Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Về Bảo Tồn Giá Trị Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên


Nam Tây Nguyên. Làm rò cấu trúc và diện mạo quần thể di tích cũng là cơ sở để xác định giá trị và có các giải pháp phát huy giá trị.

- Từ những vấn đề chưa được giải quyết trên có thể đưa ra một số định hướng cho quần thể kiến trúc di tích.

+ Tiếp tục thám sát, nghiên cứu một cách hoàn chỉnh con đường giao thông cổ nối giữa các khu vực với nhau.

+ Hệ thống mạng lưới kiến trúc di tích tại vùng trung tâm tiếp tục nghiên cứu tổng thể về con đường được xây dựng bằng gạch (hệ thống phân phối nước) chạy trong nội bộ khu vực trung tâm của quần thể di tích.

+ Thám sát diện rộng để xác định một cách đầy đủ vùng lòi và vùng ngoại vi của khu vực có di tích để làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược bảo tồn.

+ Nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện các kiến trúc di tích, di vật sau đó đối chiếu so sánh với các kiến trúc, di vật có chung nét tương đồng về văn hóa lịch sử trong các văn hóa khác. Từ đó, tìm hiểu mối quan hệ lịch đại và đồng đại với các văn hóa trong vùng và trong khu vực, xác định các mối quan hệ giao lưu văn hóa thương mại để nhận diện được tầm vóc, giá trị nổi bật của quần thể kiến trúc di tích trong bối cảnh chung ở khu vực Đông Nam Á.

+ Khảo sát các khu vực để phân định các phân khu chức năng trong tiếp cận di tích khảo cổ Cát Tiên dưới góc độ một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo cổ để nhận thức diện mạo và trình độ của quần thể di tích này trong bối cảnh đồng đại trong nước và khu vực.

+ Ngoài ra cần phải xác lập các nghiên cứu liên ngành với các ngành khoa học khác như nghiên cứu môi trường, nghiên cứu về địa chất, khoa học vật liệu, dân tộc học, văn hóa,…

Việc tổ chức các hội thảo cũng cần được tiếp tục triển khai để thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý từ nhiều lĩnh vực khác nhau...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.



Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 9

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

Lập kế hoạch trùng tu, tôn tạo, tu bổ các kiến trúc di tích phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, có căn cứ từ các dữ liệu cụ thể đáp ứng được các yêu cầu chung và riêng cho từng di tích kiến trúc cũng như đưa ra được những giải pháp đảm bảo được yếu tố giữ nguyên gốc về kết cấu mà vẫn kéo dài được độ bền vững tuổi thọ của cả công trình kiến trúc.

Đánh giá từng mảng kiến trúc cần được tu bổ để đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Xác định từng mảng kiến trúc nào cần tu bổ trước, mảng kiến trúc nào cần tu bổ sau. Áp dụng các giải pháp đặc biệt trong quá trình tu bổ. Trong quá trình tu bổ phải đảm bảo yếu tố kết cấu nguyên gốc.

Trong quá trình tu bổ phải có đầy đủ các ban ngành liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn, đơn vị thi công (đơn vị thi công phải có chứng chỉ ngành nghề nhằm đảm bảo hiểu biết chuyên môn, các nguyên tắc cơ bản trong quá trình trùng tu di tích khảo cổ).

Trong quá trình thi công phải có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên liên quan để thi công các phần kiến trúc nào trước, phần kiến trúc nào sau theo giải pháp nào? Căn cứ yếu tố nào?

Trong quá trình thi công tu bổ phải có thời gian thử nghiệm, lắng nghe các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên ngành để góp ý xây dựng hoàn thiện ý tưởng tu bổ.

Trong quá trình thi công tu bổ cần phân loại các loại gạch, các dạng kiến trúc để có cơ sở sử dụng các loại vật liệu thích hợp.

3.3.2.1. Trùng tu các khối kiến trúc

Khảo sát, xác định hiện trạng các khối kiến trúc để có phương án trùng tu:

Khối xây rời rạc, mất liên kết, khối xây bị mất hoàn toàn, khối xây chắc chắn nhưng đã chuyển vị, khối xây có bề mặt gạch bị lòm sâu, mối mục, khối xây có bề mặt


đá bị mềm, bong vảy, nứt, khối xây có bề mặt gạch, đá bị rêu mốc, khối xây có bề mặt gạch bị rêu, mốc, nấm phá hoại.

Xây dựng các biện pháp thoát nước mưa cho các khối kiến trúc và cả khu di tích.

3.3.2.2. Giải pháp giữ nguyên hiện trạng khối di tích gốc

Hoạt động gìn giữ hiện trạng di tích đúng nguyên trạng yếu tố nguyên gốc rất quan trọng vì vậy mọi tác nhân gây hại đến di tích đều được xem xét kỹ lưỡng.

- Tác nhân gây hại đến di tích do con người: Trong quá trình khai quật con người đã tác động một phần đến các yếu tố kết cấu của kiến trúc (gạch, đá) bởi công việc đào xới cũng như tháo gỡ một số kiến trúc đã rời liên kết một phần cũng làm hư hại đến kết cấu, hình dạng của kiến trúc di tích. Vì vậy cần có biện pháp gìn giữ di tích ngay trong quá trình khai quật nghiên cứu như: chỉ tháo gỡ các viên gạch đã rời khỏi mảng kiến trúc, sau đó sắp xếp các viên gạch này gọn lại, đo vẽ chụp ảnh toàn bộ các phần đã tháo gỡ, ghi chép đầy đủ các thông số cẩn thận sau đó làm thành những báo cáo khoa học kết thúc khai quật cần đưa ra những giải pháp bảo quản ngay như làm mái che nắng mưa có tính đến yếu tố môi trường khí hậu, mái che phải đảm bảo an toàn và phù hợp không gian của di tích, thông thoáng đảm bảo nhiệt độ thích hợp.

- Tác nhân gây hại đến di tích do môi trường: Do di tích tồn tại trong môi trường khí hậu nhiệt đới với hai mùa khác biệt (mùa nắng - mưa) mùa khô nắng nóng trung bình 36°C gây ra hiện tượng khô bong tách các lớp gạch gây khô mụn gạch và hoàn thổ.

- Để hạn chế tối đa nhiệt độ và ánh nắng cần làm mái che cao ráo thoáng mát nhằm hạn chế sức nóng dưới mái che và ngoài trời, duy trì nhiệt độ bình thường khoảng 31°C. Mùa mưa gây úng nước, độ ẩm cao cũng gây hiện tượng gạch bị mủn nát và hoàn thổ.

- Tác nhân gây hại đến di tích do côn trùng: Côn trùng là tác nhân gây hại đến di tích bao gồm các loại ong, mối… Chúng thường làm tổ sinh sản, cư trú trong các khe


hở của kiến trúc kéo theo các loài khác đến kiếm mồi gây hiện tượng hư hại di tích. Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả phù hợp.

- Quần thể kiến trúc di tích chủ yếu xây dựng bằng gạch, đá bên cạnh đó các di vật gắn liền với di tích đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như chất liệu nên việc bảo quản phải chú ý đến chất liệu di vật để có thể phân loại bảo quản cũng như trưng bày một cách hợp lý.

3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy giá trị văn hóa di tích khảo cổ Cát Tiên

3.3.3.1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền thanh và truyền hình, các báo viết, báo mạng, để khẳng định giá trị khoa học đặc sắc, tiêu biểu về lịch sử, văn hóa.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua các sách, ấn phẩm. Để xuất bản sách và các ấn phẩm khác cần có sự tiếp cận nghiên cứu di tích một cách có hệ thống, khoa học đem lại nguồn tư liệu có tính giáo dục cao.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua các biểu tượng, biểu trưng của di tích như: các mẫu tượng thờ (linga-yoni; các tượng thờ như bò thần Nandin, Ganesa, nữ thần Uma, chim thần Garuda…) làm thành các vật lưu niệm để du khách mua về sau chuyến thăm quan.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua sân khấu hóa: Để làm được công tác này phải nghiên cứu một cách khoa học đúng, đủ để lựa chọn những giá trị văn hóa tiêu biểu, có ý nghĩa trong cộng đồng, hiện tại, tương lai vẫn còn có ý nghĩa như sân khấu hóa các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo cầu may mắn, đưa ra các giáo lý tốt đẹp (tốt đời đẹp đạo).

