hay bị từ chối (H.E. Hubcey, 1998) [130]. Một quan điểm khác cũng rất đáng chú ý của Calvin L. Streeter Cynthia Franklin (1992) cũng cho rằng hỗ trợ xã hội là một cấu trúc đa chiều. Nó đưa ra giả định về nhiều hình thức khác nhau và có thể bao gồm vô số các mối quan hệ, hành vi và hậu quả [167]. Lin (1986) cho biết rằng các kết nối của cá nhân với môi trường xã hội của họ có thể diễn ra ở ba cấp độ riêng biệt: (a) cấp cộng đồng thông qua các cơ chế tích hợp xã hội, (b) cấp độ mạng xã hội thông qua một quy mô rộng lớn các tương tác xã hội và trao đổi, và (c) mức độ của các mối quan hệ mật thiết mà thông qua đó, các cá nhân chia sẻ các cảm xúc thân thiết và tìm kiếm lời khuyên và hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh cá nhân và riêng tư trong cuộc sống của họ [141].
Từ những ý kiến trên, có thể thấy sự tham gia của lao động Khmer nhập cư trong việc tương tác với mạng lưới hỗ trợ họ là một yếu tố quan trọng tác động đến hỗ trợ xã hội nói chung và hỗ trợ sinh kế nói riêng. Việc có nhiều mối quan hệ xã hội với mạng lưới xã hội xung quanh họ có thể tạo thành nguồn vốn xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với họ. Ngoài những đặc điểm đã kể ở trên, chúng tôi còn đề xuất thêm một yếu tố liên quan đến người lao động Khmer nhập cư đó là thời gian họ sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Chúng tôi cho rằng, những người mới đến có lẽ là cần nhiều hỗ trợ hơn về sinh kế nhất là hỗ trợ việc làm và hỗ trợ về thông tin.
Tóm lại, hoạt động hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi yếu tố mang tính chủ quan của người được nhận hỗ trợ. Trong luận án này các biến được đề cập đến như những biến độc lâp là tuổi, giới tính, học vấn và thời gian ở Bình Dương.
2.2.4.2. Đặc điểm của người hỗ trợ sinh kế
Theo H.E. Hubcey (1998), nhận thức của người hỗ trợ về sự sẵn sàng chấp nhận hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến việc tiếp tục các hành vi hỗ trợ. Thậm chí, nếu người hỗ trợ không “đọc” được nhu cầu của người họ muốn hỗ trợ và không sẵn sàng cung cấp những thứ cần thiết và được yêu cầu thì sự hỗ trợ đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực [130].
Trong những nghiên cứu có liên quan về hỗ trợ sinh kế đối với lao động thiểu số nhập cư, yếu tố hiểu biết về văn hóa của đối tượng thân chủ này được đề cập khá nhiều. Trong một đúc kết của mình Harper và Lantz (1994) đề xuất những
kỹ năng cần có của nhân viên xã hội khi làm việc với các nhóm thiểu số mang tính nhạy cảm liên quan đến văn hóa được dựa trên các giá trị nghề nghiệp mang tính cốt lòi bao gồm: Tôn trọng thế giới của khách hàng; nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin; thể hiện sự thu hút của người giúp đỡ như sự nhiệt tình, sự thành thật và sự đồng hành; những kỹ thuật được thiết kế nhằm trao quyền cho khách hàng, nghĩa là có thể làm cho khách hàng cảm thấy kiểm soát được cuộc sống và môi trường sống của họ; những nghi thức truyền thụ/khởi sự mà được định nghĩa như là những nghi lễ được thiết kế để đối phó với những chuyển tiếp trong đường đời; những kinh nghiệm loại trừ những cảm xúc không mong muốn; quan tâm đến hiện thực hiện hữu, giúp đỡ khách hàng tìm kiếm được ý nghĩa của hiện thực cuộc sống [117].
Ngoài ra, nhân viên CTXH cần phải hiểu rò các khía cạnh tâm lý xã hội của người nhập cư và ảnh hưởng của chúng đến sự hội nhập thành công của người nhập cư. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH phải tạo được mối quan hệ nghề nghiệp cởi mở, tin cậy và hợp tác có tác động quan trọng đến mức độ thành công của sự hỗ trợ theo như những kết luận của Drachman [113], Padilla [150] và Doman Lum [138].
