Mô Tả Địa Bàn Nghiên Cứu Và Khách Thể Nghiên Cứu

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của luận án về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư. Trong phần lý luận, NCS đã cố gắng làm rò các khái niệm chính và khái niệm công cụ như sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư. Khái niệm về cộng đồng và tiến trình phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tổng quan các nghiên cứu lý luận về các vấn đề này đã giúp NCS có thể thao tác hóa khái niệm và xây dựng thành các chỉ báo đo lường để từ đó hoàn thiện công cụ. Kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy, hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư là một loại hình hỗ trợ xã hội đề cập đến hoạt động giúp lao động nhập cư có thể tận dụng năng lực vốn có, cải thiện và tăng cường các nguồn vốn của bản thân và gia đình nhằm có đời sống ổn định hơn. Dưới cách tiếp cận Công tác xã hội, hoạt động hỗ trợ sinh kế được chia thành bốn loại hoạt động hỗ trợ sau: Hỗ trợ việc làm, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Về các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế, đặc điểm nhân khẩu của lao động nhập cư; yếu tố về mạng lưới xã hội; yếu tố về đặc điểm của nhân viên xã hội như là các yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế.

Về mặt phương pháp, trong chương 2, NCS đã cố gắng trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luận của tiến trình phát triển cộng đồng với các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là giai đoạn tìm hiểu cộng đồng (Xác định vấn đề và nhu cầu của cộng đồng, những vấn đề, nguyên nhân và nhu cầu của người dân thông qua những phương pháp thu thập thông tin phù hợp). Đó là lý do vì sao phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu được tác giả luận án trình bày chi tiết như vậy. Không những trình bàyphương pháp chọn mẫu và cách thức chọn trong thực tế, khung phân tích. NCS còn nêu rò cách tổ chức nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu thống kê mô tả và suy diễn.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG


3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu

Địa bàn khảo sát là ba phường/xã trên địa bàn thị xã/huyện thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương tập trung nhiều lao động Khmer đang sinh sống và làm việc: (1) phường Bình Hòa, thị xã Thuận An; (2) phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát; (3) xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo. Sở dĩ, chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu như vậy vì mỗi địa bàn kể trên có những đặc điểm riêng và mang tính đại diện cho các loại hình các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và nằm theo trục phát triển Bắc – Nam của tỉnh Bình Dương.

(i) Phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, tính theo số liệu thống kê năm 2017 là phường có diện tích tự nhiên 1.409,92 ha được chia thành 08 khu phố, có 169 tổ dân phố, dân số là 91.068 nhân khẩu. Trên địa bàn phường có 2 khu công nghiệp (KCN Đồng An và một phần KCN Việt Nam – Singapore) với hơn 506 công ty, xí nghiệp nằm trong, ngoài khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định. Phường đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - đô thị và các ngành nghề kinh doanh khác cũng đang phát triển. Ngoài ra, địa bàn này còn có nhiều doanh nghiệp và các lò chuyên về sản xuất gốm, xưởng gỗ thu hút đông lao động Khmer nhập cư làm việc. Ước lượng đến tháng 11/2018, trên địa bàn phường có khoảng trên 2000 lao động Khmer nhập cư.

(ii) Phường Mỹ Phước là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thị xã Bến Cát có diện tích tự nhiên 2.150,8 ha, được chia thành 05 khu phố. Dân số tính đến tháng 10 năm 2018 gồm 6.597 hộ với 65.416 nhân khẩu, trong đó tạm trú có 48.000 nhân khẩu chủ yếu là tập trung tại các khu phố 3 và khu phố 4. Trong những năm qua, địa phương được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, xây dựng và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2 cùng với các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới với tổng diện tích quy hoạch hơn 1.000 ha đã thu

hút hàng trăm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp, tổ chức sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương và lao động từ các tỉnh khác. Đồng thời, kéo theo hàng ngàn hộ kinh doanh các ngành nghề thương mại, dịch vụ đã làm thay đổi bộ mặt của địa phương một cách nhanh chóng. Theo số liệu ước tính đến tháng 10/2018 trên địa bàn phường Mỹ Phước có khoảng trên 800 lao động Khmer nhập cư.

(iii) Xã Phước Hoà là một xã nông nghiệp nằm phía nam của huyện Phú Giáo có diện tích tự nhiên là 6.128,36 ha, dân số 12.506 khẩu với 3.139 hộ (tính đến tháng 7/2018). Chia làm 07 ấp, có 04 ấp nằm dọc trục lộ ĐT741, Xã Phước Hòa nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp ven đô của tỉnh Bình Dương. Tập trung các khu sản xuất gạch, gốm sứ, cưa xẻ gỗ (14 công ty), giáp ranh khu công nghiệp Tân Bình. Bên cạnh đó, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, chủ yếu trồng và khai thác cây cao su, trong đó có công ty cao su Phước Hòa và một số trang trại cao su của tiểu điền. Địa phương đang trong quá trình phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút lượng lớn người nhập cư từ các tỉnh thành, trong đó có lao động nhập cư người Khmer. Theo số liệu điều tra của công an xã Phước Hòa tháng 4/2018 tổng công nhân nhập cư người Khmer đến địa bàn sinh sống và làm việc là 213 người, trong đó công nhân nữ là 92 người. Đây cũng là địa phương có số lao động Khmer nhập cư đông nhất huyện Phú Giáo.

3.1.2. Mô tả về khách thể nghiên cứu

Những đặc trưng về mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu



Đặc trưng cá nhân

Tần số (người)

Tần suất (%)

Giới tính

Nam

190

52,7

Nữ

170

48,2


Học vấn

Cấp 1 trở xuống

183

50,8

Cấp 2 trở lên

177

49,2


Tuổi

Dưới 30 tuổi

159

44,2

30 tuổi trở lên

201

55,8

Độ tuổi trung bình

= 32,74

Đào tạo nghề

73

20,3

Không

287

79,7

Mức

Mức lương trung bình

= 5,819 triệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 10


lương

dưới 5 triệu

159

44,2

5 triệu đến dưới 7 triệu

97

26,9

7 triệu trở lên

104

28,9

Tình trạng hôn nhân

Chưa lập gia đình

69

19,2

Đã lập gia đình

277

76,9

Ly thân/ly hôn

11

3,1

Góa

3

0,8


Hiện ở cùng ai

Họ hàng

51

14,2

Ở một mình

17

4,7

Người thân

trong gia đình

292

81,1


Số năm di cư

Số năm trung bình

= 5,2

Dưới 3 năm

130

26,1

3 – 5 năm

84

30,3

Trên 5 năm

146

40,6


Lý do đến

Bình Dương

Dễ tìm việc làm

247

68,6

Việc làm có lương cao

36

10,0

Công việc ổn định

30

8,3

Ở gần người thân

25

6,9

Khác

22

6.1

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2018

Trong tổng số 360 người được khảo sát, có 190 người là nam chiếm tỷ lệ 52,8% và 170 nữ chiếm 48,2%. Độ tuổi lao động Khmer nhập cư khá trẻ khi tuổi trung bình là 32,74 và có đến 44,2% số lao động có tuổi đời từ 30 trở xuống. Ngoài ra, có hơn ba phần tư là đã lập gia đình (76,9%). Kết quả khảo sát cho thấy thời gian trung bình ở Bình Dương là 5,3 năm và người có thời gian ở Bình Dương lâu nhất là 20 năm. Về lý do chọn Bình Dương là điểm đến khi di cư, đa phần câu trả lời liên quan đến việc làm với 87% ý kiến có liên quan. Trong đó, cao nhất là do Bình Dương “dễ tìm việc làm” (68,6%).

Khi lên Bình Dương, đa phần có xu hướng “ở cùng với người thân trong gia đình” khi có tới 81,1% lựa chọn hình thức này. Nếu không ở chung với người trong gia đình thì lao động Khmer cũng thường chọn ở chung với “người trong họ hàng” khi có 14,2% lựa chọn hình thức này. Những số liệu này minh chứng cho xu hướng di dân theo hệ thống thân tộc – đồng hương của lao động Khmer ở Bình Dương.

Về học vấn, đa số có trình độ học vấn thấp khi có tới 50,8% có học vấn từ cấp 1 trở xuống. Đáng chú ý là có tới 19,7% là mù chữ trong khi chỉ có 11,9% người có trình độ cấp 3 trở lên. Xét theo tiêu chí trình độ tay nghề, có tới 79,7% là chưa qua đào tạo. Những kết quả về học vấn và đào tạo nghề cho thấy hạn chế của lao động Khmer về trình độ học vấn và tay nghề khi so với tỷ lệ lao động ở Binh Dương đã qua đào tạo tay nghề (22,2%).

Về mức lương, kết quả mô tả cho thấy mức lương trung bình của lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu này là khoảng 5,8 triệu. Trong đó, mức lương thấp nhất được nhận là ba triệu, cao nhất là 16 triệu và mức lương phổ biến nhất là 6 triệu. Kết quả này là khá tương đồng với kết quả trong báo cáo của UBND tỉnh về tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nam Bộ ở Bình Dương năm 2018 (mức lương trung bình của lao động thiểu số ở Bình Dương là 5,8 triệu).

3.2. Thực trạng về sinh kế của lao động Khmer nhập cư

3.2.1. Thực trạng về việc làm

Từ kết quả phân tích định lượng cho thấy, lao động Khmer có hạn chế về học vấn và trình độ tay nghề khi có tỷ lệ lao động mù chữ còn cao với tỷ lệ 19,7% và có đến 79,7% là chưa qua đào tạo nghề. Về sức khỏe, khi phân loại theo loại hình công việc cho thấy không có khác biệt và chủ yếu họ tự đánh giá là ở sức khỏe trung bình (50,6% đối với công nhân và 53,3% đối với lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ). Tuy nhiên, cũng có đến gần một phần ba đánh giá sức khỏe từ mức tốt trở lên (32,5%). Việc có trình độ học vấn thấp và chưa được đào tạo về chuyên môn nên sức khỏe được coi là nguồn vốn chủ yếu trong tìm kiếm việc làm của lao động Khmer nhập cư.

Về tình trạng công việc hiện tại, kết quả từ bảng 2 cho thấy, tỷ lệ làm việc “không có hợp đồng” đang chiếm tỷ lệ cao với 43,9% và đa phần thuộc nhóm lao động tự do trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ có “hợp đồng từ 1 năm trở lên” là 45,6% và tỷ lệ cao là thuộc về nhóm công nhân. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ lệ không có hợp đồng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là thực trạng phản ánh tình cảnh bấp bênh của lao động Khmer nhập cư.


Không có hợp đồng lao động

43,9

41,7

Hợp đồng dưới 1 năm

15,6

12,8

Hợp đồng 1 năm trở lên

38,3

45,6

0

5

10

15

20

25 30

35

40

45

50

Lao dộng trong cơ sở sản xuất nhỏ

Công nhân

Biểu đồ 3.1: Tình trạng công việc theo loại hình công việc

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018

Về thời gian làm việc trung bình là 8,1 giờ. Tuy nhiên, có ý kiến trả lời họ phải làm tới 16 giờ một ngày. Về số ngày làm việc trong tuần thì trung bình là 6,2 ngày. Tuy nhiên, có người làm đến 7 ngày trong tuần nghĩa là họ cũng không có ngày nghỉ (xem bảng 2). Thực tế này cũng được chúng tôi quan sát ở các lò gạch tại huyện Phú Giáo, công nhân hay lao động làm thuê ở những nơi này làm theo ca và làm luôn cả ngày thứ bảy và chủ nhật.

Bảng 3.2: Thời gian làm việc


Trung bình


Trung

vị Yếu vị

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Số giờ làm việc trong một

8,1

8

8

2

16

ngày






Số ngày làm việc trong tuần

6,2

6

6

2

7

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018

Tuy nhiên công việc có phần bấp bênh nhưng kết quả khảo sát về “trong 3 năm qua, anh chị có thay đổi công việc hay không?” thì chỉ có chưa tới một phần ba số người trả lời là có thay đổi công việc với tỷ lệ 27,2%. Điều này có thể lý giải là, tuy công việc nặng nhọc với thời làm việc nhiều và có khi không được ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, với những hạn chế về học vấn, trình độ tay nghề nên dù biết công việc không ổn định cũng như bản thân họ đang chịu những thiệt thòi về tiền lương và chế độ phúc lợi nên khi có việc làm với họ khi đến Bình Dương nên có thể người lao động Khmer trong nghiên cứu này chấp nhận những công việc đó

và không có ý định thay đổi công việc. Những dữ liệu định tính cho thấy những lý do của việc không thay đổi này.

Anh Thạch S. nam công nhân đang làm trong một công ty gốm sứ - cho biết, khi nộp đơn xin việc, anh ghi học vấn đến lớp 4, biết đọc, biết viết mặc dù mù chữ. Công ty xếp anh vào bộ phận in và dán Decal. Lúc này, anh không thể giấu được thân phận mù chữ của mình nữa vì sử dụng máy in decal phải biết đọc. Anh Sang đã nói thật với quản lý của mình nhưng rất may anh vẫn được chấp nhận vì anh có sức khỏe tốt. “Anh quản lý cũng thương và thông cảm cho mình nhưng một phần là do mình có sức khỏe và chịu khổ nên mới được nhận. Em nghĩ số mình cũng hên chứ bây giờ mà không biết chữ người ta cũng không có nhận đâu. Em cũng không học hành gì nên cũng đâu có nghề, em nghĩ học hành gì rồi đi làm mới gọi có nghề như mấy người làm bên văn phòng đồ đó còn tụi em chỉ có dùng sức mà làm thôi nên công nhân như tụi em không phải là nghề đâu? (cười)”.