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua các cuộc thi tìm hiểu về di tích. Để giá trị của di tích đi vào lòng công chúng thì một kênh phát huy nữa là phát động các cuộc thi tìm hiểu về di tích hướng đến nhiều đối tượng tầng lớp công


chúng tham gia; sau cuộc thi dù có giải thưởng hay không thì một phần nội dung của cuộc thi được quần chúng nhân dân hiểu thêm về di tích.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua đề tài công trình nghiên cứu khoa học. Hoạt động này phải được diễn ra thường xuyên và có tính kế thừa vì như vậy mới có được những tư liệu có giá trị để bổ sung nguồn tư liệu trước đó.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua tôn tạo cảnh quan phù hợp, tương thích với không gian của di tích. Việc tôn tạo phải đảm bảo đúng quy định, quy trình pháp luật hiện hành phù hợp và sinh động gây ấn tượng với du khách, tương thích với quá trình lịch văn hóa của di tích.

- Hoạt động phát huy tác dụng giá trị của di tích thông qua những hiệu ứng tích cực mang đậm nét đặc sắc tiêu biểu điển hình như biểu dương, khuyến khích các tổ chức cá nhân có những đóng góp tích cực trong quá trình gìn giữ và phát huy tác dụng giá trị của di tích.

- Hoạt động phát huy nhà trưng bày:

Di tích khảo cổ Cát Tiên có giá trị khoa học vô cùng to lớn về cả lịch sử, văn hóa. Di tích xuất hiện từ giai đoạn sớm và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài, tuy tồn tại ở giữa hai nền văn hóa lớn là văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo nhưng lại có bản sắc văn hóa mang tính đặc trưng riêng biệt. Trong vùng đất này có rất nhiều dân tộc thiểu số của Việt Nam sinh sống như Mạ, Stieng, Châu Ro, Coho… nhưng những ghi chép về khu di tích rất hạn chế. Bởi vậy những nhận định về văn hóa, nghệ thuật cả về tư tưởng văn hóa tín ngưỡng của người cổ xưa phải hết sức thận trọng.

Trong việc thiết lập nội dung trưng bày làm sao để cho quần chúng có thể thụ cảm một cách khái quát nhất về quá trình lịch sử văn hóa của cư dân cổ xưa đã từng sinh sống và theo đạo Balamon này bằng những dẫn khoa học chính xác và xác thực từ tư duy tín ngưỡng tôn giáo cho đến giá trị cốt lòi chính yếu đạo đức cho xã hội kéo dài nhiều thế kỷ. Để quần chúng thấy rằng người cổ xưa đã trải qua một thời kỳ văn minh hưng thịnh thì đề cương trưng bày phải: Nêu được bối cảnh lịch sử xã hội, không gian


văn hóa cũng như quá trình tồn tại và phát triển của các dân tộc cổ xưa, giá trị tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo, xác định và xây dựng được các giá trị nổi bật tiêu biểu như kỹ thuật chế tác các công cụ, linh vật, ngẫu tượng thờ, tư duy xây dựng, tư duy thiết kế các phân khu kiến trúc… có ý nghĩa của nền văn hóa này. Để du khách khi đến di tích khảo cổ Cát Tiên như được quay lại quá khứ với những trầm trồ thán phục với những gì cha ông ta đã để lại.

3.3.3.2. Phát triển bền vững giá trị văn hóa di tích khảo cổ Cát Tiên

Các giải pháp xây dựng quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia Cát Tiên từ một nguồn tài nguyên quan trọng trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Nguyên.

- Quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là một bộ phận gắn liền với Vườn quốc gia Cát Tiên, là vùng đất mang những giá trị đặc sắc về thiên nhiên, đa dạng sinh học đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, là điểm kết nối giao thông của các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đắk Nông vì vậy đây là địa điểm lý tưởng để tổ chức các chuyến du lịch sinh thái văn hóa do đó cần xây dựng những chủ trương chính sách xây dựng hạ tầng giao thông, nơi lưu trú, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi kèm theo đón đầu. Để thu hút du khách có thể du lịch sinh thái văn hóa nghỉ dưỡng vào dịp cuối tuần, dã ngoại, khám phá thiên nhiên.

- Quần thể di tích Cát Tiên chính là tài nguyên di sản mà chúng ta cần phát huy giá trị di sản này một cách bền vững. Trong đó hoạt động du lịch văn hóa là một trong những hoạt động chủ yếu đã đang và sẽ tiếp tục được thực hiện. Hoạt động du lịch này cũng chịu sự tác động của quy luật thị trường vì vậy cần nghiên cứu và thực hiện những chù trương, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể kích cầu một cách linh hoạt.

- Xây dựng quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là bảo tàng văn hóa sinh thái đặc trưng của địa phương mang tầm quốc gia.


Quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Bao gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Văn hóa sinh thái là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong một quá trình tác động và biến đổi nhằm tạo ra một cuộc sống tốt đẹp. Từ nhận thức này, việc xây dựng các cơ chế, chủ trương, chính sách để hình thành một bảo tàng văn hóa sinh thái là một dạng kết hợp giữa bảo tàng di tích với bảo tàng thiên nhiên mà trên thế giới đã xuất hiện ngày một nhiều, đó là định hướng khả thi có cơ sở và mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

- Thực hiện chủ trương chính sách tổ chức quản lý và liên kết xây dựng quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia Cát Tiên thành một dạng văn hóa kinh tế - xã hội trong thời kỳ xã hội hóa.

Do vị trí địa lý liên quan trực tiếp một số địa phương trong vùng với mô hình hoạt động như một dạng thiết chế văn hóa - du lịch mang tính chất liên nghành, liên vùng do đó quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia Cát Tiên cần phải có cơ chế, chủ trương, chính sách về tổ chức quản lý bằng một phương thức khoa học hợp lý và mang tính bền vững. Từ nhìn nhận vị trí địa lý và các mối liên hệ mật thiết khẳng định vùng nằm gần tuyến đường biển quốc tế, gần với đường sắt Bắc Nam, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và tại đây có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa - chính trị, có công nghiệp và thương mại phát triển bậc nhất của cả nước để có thể giao lưu học tập. Chính vì lẽ đó cần có những định hướng chiến lược về liên kết hợp tác giữa các lĩnh vực văn hóa, du lịch và kinh tế, định hướng hợp tác giữa vùng Đông Nam Bộ với các vùng kinh tế trọng điểm khác.

- Xây dựng và đề xuất những cơ chế, chủ trương, chính sách đặc thù và giải pháp thực hiện sản phẩm du lịch tại quần thể di tích kiến trúc khảo cổ Cát Tiên:

Xây dựng mô hình gắn với nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo di tích

Xây dựng mô hình gắn với vấn đề khoa học giáo dục, giới thiệu quảng bá giá trị của di sản.


Xây dựng mô hình bảo tàng gắn liền với di tích.

Xây dựng mô hình các loại kiến trúc di tích gắn liền với kiến thức thực địa

Sử dụng kết quả phục dựng 3D vào trong tham quan nghiên cứu, phát triển du lịch. Xây dựng các thước phim tư liệu, các pano áp phích.

Xây dựng mô hình du lịch văn hóa thích hợp với công tác hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên.

Bảo tồn và phát huy giá trị tại quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên kết hợp với khai thác di tích và các sản phẩm văn hóa cộng đồng dân tộc bản địa tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng, xã hội hóa hoạt động kinh tế xã hội - du lịch, xây dựng các hoạt động du lịch.

- Nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của công chúng để xây dựng nên những sản phẩm du lịch mang tích đặc trưng riêng biệt của địa phương. Khuyến khích đầu tư các điểm nghỉ dưỡng có ý nghĩa. Chú trọng đến hoạt động bảo tồn nhằm nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh gần kề, nâng cao giá trị văn hóa, các truyền thống văn hóa dân tộc bản địa có giá trị.

- Chú trọng khâu phục vụ du khách của công chúng là người dân tộc bản địa.

- Xây dựng và đề xuất cơ chế chủ trương, chính sách tái hiện, một số lễ hội phục vụ cho công tác giáo dục khoa học lịch sử và phát triển văn hóa tiêu biểu có ý nghĩa sâu rộng đối với công chúng.

Kết quả khai quật nghiên cứu và nhận thức mới về quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là những giá trị đầu tiên đóng góp vào tiềm năng khai thác du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, để nơi đây trở thành một địa điểm tiềm năng hấp dẫn và không thể bỏ qua khi đến Lâm Đồng thì quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên cần được đầu tư bảo tồn, trùng tu, tôn tạo thực sự khoa học bài bản dựa trên những cơ sở khai quật khảo cổ, nghiên cứu liên ngành để công chúng có thể hiểu được sự hung thịnh và phát triển của nơi đây trong suốt một thời kỳ dài trong lịch sử dài.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí