liên Quanđến Tccnnn Nào Trên Báo Chí Đbscl Nhiều Nhất?
- Các Cơ Quan Chuyên Môn, Ngành Chức Năng Chưa Phối Hơp Chặt Chẽ Với Cơ Quan Báo Chí Để Đẩy Mạnh Truyền Thông Về Tccnnn
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó có sản xuất NN, báo chí ĐBSCL đã có nhiều tin, bài giới thiệu về các mô hình sản xuất NN của các nước tiên tiến, từ đó giúp nông dân tiếp cận và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN. Như trong chuyên mục truyền hình “Khuyến nông”
của THTV ngày 12.6.2017 (tác giả: Thành Trung, Minh Chính) hướng dẫn về “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”. Trong chuyên mục này, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ phân tích yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất NN. Do đó nông dân phải chọn thời vụ phù hợp nhất cho cây trồng, vật nuôi. Canh tác lúa thông minh là biết khai thác lợi thế của thiên nhiên, thời vụ nào là thích hợp cho cây lúa, cây màu là mình bố trí, áp dụng “1 phải 5 giảm” trong sản xuất NN. Qua chuyên mục này nhiều nông dân đã nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi tư suy trong sản xuất NN, mạnh dạn ứng dụng phương pháp canh tác, sản xuất mới nhằm giảm thiểu rũi ro, nâng cao chất lượng nông sản. Bài viết trên báo điện tử Đồng Tháp ngày 20.5.2017 (tác giả Mỹ Lý) giới thiệu về mô hình “Trồng dưa lưới công nghệ cao theo chuẩn Israel” của anh Trần Thanh Tiền ở xã Long Thuận, huyện Hồng ngự, Đồng Tháp. Với chiếc điện thoại thông minh, anh có thể chăm sóc dưa lưới hơn 3.000 m2 ở bất cứ nơi nào. Nhờ giải pháp này mà toàn bộ nông sản của chàng trai xứ cù lao này đạt chất lượng nông sản xuất và được hai chuỗi siêu thị ở tỉnh An Giang bao tiêu sản phẩm. Theo đánh giá của một lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí thì: “Truyền thông về TCCNNN của báo chí ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã giúp người nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi được tư duy về sản xuất nông nghiệp” [Phụ lục 3; PVS 9].
Theo kết quả khảo sát, 36.1% người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí sản xuất ở mức độ khá [biểu đồ 23; phụ lục 1].
Kết quả này cho thấy báo chí ĐBSCL đã truyền thông khá đậm nét về nội dung nội dung này và nông dân cũng đã tiếp nhận và áp dụng có hiệu quả từ những giải pháp này.
Biểu đồ 14: Báo chí ĐBSCL truyền thông về “Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí sản xuất”
Nguồn: Kết quả khảo sát Thứ ba, báo chí ĐBSCL thông tin về những chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư NN, TCCNNN đã góp phần thu hút các doanh nghiệp, tổ chức Quốc tế hợp đầu tư tài chính vào các dự án TCCNNN, thúc đẩy tăng
trưởng NN của ĐBSCL nói riêng và NN Việt Nam nói chung.
Thông qua những thông tin trên báo chí ĐBSCL về NN, TCCNNN các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy được tiềm năng của NN Việt Nam và đặc biệt là chủ trương TCCNNN đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Những thông tin về định hướng phát triển NN, TCCNNN, chính sách mời gọi đầu tư, tiềm năng của các vùng sản xuất NN là những thông tin giá trị giúp các nhà đầu tư nghiên cứu những tiềm năng và lợi thế của từng vùng từ đó hoạch ra chiến lược đầu tư vào các dự án NN. Một chuyên gia ở Văn phòng điều phối thực hiện đề án TCCNNN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Dưới tác động của truyền thông TCCNNN đã được tuyên truyền sâu rộng. Nhờ đó mà hợp tác liên kết vùng, hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đang chú trọng hơn so với trước. Thu hút các nguồn lực đầu tư từ Ngân hàng thế
giới, Ngân hàng Châu Á, các tổ chức quốc tế FAO, Tài chánh Quốc tế IFC, Cơ quan hợp tác quốc tế JICA, Halan, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan.” [Phụ lục 3; PVS 7].
Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta đã đầu tư 400 tỷ đồng để thực hiện ba dự án nuôi tôm thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng trên diện tích 250 ha, tạo ra giá trị hàng hóa 500 tỷ đồng/năm. Sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm 2 dự án nuôi tôm công nghệ cao nữa. Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta khẳng định: “Vai trò của báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN rất lớn. Qua tiếp cận những thông tin về Nghị định 57, Nghị định 98 về khuyến khích hợp tác đầu tư, hợp tác và tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp về chính sách đầu tư trên báo chí ĐBSCL công ty cũng đã và mạnh dạn đầu tư các dự án.” [Phụ lục 3; PVS 8].
Còn nhiều dự án khác nữa như: Dự án Mavin vận hành Nhà máy Austfeed Đồng Tháp: Nâng chuỗi giá trị “Từ nông trại tới bàn ăn” có tổng mức đầu tư là 675 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD), được xây dựng trên diện tích gần 49.000 m2, công suất thiết kế 400.000 tấn/năm; Dự án “NN thông minh cho quê hương” của Mỹ Lan Group đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng tại tỉnh Trà Vinh nhà máy và dây chuyền sản xuất hiện đại cho phân bón thông minh với nguyên liệu, sản xuất thân thiện với môi trường.