Một yếu tố cũng được đề cập tới nhiều đó là bối cảnh chính sách mà nhân viên CTXH làm việc cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hỗ trợ của họ. Chính vì thế bản thân họ phải hiểu biết và nắm vững các chính sách có liên quan đến thân chủ của họ là một điều hết sức cần thiết [176].
Tóm lại, từ những kết quả tổng quan được, trong luận án này, tác giả đề xuất việc đo lường vai trò của người hỗ trợ trong hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư gồm những chỉ báo sau: hiểu biết về văn hóa; tôn trọng lao động nhập cư; hiểu biết về đặc điểm tâm lý – xã hội của lao động Khmer nhập cư; hiểu biết về chính sách; có thể sử dụng được ngôn ngữ và nắm bắt được nhu cầu của lao động nhập cư. Tuy nhiên, về mặt phân tích thực tế, chúng tôi dừng lại ở việc phân tích mối tương quan giữa các đặc điểm về nhân khẩu của người trả lời với những mong muốn về đặc điểm của người hỗ trợ như đã kể ở trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Sinh Kế Và Hỗ Trợ Sinh Kế
- Hoạt Động Hỗ Trợ Sinh Kế Đối Với Người Lao Động Khmer Nhập Cư
- Mô Hình Giải Quyết Vấn Đề Sử Dụng Cách Tiếp Cận “Con Người Trong Môi Trường”
- Mô Tả Địa Bàn Nghiên Cứu Và Khách Thể Nghiên Cứu
- Mô Tả Về Thu Nhập Và Chi Tiêu Theo Loại Hình Công Việc (Triệu Đồng)
- Đánh Giá Chung Về Sinh Kế Của Lao Động Khmer Nhập Cư Tại Bình Dương
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
2.2.4.3. Đặc điểm về mạng lưới nguồn lực xã hội
Trong hỗ trợ xã hội, nguồn lực hỗ trợ là rất quan trọng, Feldman, Rubenstein, & Rubin (1988) cho rằng hỗ trợ xã hội có thể được lấy từ nhiều nguồn
khác nhau: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn cùng lớp, v.v. Thiếu sự hỗ trợ từ một nguồn thường được bù đắp bằng sự hỗ trợ từ các nguồn khác. Có hai nguồn hỗ trợ thường đề cập là chính thức và phi chính thức [118]. Trong đó, mạng lưới chính thức đến từ các chính sách của chính phủ và các tổ chức, cộng đồng đã được công nhận [176]. Ở mạng lưới không chính thức thường đến từ gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp [127]. Trong đó, Antonucci (1985) cho rằng hỗ trợ từ bạn bè được đánh giá tích cực hơn do nó thường được cung cấp mà không phải dựa trên nghĩa vụ ruột thịt [90]
Froland, Pancoast, Chapman và Kimboko (1981) lưu ý rằng sự khác biệt giữa các hệ thống trợ giúp chính thức và không chính thức là đáng kể. Hệ thống trợ giúp chính thức thường được đánh dấu bởi tổ chức quan liêu, chuyên môn hóa chức năng, quy tắc và thủ tục chính thức, tiêu chí rò ràng để đánh giá nhu cầu và tính đủ điều kiện cho các dịch vụ, thủ tục tiêu chuẩn để giúp đỡ và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Ngược lại, các hệ thống trợ giúp không chính thức có tính đa nguyên cao và việc cung cấp hỗ trợ xảy ra trong bối cảnh nhiều mối quan hệ và linh hoạt và đáp ứng với nhu cầu cá nhân thay đổi [121].
Tóm lại, yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hỗ trợ xã hội chính là mạng lưới xã hội của người nhận hỗ trợ. Từ việc kế thừa các nghiên cứu đi trước, trong luận án này, mạng lưới xã hội được xác định bao gồm: số lượng người quen là đồng hương, số lượng người quen là đồng nghiệp, số lượng người quen là người ở Bình Dương.
2.2.4.4. Hệ thống và đặc điểm chính sách hỗ trợ sinh kế
Theo lý thuyết về sinh kế bền vững và hệ thống sinh thái, vai trò của các chính sách, thể chế trong đảm bảo sinh kế cho người dân là rất quan trọng. Trong các nghiên cứu của Ellis [116], Barrett và Reardon [165] về sinh kế, các tác giả đều chỉ ra mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo cho người dân. Trong đó, có vai trò rất quan trọng của chính sách, thể chế đối với việc cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển.
Đối với lao động nhập cư, các chính sách có tác động rất lớn đến họ như chính sách về người nhập cư của bang Alabama ở Mỹ thể hiện trong đạo luật HB56 đã ảnh hưởng rất lớn đối với người nhập cư từ việc học hành của con cái đến việc
tham gia các nghi lễ tôn giáo [117]. Hay thực tiễn ở Anh trong nghiên cứu của Wilson và Beresford [180], Dubois và các cộng sự [97] cho thấy chính sách cho phép có sự phân biệt đối xử với những nhóm thiểu số tị nạn.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu Nguyễn Văn Chiểu [6] , Nguyễn Thị Hòa [16] và Lê Anh Vũ [84] cũng chỉ ra lao động thiểu số nhập cư đã và đang phải đối diện với rất nhiều rủi ro, thách thức về sinh kế nói riêng và đời sống nói chung nhưng các chính sách dành cho nhóm đối tượng này chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Mặt khác, việc đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được khi ban hành và thực thi của chính sách. Do đó, việc đánh giá thường gắn với việc xem xét, đánh giá các quy định pháp luật có phù hợp với thực tiễn và chúng được vận hành như thế nào trên thực tế. Chính vì thế, việc đánh giá chính sách thường khá phức tạp, đòi hỏi có cách nhìn tổng thể, bao quát từ trước khi có chính sách cho đến khi chính sách đã đi vào cuộc sống một thời gian nhất định. Từ những phân tích ở trên và trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi không có điều kiện để phân tích tác động của yếu tố chính sách.
2.3. Khung phân tích
Dựa trên lý luận về hoạt động hỗ trợ sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Mô hình phân tích của luận án được triển khai như sau:
Biến phụ thuộc là hoạt động hỗ trợ sinh kế bao gồm: hỗ trợ việc làm; hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ thông tin và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội
Biến số độc lập bao gồm:
- Đặc điểm lao động Khmer nhập cư: tuổi, giới tính, học vấn, thời gian ở Bình Dương
- Đặc điểm nhân viên xã hội: Hiểu biết về văn hóa, có thái độ tôn trọng, biết ngôn ngữ Khmer, nắm bắt được nhu cầu lao động Khmer nhập cư. Tuy nhiên, sau khi khảo sát sơ bộ chúng tôi thấy rằng việc được nhận hỗ trợ đa phần đến từ hệ thống thân tộc – đồng hương nên việc phân tích các đặc điểm trên là không có ý nghĩa khách quan. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu mối tương quan giữa đặc điểm người lao động Khmer nhập cư và những mong đợi của họ về người hỗ trợ là những nhân viên xã hội với những đặc điểm như đã kể ở trên.
- Mạng lưới xã hội: số lượng người quen là đồng hương, sô lượng người quen là đồng nghiệp, số lượng người quen là người ở Bình Dương
- Chính sách xã hội: Đây là yếu tố có tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Tuy nhiên, trong luận án này yếu tố này được giới hạn trong khi phân tích. Bởi lẽ, đánh giá tác động của chính sách là vấn đề rất lớn và đòi hỏi trong thời gian dài nên vượt ra khỏi phạm vi của luận án.
Mô hình trên được phân tích dựa trên hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng việc có được nhận hỗ trợ hay không ở các lĩnh vực: việc làm, tâm lý, thông tin và kết nối mạng lưới xã hội.
Các biến số được chọn vào mô hình phân tích căn cứ vào khả năng giải thích của biến số đó đối với hỗ trợ sinh kế, phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra. Trong phân tích hồi quy logistic tác giả sử dụng hệ số tương quan hồi quy B, nếu B có giá trị dương có nghĩa là biến độc lập có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc và ngược lại khi B có giá trị âm là tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc.
2.4. Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tiến hành từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2019 và được thực hiện theo sáu giai đoạn.
2.4.1. Nghiên cứu lý luận: Từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017
*Mục đích nghiên cứu lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư xác định quan điểm định hướng và xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu lý luận: Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các khái niệm có liên quan, các lý thuyết và mô hình CTXH trong hỗ trợ sinh kế. Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình trước đây làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, cần xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản cần thiết cho việc nghiên cứu luận án. Cuối cùng là xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.
*Cách thức tiến hành: Những tài liệu chúng tôi sử dụng trong bài viết này được chọn lọc từ các nguồn có uy tín như: trang tìm kiếm nâng cao Google scholar, dữ liệu từ các báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí khoa học có đăng ký tại Cục thông tin và Công nghệ quốc gia và dữ liệu Proquest Central tại
thư viện điện tử của Cục thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia mà chúng tôi được sử dụng một cách hợp pháp. Tiêu chí để chúng tôi lựa chọn tài liệu là các nghiên cứu thực tiễn được nhiều người trích dẫn hoặc những nghiên cứu mới xuất bản và công bố gần đây có liên quan trực tiếp đến chủ đề mà chúng tôi quan tâm. Sau khi đã tìm được những nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước có liên quan. Chúng tôi xây dựng ma trận tổng quan (Literature review matrix) và viết các thư mục tóm tắt có chú giải (Anotated Bibliography). Từ đó, so sánh theo chiều lịch đại và đồng đại về dữ liệu nghiên cứu, nội dung và phương pháp mà các tác giả sử dụng để luận giải vấn đề mà luận án quan tâm.
2.4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Từ tháng 8/2017 đến 11/2018
*Mục đích nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tiễn nhằm có được những số liệu và tư liệu có độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan phản ánh thực trạng tính cách người Khmer vùng ĐBSCL và các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer.
*Nội dung nghiên cứu thực tiễn: Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu phù hợp với những nội dung đã được xác định trong giai đoạn nghiên cứu lý luận. Tiến hành khảo sát: Thu thập số liệu về thực trạng sinh kế, thực trạng các hoạt động hỗ trợ sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế (qua khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát tham dự). Cuối cùng là xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn
Cách thức tiến hành: bao gồm sáu giai đoạn được sơ đồ hóa như sau:
Giai đoạn 1: chúng tôi đã tiến hành 9 cuộc phỏng vấn sâu đối với người lao động Khmer nhập cư tại phường Bình Hòa (thị xã Thuận An), phường Mỹ Phước (thị xã Bến Cát) và xã Phước Hòa (huyện Phú Giáo). Sau mỗi cuộc phỏng vấn chúng tôi đều ghi chép, so sánh dữ liệu và sau cuộc thứ 9, chúng tôi xác định được những nội dung chính mà chúng tôi cần đề cập trong nghiên cứu của mình.
- Giai đoạn 2: Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn thêm 21 trường hợp để xây dựng danh mục thông tin (mã hóa mở), chọn lọc và phân loại (mã hóa trục dọc) và sau đó kết nối để xây dựng dữ liệu bằng cách mã hóa chọn lọc. Những thao tác mã hóa thông tin, xây dựng hệ mã được chúng tôi làm trên phần mềm Nvivo 8.
- Giai đoạn 3: Từ việc tổng quan tài liệu và từ những dữ liệu định tính mà chúng tôi đã phân tích. Chúng tôi quyết định lựa chọn mô hình về sinh kế bền vững và lý thuyết hỗ trợ xã hội là cơ sở lý thuyết cho đề tài của mình. Từ đây, chúng tôi xây dựng mô hình phân tích định lượng và bảng câu hỏi định lượng. Trong mô hình phân tích định lượng, chúng tôi có kế thừa quan điểm của các tác giả Meirong Liu và cộng sự [138]; Wong [177]. Bảng hỏi được chúng tôi hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử 80 phiếu tại phường Bình Hòa.
- Giai đoạn 4: Dữ liệu định lượng được phân tích dựa trên phần mềm SPSS 20.0, về phương pháp xử lý dữ liệu chúng tôi trình bày chi tiết ở phần sau.
- Giai đoạn 5: Chúng tôi phân tích mối liên quan, sự tương đồng và khác biệt của dữ liệu định tính và các kết quả phân tích thống kê của định lượng để làm cơ sở cho việc mô tả, phân tích, lý giải những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Giai đoạn 6: Tiến hành thực nghiệm hoạt động CTXH trong Phát triển Cộng đồng.