(PVS 1, Nam, công nhân, 39 tuổi, Thuận An)

Rời quê và tìm đến Bình Dương như một cứu cánh cho cuộc sống khó khăn và bế tắc ở quê nhà, anh S. cũng mang theo mình nhiều hi vọng để đổi đời. Nhưng với một xuất phát điểm thấp và thiếu vắng gần như hoàn toàn các nguồn vốn sinh kế - ngoại trừ sức khỏe - nên việc trở thành công nhân của anh được lý giải là nhờ “hên”, nhờ “quản lý thương”. Điều này phản ánh sự bấp bênh, may rủi trong quá trình kiếm việc làm của họ và chính vì ý thức về những hạn chế của mình nên anh phải chấp nhận công việc nặng nhọc trong những môi trường độc hại vì không có tay nghề:

Làm riết cũng chán và mệt lắm, do cái phòng nhỏ nữa mà cái quạt hút để không hợp lý do bị che nên cũng không có tác dụng gì chỉ khi nào làm dời được mấy cái xe sản phẩm xong thì mới mở quạt hút mới hút được, mùi hôi khó chịu lắm nên người ta làm thời gian là nghỉ, chỉ có mình là ráng bám lại vì mình không có trình độ thì biết làm chỗ nào?”.

(PVS 1, Nam, công nhân, 39 tuổi, Thuận An)

Dù không được họ coi như một nghề nhưng để “trụ” lại được với công việc hiện tại họ đã phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả. Chị Thạch Thị N. năm nay 46 tuổi, lên Bình Dương từ năm 1996, hiện đang làm tạp vụ trong một công ty gốm nổi

tiếng của Bình Dương. Chị nói về công việc hàng ngày của mình, “Công việc tạp vụ, quét dọn tối ngày, mình đi làm cho người ta thì lấy đồng tiền cũng đâu có dễ đâu chú. Nhiệm vụ của tui là quét mấy cái đường trong xưởng chỗ công nhân làm đó, mình thấy dơ là mình quét liền mà lớn tuổi nên mệt lắm cũng không dám ngồi lâu đâu chú, ngồi là bà tổ trưởng đi nhắc liền đó, mình không biết chữ, lớn tuổi nữa nên người ta cũng hay nói này nói nọ, nhiều lúc nhục lắm chú ơi! Nhưng giờ nghỉ thì biết làm cái gì mà ăn, con cái không có nữa”.

(PVS 2, công nhân, nữ, 46 tuổi, Thuận An) Ý thức được những hạn chế của bản thân, là công nhân trong các công trường xây dựng với công việc chủ yếu là phụ hồ anh Thạch Đ. không chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình mà còn để ý và tập làm như những người thợ xây. Trong những giờ họ nghỉ, anh lại tranh thủ mượn đồ nghề để tập thêm “Khi mấy ông thợ chính mà ổng nghỉ giải lao, uống nước, hút thuốc đồ đó thì mình nhảy vô xây 1 cục, 2 cục cũng như mình tập vậy đó. Mình phải tranh thủ chớ, cầm cái bay nhảy vô liền (cười) mà hồi đầu mình tô đâu có dính, nhằm khi còn làm hư chỗ người mới xây nên muốn tập thì cũng phải lựa ông thợ nào dễ dễ và năn nỉ trước chứ không là dễ

bị ăn chửi”.

(PVS 3, lao động tự do, nam, 45 tuổi, Thuận An)

Bên cạnh việc nỗ lực hơn trong công việc, ý thức được vị thế của những người di dân xa nhà, họ chủ động chọn cho mình một cách sống nhường nhịn và “chịu thiệt” một chút trong quan hệ với đồng nghiệp và những người xung quanh. Anh Đ. cho biết “Mình cũng biết thân biết phận của mình nên lo làm cho nó tốt, ai kêu gì cũng làm cái đó, mình không nói nặng nhẹ anh em nào hết, ai làm gì thì làm bởi vậy mà người ta thương mình chỗ đó, ai làm gì thì làm tui không có nhiều chuyện, ai nói gì cũng cười, có khi cũng chịu thiệt một chút nhưng rồi cũng qua”.

(PVS 3, lao động tự do, nam, 45 tuổi, Thuận An)

Cách ứng xử của anh Đ. cho thấy, một bộ phận lao động Khmer chọn cho mình một tâm thế “dĩ hòa vi quý” để thích nghi với cuộc sống còn nhiều khó khăn và rủi ro về vật chất và tinh thần mà họ đang phải đối diện, hơn là tham gia vào những chuyện của người khác không liên quan đến mình.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí