Chính Sách Và Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Lịch Khảo Cổ Cát Tiên


Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động): Bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy chúng trong đời sống xã hội. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của những con người đặc biệt mà chúng ta thường mệnh danh là những nghệ nhân hay là những báu vật nhân văn sống. Cần phải phục hồi các giá trị một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, khoa học chứ không thể chủ quan, tùy tiện. Tất cả những giá trị phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể.

Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều khả thi nhất. Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rò thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc di sản văn hóa.

Bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước.


Ngày 23/11/1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, dù còn bộn bề các công việc cấp bách cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn minh triết của một vĩ nhân - danh nhân văn hóa kiệt suất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SLvề bảo tồn cổ tích trong toàn còi Việt Nam. Sắc lệnh xác định việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam.

Điều 4 của Sắc lệnh nêu rò: Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử [25].

Với ý nghĩa lịch sử to lớn của Sắc lệnh này, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ-TTg lấy ngày 23/11 hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa, động viên và thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Khái niệm về giá trị văn hóa: Con người có khí, có sinh, có tri, có lễ nghĩa, đó là loài quý giá nhất. Cho nên có thể biểu hiện qua giá trị văn hóa: về thực chất là sự khẳng đỉnh của con người đối với sự tồn tại của vật chất lẫn tinh thần của bản thân mình, quan hệ trật tự của mình, hành vi thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo giá trị của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Giá trị văn hóa: là hệ giá trị văn hóa nói chung và văn hóa con người nói riêng chính là hệ giá trị của con người tức là phát triển nhân cách, đạo đức tâm hồn lối sống, trí tuệ, năng lực sáng tạo, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức chung của cộng đồng.

Giá trị là phạm trù riêng của con người liên quan đến lợi ích vật chất lẫn tinh thần của con người đó chính là tính nhân văn của xã hội, có giá trị định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của con người trong cộng đồng xã hội. Giá trị ấy gắn liền với nhu cầu của con người, chính nhu cầu ấy đã thúc đẩy động lực của con người, giúp con người tạo ra các giá trị văn hóa tạo ra các giá trị văn hóa sản sinh ra những ý

Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 4


tượng, trí tuệ, năng lực, sức sáng tạo, khát vọng nhân văn của con người được được biểu hiện qua đạo đức lối sống trong xã hội, tạo nên nét độc đáo, đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

Mỗi dân tộc dều có lịch sử hình thành và phát triển, trải qua quá trình lịch sử lâu dài sáng tạo nên một nền văn hóa của riêng mình. Đó chính là giá trị văn hóa

Khái niệm di sản văn hóa: Di sản: di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại; sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học...

Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử, ký ức và báu vật của cộng đồng thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại.

Nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu cho rằng: Di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất (hay còn gọi là vật thể) và tinh thần (hay còn gọi là phi vật thể), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do con người sáng tạo và tiếp nhận trong điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của mình, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [28, tr.2].

Năm 2001, Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2009) trong đó khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Tại Điều 1, Luật Di sản văn hóa ghi rò: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [20, tr.12]. Cùng với đó Việt Nam đã phê chuẩn Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu rò: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lòi của bản sắc dân tộc, cơ sở sáng tạo giá trị mới và giao lưu văn hóa” [4].


Di sản văn hóa là yếu tố cốt lòi của văn hóa, tiềm ẩn bản sắc văn hóa của cộng đồng xã hội. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cũng là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, đồng thời là giao diện quan trọng của văn hóa nhân loại. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa tích lũy trong suốt quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc được lưu giữ lại. Những di sản này rất phong phú, đa dạng tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau. Những cổ vật, những công trình kiến trúc hoặc còn ẩn trong lòng đất hoặc đang được lưu giữ trong các bảo tàng, các công cụ sản xuất, đồ dùng bằng sành sứ, những thành quách, chùa tháp, đình làng, phố cổ, lăng tẩm, cung điện,…

• Di tích khảo cổ Cát Tiên là quần thể kiến trúc di tích đặc biệt quan trọng đã tồn tại trong lòng đất hơn 10 thế kỷ về trước, qua nhiều thăng trầm về thời gian đã trở thành những phế tích và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng; công tác khai quật nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cần có sự thống nhất, đồng bộ, có định hướng kế hoạch cụ thể, rò ràng. Việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ di tích khảo cổ Cát Tiên sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa khoa học vùng đất phía Nam. Đồng thời việc phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên trong quy hoạch phát triển tuyến du lịch văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào sự phát kinh tế xã hội của địa phương trong tương lai

1.1.2 Chính sách và chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích lịch khảo cổ Cát Tiên


1.1.2.1 Chính sách: Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sông xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rò ràng.

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “chính sách” là “một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách...”. Theo sự giải thích này, chính sách không đơn thuần chỉ là một quyết định để giải quyết một vấn đề cụ thể, mà nó là một đường lối hay phương hướng hành động [30, tr.64].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [31].

Như vậy, chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức.

Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan.

Chính sách có bản chất thuộc về chính trị. Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyết định lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết . Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị. Nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy hơn.


Chính sách công (public policy) là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên.

Theo định nghĩa này thì mục đích của chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. Nói cách khác, chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước. Từ nghiên cứu những cách tiếp cận trên đây về chính sách công của các tác giả, có thể đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội. Khái niệm trên vừa thể hiện đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết chính sách phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là chính sách phải thể hiện được vai trò định hướng hành động theo những mục tiêu nhất định. Điều kiện tồn tại của một chính sách công là tổng hoà những tác động tích cực của hệ thống thể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sáng tạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thể hiện bằng các nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa xã hội và cả sự bảo đảm bằng nhà nước.

1.1.2.2. Những chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.

Hợp tác xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia Cát Tiên từ một nguồn tài nguyên sẵn có trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Nguyên.


Xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên thành bảo tàng văn hóa sinh thái đặc trưng của địa phương mang tầm quốc gia.

Thực hiện tổ chức quản lý và liên kết xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia Cát Tiên thành một dạng văn hóa kinh tế - xã hội trong thời kỳ xã hội hóa.

Xây dựng và đề xuất thực hiện những sản phẩm du lịch, mô hình gắn với nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo di tích, mô hình gắn với vấn đề khoa học giáo dục, giới thiệu quảng bá giá trị của di sản, mô hình bảo tàng gắn liền với di tích,

Tạo nguồn ngân sách về bảo toàn khối kiến trúc di tích

Tạo nguồn ngân sách cho các hoạt động phát huy giá trị của di tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các sách, ấn phẩm, các biểu tượng, biểu trưng của di tích, sân khấu hóa, qua các cuộc thi tìm hiểu về di tích, đề tài công trình nghiên cứu khoa học, tôn tạo cảnh quan phù hợp, tương thích với không gian của di tích, hiệu ứng tích cực mang đậm nét đặc sắc tiêu biểu điển hình.

Đào tạo các cán bộ

Kinh phí tài chính các hoạt động bảo quản

1.1.2.3. Ý nghĩa của thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn vì nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước. Tính chính trị của chính sách là công cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại.

Tính pháp lý, chính sách của nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà nước nên chính sách đương nhiên có tính pháp lý, là dựa trên ý chí của nhà nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.


Tính chất xã hội là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hội của nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển. Chính sách phản ánh rò vai trò là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt của nhà nước.

Chính sách có tính khoa học lý luận và thực tiễn thiết thực. Tính khoa học của chính sách thể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ và sát với thực tiễn. Nếu chính sách mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc ban lành chính sách của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước. Nếu chính sách nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động hành chính nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam bằng chính sách và pháp luật.

* Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về văn hoá Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng

chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí