ra thành hai nhóm: khối trang trí và điêu khắc trang trí. Khối trang trí kiến trúc thể hiện qua tạo khối trang trí chân đế và tường kiến trúc. Điêu khắc trang trí được thể hiện trên chất liệu gạch và đá, đề tài được sử dụng chủ yếu là hoa lá, đặc biệt là hoa sen.
Kết quả khai quật khảo cổ học khẳng định những kiến trúc tôn giáo được xây theo mô hình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo, văn hóa Ấn Độ về không gian cũng như mô hình kiến trúc, đó là những đền và tháp thờ. Khi xây dựng các công trình kiến trúc Cát Tiên, người xưa đã tuân thủ theo những giáo lý cơ bản của tôn giáo văn hóa Ấn Độ.
+ Kỹ thuật chế tác thể hiện sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa bản địa và du nhập với sự đa dạng về loại hình, chất liệu và kỹ thuật chế tác.
+ Quần thể kiến trúc được xây dựng có quy mô lớn, gồm nhiều kiến trúc phóng phú và đa dạng về loại hình và bình đồ, sử dựng vật liệu gạch và đá để xây cất theo chuẩn tắc tín ngưỡng tôn giáo Balamon, phía trước có sân hành lễ, lối ra vào, bình đồ kiến trúc theo dạng bẻ góc giật cấp.
Giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là di tích thuộc văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của cư dân cổ xưa vùng đất phương Nam. Di tích này có nét đặc thù riêng biệt độc đáo mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có mối quan hệ, giao thoa văn hóa với các nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo.
1.3. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Lâm Đồng về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.
1.3.1. Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có tác dụng to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, ngăn chặn tình trạng xuống cấp và lạm dụng, lợi dụng các di tích
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Các Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Khu Di Tích Cát Tiên (Lâm Đồng).
- Chính Sách Và Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Lịch Khảo Cổ Cát Tiên
- Vai Trò, Đặc Trưng Của Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên
- Hiện Trạng Khu Vực Nơi Thực Hiện Chủ Trương, Đường Lối Chính Sách.
- Nhu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên
- Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Về Bảo Tồn Giá Trị Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
lịch sử, di sản văn hóa của dân tộc. Đồng thời, nó đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực phát triển ngành du lịch “một ngành công nghiệp không khói” mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho đất nước.
Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa.
- Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/09/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc công nhận di tích khảo cổ Cát Tiên là Di tích cấp quốc gia
- Quyết định số 05/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Công văn số 804/DSVH-DT ngày 21/11/2010 của Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về chỉnh sửa, bổ sung Dự án đầu tư xây dựng di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng;
- Công văn số 847/DSVH-DT ngày 14/12/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc thẩm định bổ sung, điều chỉnh dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng;
- Công văn số 591/DSVH - DT ngày 21/09/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa về việc thẩm định bổ sung, điều chỉnh dự án bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng;
- Công văn số 3922BVH TT DL-DSVH ngày 5/11/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc triển khai dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng;
- 125/2007/QĐ-TTg - Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 31/07/2007
- 56/2006/NĐ-CP - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin Ban hành: 06/06/2006
- 86/2005/NĐ-CP - Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước.
Ban hành: 08/07/2005
- 36/2005/QĐ-TTg - Quyết định về Ngày Di sản văn hoá Việt Nam Ban hành: 24/02/2005
- 102/2003/TTLT/BTC-BVHTT - Thông tư Hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá đến năm 2005 Ban hành: 30/10/2003
- 59/2003/QĐ-BVHTT - Quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Ban hành: 29/10/2003
- 46/2003/QĐ-BVHTT - Quyết định về việc thu hồi quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Ban hành: 15/08/2003
- 05/2003/QĐ-BVHTT - Quyết định về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Ban hành: 06/02/2003
- 28/2001/QH10 - Luật của Quốc hội số 28/2001/QH10 về di sản văn hoá. Ban hành: 12/07/2001
- 31/2001/NĐ-CP - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Ban hành: 26/06/2001
- 288-HĐBT - Nghị định quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Ban hành: 31/12/1985
- 14-LCT/HĐNN7 - Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Ban hành: 04/04/1984
- Không số - Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ và kế hoạch 3 năm (1958-1960) phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá. Ban hành: 14/12/1958
- Không số - Nghị quyết về công tác văn hoá xã hội. Ban hành: 22/01/1957 Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao lưu hội nhập
quốc tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Điều 30, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền vănhóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam,… tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Tháng 11-1993, Hội nghị Trung ương IV khóa VII đã dành riêng một nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ trong những năm trước mắt. Trong sáu định hướng về công tác tư tưởng, có một định hướng lớn về phát triển văn hóa với hai nội dung cơ bản là phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược phát triển văn hóa hiện nay là Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã nêu rò: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hành động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”. “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lòi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
1.3.2 Các chủ trương, đường lối, chính sách của tỉnh Lâm Đồng về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
- Quyết định số 2893/QĐ-UB ngày 02/1/2004 của UBND huyện Cát Tiên về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2010”
- Công văn số 157/SVH-DT ngày 02/12/2004 củaUBND Huyện Cát Tiên về việc phê duyệt dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2010”
- Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 06/09/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích khảo cổ Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng;
- Công văn số 229/SVH-TT-DL ngày 25/04/2011 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hoàn chỉnh tính pháp lý của công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên;
- Công văn số 234/SVH-TT-DT ngày 25/05/2011 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hoàn chỉnh hồ sơ Dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên;
- Công văn số 12/DSVH-DT ngày 24/08/2011 của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch về việc kiểm tra nội dung hồ sơ Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Cát Tiên;
- Công văn số 196/KHĐT-XDTD ngày 22/03/2013 về việc chỉnh sửa dự án bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Công văn số 1361/SVHTTDL ngày 17/4/2013 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Tiểu kết chương 1
Chương một đề cập đến các vấn đề chung, là cơ sở để thực hiện luận án. Trước hết là hệ thống những khái niệm cơ bản về chính sách, di sản, bảo tồn, phát huy, giá trị văn hóa và các vấn đề liên quan đến các khái niệm này. Các khái niệm về chính sách công, chính sách bảo tồn văn hóa là những khái niệm được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây với nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó luận văn đưa ra những khái niệm để sử dụng thống nhất chung, làm cơ sở cho những phân tích trong luận án trong các chương tiếp theo.
Chương 1 cũng tổng quan chung về tình hình tài liệu liên quan đến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa nói chung và tại di tích khảo cổ Cát Tiên nói riêng. Những tư liệu này đã cho thấy việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa các di sản đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm và xuyên suốt trong các thời kỳ cho đến ngày nay. Với những vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách về công tác bảo tồn di sản văn hóa thể hiện qua các sắc lệnh, văn kiện của Đảng, văn bản quản lý của Nhà nước.
Đây là cơ sở để luận án đánh giá về những chính sách đã được triển khai thực hiện và những vấn đề còn bỏ ngỏ. Từ đó, luận án sẽ đánh giá được hiện trạng thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa di tích và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa của di tích khảo cổ Cát Tiên.
Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN
2.1. Những yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Khu di tích khảo cổ Cát Tiên là một quần thể phế tích kiến trúc nằm gọn trên địa bàn hai xã Quảng Ngãi và Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Huyện Cát Tiên phía bắc giáp với huyện Đắk Lấp, tỉnh Đắk Nông. Phía tây và tây bắc giáp huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và phía tây và phía nam huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai lấy địa giới tự nhiên là dòng sông Đồng Nai (hay còn gọi là sông Đạ Đờn); phía đông tiếp giáp với huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) với diện tích tự nhiên là 42.657,27ha. Cát Tiên là một vùng tiếp giáp giữa Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ - là vùng đất ngã ba của ba tỉnh Lâm Đồng - Bình Phước- Đồng Nai, nơi hợp lưu của những con suối đổ vào sông Đồng Nai chảy xuôi về biển. Địa hình cơ bản là địa hình núi thấp chuyển tiếp từ vùng cao nam Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng, có nhiều đồi núi cao xen lẫn vùng trũng ngập nước, đất đai phù sa. Độ cao trung bình 400m. Ở đây có cả gò đồi lẫn vùng đất trũng ngập nước.
Núi đồi ở đây khá dốc, nằm đan xen nhau, cơ bản là núi đất, độ liên kết thấp, dễ bị bào mòn rửa trôi qua những mùa mưa lũ. Nguồn gốc đất trong vùng được tạo nên bởi sự phun trào của núi lửa trong quá trình vận động kiến tạo vỏ Trái đất gồm đất bazan đỏ và đất bazan xám phủ lên trên nền phù sa cổ khá màu mỡ. Do địa hình như vậy, ở Cát Tiên có hệ sinh thái rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới phát triển. Vào mùa mưa, Cát Tiên thường xuyên bị lũ lụt.
Về thổ nhưỡng, ở Cát Tiên có 3 nhóm đất chính, chủ yếu là đất phù sa và đất glay chất lượng tốt.
Khí hậu: Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa xận xích đạo, nền nhiệt và bức xạ mặt trời cao đều quanh năm, không có những thay đổi cực đoan về khí hậu, nhiệt độ ở đây khá chênh nhau giữa ngày và đêm: ngày nắng nóng, đêm se lạnh. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều tạo ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô trái ngược. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 5 đến tháng 7, gây ra lũ lụt nhấn chìm các thung lũng. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ nắng nóng, mưa ít dễ dẫn đến khô hạn. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.186mm, nhiệt độ trung bình là 260C, độ ẩm trên 80%.
Thủy văn: Sông suối ở Cát Tiên đa phần nhiều suối lòng chảy hẹp, đổ dốc vào sông Đạ Đờn là nhánh chính tạo nên sông Đồng Nai vùng thượng nguồn. Hệ thống sông suối chảy qua địa phận Cát Tiên mang phù sa bồi đắp nên những bồn địa đất đai màu mỡ. Do ảnh hưởng của địa hình nên các khe suối ở Cát Tiên vừa hẹp vừa sâu, với độ dốc cao nên về mùa khô nhiều khe suối cạn kiệt dòng chảy dẫn đến sự khô hạn, trong mùa mưa dễ gây lũ lụt. Điều kiện khí hậu và sông suối thuận lợi đó tạo nên cho Cát Tiên một quần thể động, thực vật vô cùng phong phú, có thể coi đây là một vùng rừng rậm nhiệt đới nhiều tầng điển hình.
Mặt nước Cát Tiên có sông Đồng Nai chảy qua với lưu lượng trung bình 100m3/s có tác động đến giá trị sử dụng nông nghiệp.
+ Nước ngầm.
Tầng chứa nước đệ tứ: Phân bố ở các bậc thềm sông suối, bãi bồi theo các sông suối tạo nên lớp mặt bằng với 3 lớp: sét, sét pha bột, sét pha cát, mực nước tầng này sâu 4-5m, hiện người dân đang sử dụng tầng nước này làm nước sinh hoạt.
Phức hệ chứa nước bazan: Lộ ra từ các gò đồi, dãy nối bao lấy các thung lũng sông Đồng Nai.
Với những điều kiện tự nhiên như trên, hệ thống giao thông gần như không có, chỉ có những đường mòn nhỏ hẹp len lỏi trong rừng rậm nối những bồn địa này với bồn địa khác hay ven theo các sườn đồi.