Những dự án này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng NN ở ĐBSCL. Điều này đã nói lên vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng đã góp phần giới thiệu bức tranh toàn cảnh về NN cũng như những tiềm năng phát triển để từ đó các doanh nghiệp trong và ngoài nước nắm bắt cơ hội đầu tư và góp phần cùng với các ngành, các cấp thực hiện thành công mục tiêu mà đề án TCCNNN đã đề ra.
Thứ tư, báo chí ĐBSCL cũng đã thể hiện chức năng phản biện, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong thực hiện đề án TCCNNN giúp các ngành, các cấp có sự điều chỉnh kịp thời trong chỉ đạo, điều hành, hoạch định chủ
trương, chính sách. Về phía nông dân cũng thấy được những hạn chế, yếu kém mà tìm cách vươn lên để thích ứng với sản xuất NN hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Phản biện là một trong những chức năng quan trọng của báo chí. Từ khi có đề án TCCNNN, báo chí ĐBSCL cũng đã có những tin, bài phản ánh, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực hiện đề án TCCNNN. Đó là những vấn đề về chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã, một trong những một trong những “mắc xích” quyết định trong xây dựng chuỗi ngành hàng. Điển hình như tiểu mục truyền hình “Kinh tế nông thôn” của Đài PTTH Đồng Tháp ngày 12.7.2016 (tác giả Văn Lợi, Hoàng Vân) có phóng sự phản ánh về “Những bất cập của các hợp tác xã khi chuyển đổi theo luật hợp tác xã mới”. Ngay sau khi phóng sự được phát trên sóng truyền hình của Đài PTTH Đồng Tháp, các ngành chức năng đã tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lãnh đạo hợp tác xã để có thể nắm vững luật và điều hành, hoạch định kế hoạch của hợp tác xã theo hướng năng động hơn; Vấn đề vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NN về tích tụ, tập trung đất đai. Những điều kiện đưa ra từ những chính sách này nông dân rất khó tiếp cận. Khi báo chí ĐBSCL phản ánh, các ngành, các cấp và Hội đồng Nhân dân một số tỉnh cũng đã đưa nội dung này trở thành một trong những chuyên đề để giám sát nhằm tìm giải pháp để tháo gỡ. Hay bài phản ánh của tác giả: Ngọc Chánh, Báo Sài Gòn - Giải Phóng ngày 16.08.2015 về “Tranh chấp những người “hôi” nghêu ở bãi nuôi nghêu cửa biển kênh Cái Cùn” thuộc xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương cho một số hộ nuôi nghêu thử nghiệm để tiến tới thành lập Hợp tác xã nuôi nghêu nhưng người dân thì chưa đồng tình dẫn đến tranh chấp. Sau khi báo chí phản ánh, chính quyền địa phương đã rút kinh nghiệm và đề ra nhiều giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn này.
Biểu đồ 15: Phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Nguồn: Kết quả khảo sát Theo kết quả khảo sát, 37% người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông về nội dung phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN ở mức độ trung bình, khá là 31% và tốt là 23%. Điều này cho thấy báo chí ĐBSCL cũng đã thực hiện chức năng phản biện và cũng đã
góp phần vào sự thành công của đề án [biểu đồ 25; phụ lục 1].
3.1.2. Nguyên nhân thành công của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Một là, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác truyền thông tái cơ cấu nông nghiệp; các ngành, các cấp đang tập trung triển khai đề án TCCNNN nên báo chí dễ tiếp cận và có nhiều nội dung, thông tin để tổ chức sản xuất tin, bài
Đề án TCCNNN là chủ trương mới nên Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Và để người dân thông hiểu chủ trương này thì công tác truyền thông cần phải được đẩy mạnh và phổ biến sâu rộng. Chính vì thế trong công tác truyền thông các ngành, các cấp và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương
đến địa phương đều quan tâm và tạo điều kiện để báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng đẩy mạnh truyền thông về TCCNNN. Một chuyên gia NN cho biết: “TCCNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nên được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện thực hiện công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng” [Phụ lục 3; PVS 4].
Ngoài cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về cung cấp thông tin, tư liệu, phát ngôn một số địa phương còn hỗ trợ về kinh phí để các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông. Như tỉnh Đồng Tháp từ năm 2015 đã cấp riêng nguồn kinh phí để báo chí trong tỉnh xây dựng các chương trình truyền thông TCCNNN. Nhờ nguồn kinh phí này mà các cơ quan báo chí trong tỉnh đã sản xuất rất nhiều chương trình, nội dung mới truyền thông về TCCNNN.
TCCNNN là đề án nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhằm góp phần cải thiện và tăng thu nhập cho nông dân nên kể từ tháng 6 năm 2013 đến nay các địa phương đã tập trung triển khai nhiều công việc, mô hình khác nhau. Các ngành, các cấp và các cơ quan chuyên môn thì tổ chức nhiều hoạt động: Hội thảo, hội nghị, các chương trình trong sản xuất NN, tiêu thụ nông sản, tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề về TCCNNN... Chính vì thế mà báo chí có nguồn đề tài phong phú để sản xuất các tin, bài về TCCNNN. Đơn cử như từ tháng 6 năm 2013 đến nay tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện rất nhiều mô hình theo đề án TCCNNN: đầu tiên là dự án Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đầu tư xây dựng nhà máy xay sát lúa gạo ở xã Tân Phước - huyện Tân Hồng và thực hiện mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân sản xuất cánh đồng liên kết ở huyện Tân Hồng; Sau đó là mô hình chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm xoài ở Hợp tác xã xoài Mỹ Xương - huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp; Dự án trồng hoa xuất khẩu ở làng hoa Sa Đéc - Đồng Tháp; Dự án hỗ trợ nông dân cắt giảm chi