Nhu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên


Tường rào: Xây dựng 1,5 ha trong giai đoạn 1 dành cho xây dựng hạng mục nhà trưng bày ban quản lý di tích và hàng rào với vật liệu gạch xây và khung thép cao 2,2m tổng chiều dài 470m để bảo vệ công trình các cỏ vật và ngăn các khu vực dân cư xung quanh.

Đường đạo: Đường đạo được bố trí bao quanh công trình chính với chiều rộng để tạo thuận tiện cho việc ngắm công trình và thuận lợi cho việc quan sát, bảo vệ tòa nhà.

Các hệ thống được đầu tư: Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, hệ thống âm thanh, giải pháp thu gom rác, sân bãi, hệ thống phòng cháy chữa cháy (hệ thống báo cháy tự động), hệ thống chống sét

2.2.7.2. Những nguyên nhân đạt được

- Chủ động vận dụng cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong hoạt động công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

- Tranh thủ và tích cực áp dụng cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để lập kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên.

- Tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân trong hoạt động công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tại quần thể di tích khảo cố Cát Tiên.

- Vận dụng có sáng tạo những thông tư, nghị quyết, quyết định của Ủy ban nhân tỉnh Lậm Đồng trong hoạt động công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên.

- Nhìn nhận được giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử và ý nghĩa của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên mang lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

- Thấy được tầm quan trọng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại quần thể di tích khảo cố Cát Tiên.


Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 8

- Nhìn nhận giá trị kinh tế mang lại trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên.

2.2.7.3. Những hạn chế, yếu kém

Từ năm 1996, trong tổng thể 10 điểm di tích chỉ có 5 địa điểm di tích được làm mái che được lợp bằng tôn khung sắt, có hệ thống máng dẫn nước thì còn lại vẫn để ngoài tự nhiên. Sau từng ấy năm sử dụng đến nay đã hết niên hạn sử dụng và hệ thống mái che dưới sự tác động của nắng mưa đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp như mái tôn mục vì hoen rỉ, các thanh sắt khung đã mục, các cột chống đã cong yếu dẫn đến tình trạng bị tốc mái khi mưa bão và có thể sập bất kỳ lúc nào sẽ có những ảnh hưởng đến các di tích phía bên dưới. Bên cạnh đó có một số hạng mục trong khu di tích đã được phát lộ nhưng chưa có mái che bảo vệ nên tình trạng kỹ thuật của các phế tích xuống cấp nghiêm trọng. Các viên gạch đang bị phong hóa và đang có nguy cơ hoàn thổ cao, các cấu trúc xây dựng đang bị biến dạng.

Chiều cao của các hệ thống mái che thấp, thông gió kém nên không khí nóng trong khu vực mái che ảnh hưởng xấu đến các di tích bên dưới. Do đó tính chất tạm không có hệ thống hành lang tham quan, hiện nay khách tham quan phải đi trên nền đất của các di tích đều không đáp ứng các tiêu chí về bảo tồn di tích hiện hành.

Trong quần thể di tích chưa có nhà trưng bày và các hiện vật được đưa về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng và để tạm trong khu vực di tích chỉ có mái che tạm nên đã không phát huy được các giá trị của di tích.

2.2.7.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Những cơ chế, chủ trương, chính sách còn mang tính chung chung trong toàn quốc trong khi mỗi di sản là một loại hình có tính chất đặc thù riêng.

- Những cơ chế, chủ trương, chính sách còn chậm thay đổi so với sự biến đổi của chung xã hội và hội nhập quốc tế.


- Nhân lực hoạt động trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên còn hạn chế về kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức, hiểu biết về quy định của pháp luật hiện hành.

- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp, phân bố theo ngân sách hàng năm trong khi nhu cầu thực về vốn đầu tư rất lớn và nhanh.

Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế còn do vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai cơ chế, chính sách tài chính cho công tác bảo tồn di sản văn hoá, dẫn đến tình trạng không thu hút, tập trung được nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu bảo vệ và phát triển di sản văn hóa.

Mặc dù, Luật di sản văn hóa ra đời đã xác định rất rò trách nhiệm, cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với việc định hướng đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành một cách đầy đủ và đồng bộ. Các cơ chế, chính sách tài chính cho công tác bảo tồn DSVH mới dừng lại ở những quy định chung chung hoặc chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa có tính tổng thể; chỉ mới được ghi nhận trên một số khía cạnh như chi hỗ trợ cho các nghệ nhân, chi khai quật, chi khảo cổ... Đồng thời, việc bố trí kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại một số đề án, dự án lớn của Chính phủ lồng ghép đan xen lẫn nhau, dẫn đến kinh phí thực tế dành cho di sản văn hóa là không lớn, không thực hiện được hết các mục tiêu, nhu cầu đặt ra.

