Đối Tượng Nghiên Cứu: Các Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Khu Di Tích Cát Tiên (Lâm Đồng).


Kết quả đã cho thấy đây là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, thu nhận được nhiều hiện vật có giá trị khoa học cả về văn hóa lẫn lịch sử.

* Hội thảo khoa học

- Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 1 năm 2001:

Nhằm làm rò hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 3/2001 UBND tỉnh Lâm Đồng, Ngành văn hóa thông tin Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên năm 2001. Hội thảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng, PGS Hoàng Xuân Chinh, TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGS Ngô Văn Doanh, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính…nhiều phát biểu đã làm rò thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên (kể cả những giả thiết và so sánh…) về chủ nhân và niên đại bước đầu đã được giải luận.

Hai bài tham luận ( Vấn đề trùng tu di tích cát Tiên- Lâm Đông của tác giả Nguyễn Hồng Kiên, Một vài gợi ý cho việc định hướng ứng xử với khu di tích khảo cổ cát Tiên của GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính) đều cho rằng việc trùng tu cần được tiến hành ngay.

- Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 2 năm 2008

Nhằm làm rò hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 12/2008 Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng, đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần. Hội thảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGS Ngô Văn Doanh…nhiều phát biểu đã làm rò thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên như “ tư liễu thu được khẳng định giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử phương Nam, văn hóa dân tộc nói chung, là trung tâm tôn giáo của cộng đồng cư dân vùng đất phía Nam, có triển vọng lớn trong phát triể du lịch về cuội nguồn lịch sử.

* Luận án tiến sĩ “Khu di tích Cát Tiên (Lâm Đông)” năm 2002 và một số bài viết đăng trên hội thảo, tạp trí, TS Nguyễn Tiến Đông cũng đã có nhận định “với mật độ di tích …cùng với nhiều linh vật thờ tìm thấy ở khu di tích Cát Tiên có thể xác dịnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

đây một thánh địa của của một quốc gia Ấn Giáo thuộc về hệ thống sông Đồng Nai

…quốc gia này có thể được lập từ thời Phù Nam – Óc Eo. Sau khi Phù Nam tan rã quốc gia này đứng độc lập giữa Chăm Pa và Chân Lạp.

Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 3

* Pháp lý công nhận mức độ

Với những giá trị khoa học nổi bật về lịch sử văn hóa nghệ thuật của di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận di tích gia vào năm 1997 theo QĐ số 2890/ VH/QĐ ngày 27/9/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin và đến năm 2014 di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được thủ tướng chính phủ ký QĐ xếp hạng di tích quốc gia đăc biệt theo QĐ 2408/QĐ/QĐ-TTg ngày 31/12/2014

* Công trình sách: Công trình sách có tính độc lập “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng

– Lịch sử và văn hóa” của tiến sĩ Lê Đình Phụng với 383 trang do nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 2007 gồm 3 chương.

* Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ Cát Tiên - Lâm Đồng” do Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng quản lý và cơ quan thực hiện là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. HCM.

Chương trình hoạt động công tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác.

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nối tiếp các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo.

2.3 Rút ra những gì kế thừa và không kế thừa.

Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiểu quả


nhất. Tuy nhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nối tiếp các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo.

Chương trình hoạt động công tác tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách này nhằm bảo vệ di tích, chống lại những xâm phạm từ các yếu tố khách quan, chủ quan đồng thời đưa quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên trở thành một địa điểm tham quan du lịch, nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc,…

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quát về các chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tích khảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn, vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp với các điều cụ thể của địa phương nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn, tạo ra những động lực để đạt được các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tạo ra cân đối những nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xây dựng định hướng thích ứng với mỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý

Hệ thống hóa, đánh giá các cơ chế chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo tồn quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng).

4.2 Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Di tích khảo cổ Cát Tiên). Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 1985 đến 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp khảo sát, điền dã: Dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế tại khu di tích Cát Tiên, người nghiên cứu rút ra những nhận định của mình về thực trạng công tác quản lý tại di tích, những yếu tố tác động đến vấn đề bảo tồn di tích và những giải pháp về chính sách bảo tồn giá trị văn hóa cho khu di tích này.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứu khoa học về khu di tích của những tác giả đi trước để lại, những chính sách, chủ trương trong công tác quản lý của Nhà nước, người viết có cơ sở để nghiên cứu và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với khu di tích, các quan điểm nhận thức của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn cần tháo gỡ.

- Phương pháp phân tích: Dựa trên những thông tin đã thu thập được qua công tác khảo sát điền dã, trực tiếp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, người viết sẽ phân tích được những điểm mạnh, yếu và những khó khăn cũng như hạn chế, thách thức trong công tác quản lý đối với di tích. Từ đó, đưa ra những hướng khắc phục, phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý.

- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu di tích và công tác quản lý di tích, người viết sẽ sử dụng phương pháp so sánh với một số di tích khác trong địa bàn, để thấy được giá trị của di tích cũng như cách quản lý di tích.

- Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Trong nghiên cứu toàn diện về các giá trị du lịch- dịch vụ, các biện pháp, phương pháp bảo tồn tổng thể về các giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên, dân tộc học, văn hóa học, du lịch – dịch vụ, khoa học tự nhiên, kỹ thuật kinh tế… Xác định các giá trị tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng


du lịch và các biện pháp liên quan. Từ đó có giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch và dịch vụ tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên, huyện Cát Tiên và các vùng phụ cận.

- Phương pháp tổng hợp: Từ những thông tin cũng như tư liệu đã thu thập và nghiên cứu, người viết sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá về thực trạng quản lý tại di tích, đưa ra những giải pháp có thể khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý tại di tích. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp liên nghành nhằm làm nổi bật tính cấp thiết, ý nghĩa của cơ chế chủ trương, chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung và bảo tồn và phát huy giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên nói riêng để làm rò giá trị từng loại di sản văn hóa có mối quan hệ chức năng, đồng thời bổ sung thêm nhiều luận cứ khoa học phù hợp với văn bản hành chính

Phương pháp luận: Hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp, bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra có hiệu quả cao nhất.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:

- Khẳng định việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa đối với các di tích là cần thiết và khả thi.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm việc, học tập và nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa di tích.


- Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc nâng cao chất lượng quản lý các di sản văn hóa.

7. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm các phần sau:

+ Phần mở đầu

+ Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

+ Chương 2. Thực trạng của việc thực hiện chính sách về bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

+ Chương 3. Các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

+ Phần kết luận.



Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Những khái niệm về bảo tồn, giá trị văn hóa, di sản văn hóa, di tích khảo cổ Cát Tiên

Khái niệm về bảo tồn: Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa, cụ thể như sau: Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo tồn” là giữ lại không để cho mất đi, bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó [34, tr28]. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái. Đối tượng “bảo tồn” phải được nhìn nhận là tinh hoa, đã khẳng định được giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.

Đối tượng được bảo tồn (giá trị di sản văn hóa) cần thỏa mãn hai điều kiện sau:

- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không phải hoài nghi hay tranh cãi.

- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, tiềm năng đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài trước những biến đổi tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập như hiện nay).

Quan điểm của UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và tránh sự xuống cấp của kết cấu đó. Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội [35, tr16].


Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo - làm lại, qui hoạch bảo tồn. Vấn đề đặt ra là khi bảo tồn một di sản văn hóa cụ thể cần nghiên cứu, chọn lựa phương án thích hợp với từng địa phương, từng đặc thù riêng để đảm bảo rằng cái chúng ta đang trưng bày là xác thực chứ không phải đồ giả. Trên cơ sở tôn trọng các điều khoản của Hiến chương Venice, UNESCO đã ban hành Công ước về việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 1972. Tiếp đến năm 2003, UNESCO ban hành Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được sự đồng thuận của trên 120 quốc gia thành viên mà Việt Nam là một trong số những thành viên đó. Với mục tiêu tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và thống nhất hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Công ước yêu cầu các nước cam kết có những biện pháp bảo đảm việc bảo vệ và duy trì sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, cùng với sự phối hợp chặt chẽ ở cấp vùng và cấp quốc tế cho mục tiêu này [35, tr3]. Có thể thấy, các biện pháp bảo vệ do Công ước đề ra, nhất là biện pháp kiểm kê (xác định giá trị di sản), tư liệu hóa cho thấy quan điểm tôn trọng yếu tố gốc của loại hình di sản này. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có thể có 2 quan điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.

Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh): Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng tĩnh là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng

Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng tĩnh là điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022