Thực tiễn cũng cho thấy, còn thiếu cơ chế, chính sách tài chính nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương cho công tác bảo vệ và phát triển giá trị di sản văn hóa cũng như việc quy định cụ thể về việc trích lại một tỷ lệ nhất định của nguồn thu từ du lịch có sự khai thác liên quan đến di sản văn hóa để tái đầu tư, tu bổ, bảo tồn di sản văn hóa. Nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa còn chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.



Tiểu kết chương 2

Nội dung của chương 2 đã khái quát về quần thể di tích Cát Tiên. Từ quá trình phát hiện và nghiên cứu đã làm nổi bật lên quy mô, diện mạo và tính chất của khu di tích. Tư liệu đã cho thấy đây là một quần thể di tích rộng lớn với nhiều phân khu khác chức năng khác nhau, trong đó nổi bật lên tính chất là một khu đền thờ mang tính tôn giáo tâm linh của Balamôn giáo. Với những kiến trúc và kỹ thuật xây dựng nổi bật cùng với đó là những di vật hết sức độc đáo,…

Chương 2 cũng khái quát về những điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội để làm rò những tác động ảnh hưởng đến khu di tích và bối cảnh khu di tích. Cho thấy điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích, cũng như điều kiện sinh thái tự nhiên cho phép việc đề xuất những chính sách phát huy giá trị văn hóa di tích Cát Tiên theo hướng du lịch sinh thái nhân văn.

Trên cơ sở đó tổng hợp những quan điểm về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy, giá trị di sản văn hóa nói chung và những quan điểm về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy, giá trị di tích Cát Tiên nói riêng. Đối với di tích Cát Tiên, từ năm 2004 đến nay, tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Đây là những cơ sở pháp lý mà luận án sẽ căn cứ vào để đánh giá được hiện trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa của di tích khảo cổ Cát Tiên. Chương 2 cũng đánh giá thực trạng khu di tích cho thấy những vấn đề còn đã đạt được và nguyên nhân cũng như những vấn đề hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Đây là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp trong chương 3.



Chương 3

CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

Quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên là một khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng đã tồn tại trong lòng đất hơn 10 thế kỷ về trước, qua nhiều thăng trầm về thời gian đã trở thành những phế tích và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng; công tác khai quật nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cần có sự thống nhất, đồng bộ, có định hướng kế hoạch cụ thể, rò ràng.

Việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ di tích khảo cổ Cát Tiên sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khoa học vùng đất phía Nam. Đồng thời việc phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên trong quy hoạch phát triển tuyến du lịch văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào sự phát kinh tế xã hội của địa phương trong tương lai.

Với giá trị lớn về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, khoa học, chỉ riêng việc bảo tồn lâu dài khu di tích này là một thành công to lớn đem lại những giá trị khoa học, tinh thần khó có thể tính được bằng vật chất. Điều này đã được chứng tỏ qua sự quan tâm đặc biệt của các ngành các cấp trong nước và quốc tế.

Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên không đặt nặng hiệu quả kinh tế và không lấy kinh tế làm chủ đạo. Tuy việc thực hiện đầu tư dự án sẽ làm hạt nhân cho những chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Cát Tiên nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung theo hướng:

- Bước đầu định hướng xây dựng ngành du lịch – dịch vụ của huyện Cát Tiên thành một ngành kinh tế mới của huyện.


- Góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội và tinh thần cho người dân của huyện Cát Tiên thông qua thu nhập từ ngành kinh tế mới.

3.2. Chính sách quy hoạch chung

Cần xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên. Hiện nay phương pháp quy hoạch tổng hợp đa ngành được vận dụng nhằm hạn chế những nhược điểm của quy hoạch bảo tồn chỉ dựa vào quy hoạch xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên. Để thể hiện đầy đủ ý nghĩa vào quy hoạch của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên thì những dự án quy hoạch bảo tồn cần có đầy đủ các tiêu chí khai thác thông tin khảo cổ học và liên ngành:

- Đặc trưng và các giá trị nổi bật khu vực.

- Mối quan hệ cơ tầng văn hóa: Địa lý - khảo cổ - dân tộc bản địa.

- Mối đe dọa từ thiên nhiên và con người, thực trạng và dự báo.

- Hiện trạng di tích: khả năng bền vững trong các điều kiện cụ thể.

- Lịch sử và kinh nghiệm bảo tồn di tích.

- Các giá trị văn hóa trong khu vực di tích.

- Quy hoạch hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.

- Quan hệ phát triển du lịch gắn với dịch vụ thương mại.

- Gắn kết có sự tham gia của cộng đồng trong phát triển kinh tế du lịch, bảo tồn

di sản.


- Chọn cơ hội đúng để phát triển du lịch kinh tế và có giải pháp thích ứng.

- Xây dựng quỹ bảo tồn và các nguồn tài trợ

- Tạo ra môi trường thể chế chính trị phù hợp, thuận lợi.

- Gắn kết có sự tham gia của nhiều đối tác

- Chủ động xây dựng nguồn ngân sách tài chính bằng những chính sách cụ thể

và thiết thực.

- Tham gia những chính sách quốc tế



3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên

3.3.1. Thực hiện các nghiên cứu về quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên

Khai quật và phục chế kỹ thuật: Quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên có diện tích phân bố rộng, đa dạng các hạng mục công trình. Ngoài những công trình đã khai quật nghiên cứu trong hơn ba thập niên qua, trong lòng đất còn nhiều di tích quan trọng cần được khai quật, nghiên cứu để có những nhận thức về giá trị và tầm vóc của nó. Trong yêu cầu trùng tu tôn tạo di tích, nhiều kỹ thuật xây dựng công trình trong quần thể di tích này vẫn chưa được làm rò và điều này sẽ rất khó khăn cho công tác trùng tu di tích. Do đó, công tác khai quật khảo cổ sẽ giúp tìm hiểu, nghiên cứu và khôi phục lại những kỹ thuật đã được sử dụng để xây dựng các công trình ở khu di tích Cát Tiên.

Cơ quan chuyên môn về khảo cổ cũng đề xuất các hạng mục cần thiết trong chương trình bảo tồn quần thể di tích khảo cổ này.

Các cuộc khai quật dự kiến: Khai quật hoàn chỉnh kiến trúc di tích số 1A: Kiến trúc di tích 1A là một kiến trúc di tích lớn có vị trí, vai trò quan trọng trong cả quần thể di tích, cuộc khai quật 1997 làm xuất lộ toàn bộ khu tháp kiến trúc và sau đó là các hạng mục làm mái che bảo quản. Dù hiện tại mái che đã ổn định kiên cố nhưng công tác khai quật nghiên cứu tổng thể di tích này vẫn chưa hoàn thành đó là việc làm xuất lộ hệ thống bờ bao, đường lên hướng Đông và hướng Tây sàn móng cả cụm kiến trúc vì vậy cụm kiến trúc 1A cần được tiếp tục khai quật hoàn chỉnh các hạng mục như:

+ Khai quật xung quanh kiến trúc, phục hồi nguyên trạng các nền cũ.

+ Khai quật, nghiên cứu hiện trạng, quy mô và chức năng của hệ thống đường dẫn từ kiến trúc xuống bờ sông và kết nối với cụm kiến trúc di tích số 2, 3, 4. Tổng diện tích dự kiến khoảng 500m2.

Khai quật hoàn chỉnh cụm kiến trúc di tích số 2. Hiện trạng cụm kiến trúc di tích số 2 gồm 4 công trình kiến trúc đã được khai quật và làm xuất lộ vào các năm 1997,


1998 và 2001. Cần được khai quật tổng thể cụm kiến trúc di tích số 2 gồm sàn gạch 2A, 2B (hướng Đông) và hệ thống kiến trúc ăn theo tường bao. Tổng diện tích dự tính khai quật 850m2.

Khai quật kiến trúc di tích số 4 và 5: Kiến trúc di tích số 4 là khu vực bị đào trộm làm phá (hoại) vỡ cấu trúc nền cần được khai quật tổng thể.

+ Cần được khai quật và phục dựng lại các mảng kiến trúc.

+ Khai quật và đưa ra những kết luận về diện tích phía trước kiến trúc số 4. Tổng diện tích dự kiến khai quật là 2000m2.

* Khai quật kiến trúc di tích số 5 và thám sát nghiên cứu vài vị trí tại đây.

- Khai quật tổng thể kiến trúc di tích số 5 để phục vụ công tác bảo quản và phát huy giá trị của di tích,

- Khai quật và thám sát nghiên cứu xung quanh kiến trúc di tích số 3. Tổng diện tích dự kiến khai quật là 700m2.

Trên đây là những hạng mục cần được khai quật, phục hồi hiện trạng nguyên gốc để làm cơ sở cho công tác bảo tồn.

Định hướng công tác nghiên cứu quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên. Quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên đến nay đã được khai quật nhiều lần với việc xuất lộ nhiều kiến trúc dưới dạng phế tích. Đến nay đã có nhiều kiến trúc được làm mái che bảo quản, vừa phục vụ công chúng tham quan hưởng thụ văn hóa. Bên cạnh đó cũng đã có hai cuộc hội thảo lớn chuyên ngành về di tích khảo cổ Cát Tiên. Một số công trình nghiên cứu cũng đã được các tạp chí khoa học trong và ngoài nước xuất bản. Quần thể kiến trúc di tích đã nhận được sự quan tâm các nhà khoa học, các du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu. Dù vậy những vấn đề khoa học về di tích này đến nay vẫn chưa giải quyết một cách rò ràng như vấn đề về niên đại của di tích, vấn đề nguồn gốc của di tích thông qua những kết quả nghiên cứu khoa học khảo cổ, các mối quan hệ của di tích khảo cổ Cát Tiên với các nền văn hóa cổ khác như Nam Bộ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022