Khả Năng Sử Dụng Dịch Vụ Giới Thiệu Hỗ Trợ Học Nghề, Việc Làm Và Sinh Kế Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước

Bảng 3.11. Khả năng sử dụng dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm và sinh kế của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước


TT


Dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm và sinh kế của NLĐNC

Phương án trả lời (%)


ĐTBC


ĐLC

Rất

thuận lợi

Thuận lợi

Bình thường

Không

thuận lợi

HT

không thuận lợi

1

NLĐNC được hỗ trợ về hướng

nghiệp, dạy nghề và việc làm


0,0


42,6


24,5


32,9


0,0


3,10


0,86

2

Tạo điều kiện thuận lợi về hoạt động

hỗ trợ sinh tại địa phương.


0,0


6,0


51,2


20,2


22,6


2,40


0,90

3

Hỗ trợ thông tin cụ thể, đầy đủ, rõ ràng về các công ty có nhu cầu tuyển

lao động khi có nhu cầu


0,0


4,0


46,2


49,8


0,0


2,54


0,57

4

Được thông tin đầy đủ về cơ sở đào

tạo, mức học phí, thời gian học


0,0


11,2


36,7


37,6


14,5


2,45


0,87

ĐTBC

2,62

0,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 14

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Kết quả ĐTB chung về đánh giá khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ về giới thiệu học nghề, việc làm, sinh kế đối với NLĐNC khu vực KTPNN là 2,62 cho thấy, khả năng tiếp cận dịch vụ giới thiệu, hỗ trợ học nghề, việc làm của NLĐNC khu vực KTPNN ở mức trung bình. Nhìn chung, các DVCTXH đã được cung cấp bởi cán bộ LĐTBXH hay cán bộ đoàn thể cho NLĐNC chủ yếu trong lĩnh vực ASXH và nhất là trợ giúp xã hội là phổ biến nhất tại các địa bàn khảo sát. Số lượng NLĐNC sử dụng DVCTXH còn ít, các loại hình DVCTXH chưa thật sự đa dạng và mạng lưới cung cấp chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều người chưa biết đến, chưa tiếp cận, hay có nhu cầu nhưng không sử dụng. NLĐNC khu vực KTPNN rất mong nhận được sự trợ giúp từ các chương trình, chính sách việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân thì nhiều nhưng nguồn lực có giới hạn. Vì vậy cần có sự tham gia tích cực của các cơ sở ngoài công lập để cung cấp DVCTXH cho người dân nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng có nhu cầu sử dụng.

Nghiên cứu của Lê Phương Hòa (2021) đã chỉ ra do những đặc điểm nhân khẩu xã hội cũng như đặc trưng sinh kế mà lao động nữ di cư làm việc tại khu vực phi chính thức là đối tượng có nguy cơ gặp rủi ro và dễ bị tổn thương nhất. Trên 80% NLĐ trong khu vực phi chính thức, đa số là những người ở nhóm yếu thế không có việc làm do các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh để thực hiện các quy định về giãn cách xã hội [59]. Việc thực hiện giãn cách xã hội đã tác động đến nhóm đối tượng

dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động trong đó có NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid và họ mất hoàn toàn nguồn thu nhập nuôi sống họ và gia đình. Điều này cho thấy, NLĐNC rất cần dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm và sinh kế hỗ trợ tìm việc làm ổn định tại nơi nhập cư.

Một trong những hoạt động mà NLĐNC đồng ý cao với nhận định đưa ra là được tham gia vào các hỗ trợ về hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm với ĐTB= 3,10. Trong nhiều năm qua công tác hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu, cung cấp các cơ sở đào tạo nghề uy tín phù hợp hoặc các chính sách, chương trình liên quan về thị trường lao động cho người lao động nói chung và NLĐNC nói riêng đã được các địa phương triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, giới thiệu cho NLĐNC có nhu cầu cần tìm việc với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động. Ngược lại, theo nhận định của NLĐNC thì khả năng tiếp cận hoạt động vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sinh kế còn hạn chế với ĐTB = 2,40, chỉ có 6% ý kiến đồng ý và có đến 51,2% ý kiến cho biết là phân vân với nhận định này.

Thực tế cho thấy, NLĐNC còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận được các chính sách việc làm nhất là vay vốn ưu đãi để tạo việc làm sản xuất kinh doanh và các chính sách trong chương trình giảm nghèo tại địa phương. Bởi vì, họ không đáp ứng được điều kiện cơ bản tiền vay và quy trình, thủ tục xét duyệt lại căn cứ vào tình trạng cư trú. Mặt khác, do tính chất công việc bấp bênh không ổn định và họ thường xuyên di chuyển chỗ ở nên khó tiếp cận được các chương trình vay vốn ưu đãi tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN khó tiếp cận được các chương trình vay vốn ưu đãi từ các chương trình giảm nghèo tại địa phương. Do tính chất công việc không ổn định nên thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và thường bị loại ra khỏi các chương trình giảm nghèo hay vay vốn tạo việc làm ở tại địa phương. Một người lao động nhập cư chia sẻ: “Em vào đây và đi làm cũng gần 10 năm rồi đã nhưng chưa có hộ khẩu, em muốn vay vốn ưu đãi để gia đình kinh doanh nhỏ, nhưng rất khó được vay vì thủ tục vay vốn căn cứ vào tình trạng hộ khẩu mà tụi em chưa có hộ khẩu làm sao vay được…”. (NLĐNC nữ, quận Bình Tân).

Hệ thống các chính sách, đề án dạy nghề mới đã có nhiều sự thay đổi và đáp ứng được phần nào nhu cầu của NLĐNC khu vực KTPNN. Tuy nhiên, chính sách việc làm mới tập trung vào lao động nghèo còn đối với NLĐNC thì cho đến nay chưa có chính sách dành riêng cho NLĐNC khu vực KTPNN và họ bị loại ra khỏi các chương trình, chính sách việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của một số công trình trước đây cũng đã chỉ ra NLĐNC gặp rất nhiều khó khăn điển hình như: tiếp cận việc làm, đào tạo nghề, vay vốn tạo việc làm,

phát triển sản xuất,… thậm chí không tiếp cận được với nguồn vốn vay. Số lao động thất nghiệp được tư vấn tìm việc làm qua các cơ sở dịch vụ việc làm cũng rất thấp, chiếm 5,07% tổng số người lao động thất nghiệp đang tìm việc làm [97].

Dữ liệu nghiên cứu định tính cũng cho thấy, NLĐNC thật sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, ở một số địa phương có các chương trình, dự án hỗ trợ thì NLĐNC vẫn được tiếp cận vốn vay nhưng số lượng được hỗ trợ không nhiều. Mỗi chương trình, dự án đều có tầm nhìn và sứ mệnh riêng và có những tiêu chí để lựa chọn những đối tượng hỗ trợ. Đối với dự án E&D đồng hành cùng gia đình can thiệp theo phương pháp CTXH gia đình với nhóm dân cư dễ bị tổn thương đã triển khai tại quận 8, đối tượng được trợ giúp là các cá nhân/ gia đình NLĐNC hoặc đối tượng dễ bị tổn thương năng cao năng lực bằng cách tận dụng nguồn lực trong hệ thống xã hội của họ và các nguồn lực có sẵn bên ngoài cộng đồng để họ có thể tự lực giải quyết vấn đề của mình. NLĐNC cho biết: “Trước đây tôi nghèo lắm mượn tiền ai cũng không cho, việc làm không có ổn định, được nhu bây giờ là nhờ dự án E&D hỗ trợ sinh kế cho số vốn để bán bánh mỳ, nhờ biết cách xoay xở làm ăn, nên ngày càng đông khách và thoát được nghèo” (Nữ NLĐNC, 38 tuổi, quận 8). Trong bối cảnh hiện nay nguồn lực hỗ trợ cho các chương trình, dịch vụ này từ nhà nước có hạn thì nhân viên CTXH cần chú ý đến việc huy động nguồn lực ngoài cộng đồng, các tổ chức xã hội khác hỗ trợ NLĐNC tiếp cận DVCTXH để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những chương trình dự án này được triển khai tại địa bàn không nhiều nên chỉ số ít NLĐNC có thể tiếp cận được.

Nhìn chung, việc thực hiện các chính sách thị trường lao động hỗ trợ người lao động, nhất là các NLĐNC khu vực KTPNN dễ bị tổn thương còn chưa hiệu quả. Một số chính sách can thiệp của Chính phủ còn thiếu và chưa phù hợp, hạn chế về nguồn lực thực hiện nên mức độ bao phủ đối tượng được thụ hưởng còn hẹp. Các chính sách về đào tạo nghề thường tập trung vào đào tạo nghề và cung cấp thông tin về việc làm chung mà không tính tới đào tạo các kỹ năng mềm trong công việc và xã hội để NLĐNC khu vực KTPNN thích ứng được với môi trường mới ở đô thị. Đối với NLĐNC khu vực KTPNN có trình độ chuyên môn, có tay nghề nhưng họ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại đô thị vì họ thiếu các kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng kết nối mạng lưới nên họ không có nhiều cơ hội tốt để tìm kiếm được việc làm có thu nhập cao và ổn định. Bên cạnh đó, một số NLĐNC có tâm lý không muốn học nghề mà chỉ muốn đi làm để có thu nhập ngay.

Mặt khác, các lĩnh vực đào tạo nghề chưa đa dạng, phong phú và chưa gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.

3.2.2.5. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập

NLĐNC vào TPHCM phần lớn thường là những người trẻ chưa lập gia đình, có học vấn nhất định và thường tập trung vào những địa bàn có các khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc khu vực có nhiều hộ gia đình kinh doanh, may gia công để tìm việc làm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các hộ gia đình NLĐNC vào thành phố thường ít mang theo con cái. Bởi vì, họ chịu nhiều áp lực về chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế… họ phải tăng ca, không có nhiều thời gian nhàn rỗi để chăm sóc và dạy cho con học bài.

Điều kiện sống tạm bợ, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, nhiều gia đình NLĐNC khu vực KTPNN không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái của họ và môi trường sống tác động bất lợi đến cơ hội tiếp cận giáo dục công lập của trẻ em trong các gia đình NLĐNC. Kết quả ĐTB chung về đánh giá khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập của trẻ em trong các gia đình NLĐNC khu vực KTPNN, với ĐTB= 2,07 cho thấy, khả năng sử dụng dịch vụ này của các gia đình có con đi học là rất thấp. Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập của nhóm cư dân này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác mà bản thân họ không thể lường hết được khó khăn dù họ mong muốn bản thân và con cái họ được phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, một số quận ở TP.HCM đang diễn ra quá trình đô thị hóa nên thu hút NLĐNC về đây để học tập, làm việc và sinh sống, hạ tầng về cơ sở vật chất quá tải nên trẻ em của các gia đình NLĐNC khó tiếp cận được với hệ thống trường công lập. Nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ em theo cha mẹ lên TP.HCM và các thành phố lớn gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận giáo dục công so với trẻ em bản địa. Anh P.Đ.P, phường Hiệp Thành quận 12, cho biết: “ở quê không có ruộng đất nên phải lên thành phố. Biết là cực khổ và thiệt thòi nhiều mặt nhưng dù sao cũng dễ kiếm việc làm, tôi có hai đứa con không có hộ khẩu nên không xin cho hai đứa vào trường công lập được. Nhưng các khoản thu công ích tại địa phương thì vẫn phải đóng đủ…”. (NLĐNC nam 37 tuổi, quận 12)

Bảng 3.12. Khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ giáo dục của trẻ em trong các gia đình người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước


TT


Khả năng sử dụng dịch vụ giáo dục công lập cho con của NLĐNC

Phương án trả lời (%)


ĐTBC


ĐLC

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Bình thường

Không thuận lợi

Hoàn toàn không

thuận lợi

1

Tạo điều kiện cho con NLĐNC

được học trường công lập


0,0


16,7


0,0


28,1


55,2


1,78


1,08

2

Được miễn, giảm, hỗ trợ học phí

cho con NLĐNC


0,0


60


41,7


34,8


17,6


2,36


0,84

3

Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập,

xe đạp đến trường


0,0


0,0


24,5


57,9


17,6


2,07


0,65

ĐTBC

2,07

0,86

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục công lập vẫn còn là con đường gian nan đối với một nhóm NLĐNC khu vực KTPNN; học vấn được coi là con đường chiến lược quan trọng nhất để con họ có thể thuận lợi hơn trong thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, điều kiện tiếp cận giáo dục thì không phải lúc nào cũng dành sẵn cho tất cả mọi người. Các yếu tố như sự phân tầng kinh tế, thu nhập, kể cả tình trạng cư trú đã tạo cho các cá nhân những khả năng khác nhau trong việc tiếp xúc với các nguồn lực giáo dục. Một trong các hoạt động hỗ trợ mà NLĐNC khu vực KTPNN đánh giá khả năng tiếp cận thấp nhất là hỗ trợ cho con của họ được vào học trường công lập, với ĐTB= 1,78. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với Báo cáo tóm tắt của tổ chức Oxfam tại Việt Nam (2015), trẻ em trong các gia đình nhập cư vào TPHCM có độ tuổi từ 6 – 14 tuổi theo cha mẹ là NLĐNC sinh sống tại nơi đến không đi học chiếm 21,2% và chỉ có 7,7% trẻ em di cư đi nhà trẻ công lập [92, tr.32].

Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, không có sự phân biệt giữa những người có các dạng đăng ký cư trú khác nhau trong việc cho trẻ đi học tại các trường, các cấp. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, nhóm trẻ của NLĐNC khu vực KTPNN chưa có hộ khẩu tại thành phố gặp rất nhiều khó khăn để xin cho con của họ được học tại các trường Công lập, vì theo mức độ ưu tiên cho trẻ em có hộ khẩu thường trú (KT1), tạm trú dài hạn (KT3), có hộ khẩu ở quận khác về sống ở đây trong cùng một Thành phố (KT2) và cuối cùng mới đến tạm trú có ngắn hạn (KT4). Do vậy, nếu nhà trường còn chỉ tiêu thì mới được nhận vào học, ngược lại trường không còn chỉ tiêu thì trẻ tạm trú ngắn hạn không được nhận vào.

Các dữ liệu nghiên cứu định tính cũng cho thấy, vì lý do không có hộ khẩu thường trú mà nhiều hộ gia đình NLĐNC khu vực KTPNN đã gặp không biết bao nhiêu khó khăn, mặc dù họ đã có nhiều đóng góp cho Thành phố nhưng con của họ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với giáo dục công, đặc biệt đối với địa bàn có nhiều NLĐNC. NLĐNC khu vực KTPNN cho biết: “Đến nơi nào họ cũng hỏi có hộ khẩu không, không có KT3 thì không vào học được. Tôi đã đưa hồ sơ các cháu đến một số trường Tiểu học trên địa bàn nhưng không nơi nào nhận. Họ bảo số lượng học sinh trong độ tuổi năm nay tăng đột biến nên cơ sở vật chất không đáp ứng đủ, phải ưu tiên cho các cháu có hộ khẩu trước, KT3 còn các cháu KT4 thì còn chỉ tiêu mới được nhận, cuối cùng tôi phải xin cho con đi học trường ngoài công lập, chi phí cao hơn nhưng phải chấp nhận, chẳng lẻ để con ở nhà…”. (NLĐNC nam, 26 tuổi, quận Bình Tân).

Hiện nay hệ thống giáo dục đào tạo được “mở cửa” để phân cấp nhiều cho tư nhân, các tổ chức “phi công lập” tham gia ngày càng gia tăng ở mọi cấp. Các trường “phi công lập” hoạt động chủ yếu trên cơ sở trang trải bằng tiền học phí của học sinh. Sự gia tăng loại hình trường học này đã mở ra nhiều cơ hội và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra áp lực lớn đối với con em của NLĐNC khu vực KTPNN không có hộ khẩu thường trú. Bởi vì, ở đó chi phí thực cho việc học gấp 3 lần so với các trường công lập. Mặc dù trên lý thuyết thì giáo dục tiểu học là không mất tiền, trên thực tế các gia đình thường phải chi một khoản đáng kể trong tổng thu nhập của gia đình cho chi phí học tập của con cái, nhất là khi gia đình có con học bán trú thì khoản chi này cũng tương đối. Đồng thời gia đình phải đóng góp các khoản phí xây dựng, phí vệ sinh, quỹ Hội phụ huynh học sinh, phí bảo hiểm,… Thường thì các chi phí này lại rơi vào đầu năm học và hầu như không có cơ hội cho cha mẹ có thể trả dần trong năm. Chính vấn đề này dẫn đến tình trạng nghỉ học của một số học sinh trong mẫu khảo sát thuộc các gia đình NLĐNC khu vực KTPNN không có hộ khẩu thường trú ở Thành phố. Tình trạng này không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của ngành giáo dục khi học sinh năng khiếu có thể bị bỏ sót hoặc không được bồi dưỡng mà còn làm cho học sinh nhập cư có tâm lý mặc cảm ngay từ thời thơ ấu khi chúng cảm thấy rằng chúng là những học sinh “hạng thứ cấp” hoặc “người ngoài”.

Ngoài lý do không có hộ khẩu thường trú thì trẻ em trong các gia đình NLĐNC khu vực KTPNN không đi học tại các trường công lập còn nhiều lý do khác. Một trong những lý do NLĐNC đưa ra, khi con còn học mẫu giáo thì học trường ngoài công lập, phụ huynh thuận lợi hơn trong giờ giấc đón con. Bởi vì, đặc điểm công việc của NLĐNC khu vực KTPNN thời gian làm việc rất khắt khe, thường xuyên phải tăng

ca để cải thiện thu nhập. Họ cũng cho biết gửi con vào trường công lập thì chi phí thấp hơn và yên tâm hơn so với các trường dân lập nhất là nhóm trẻ gia đình, nhưng họ không thể làm khác được. Vì các trường công lập thời gian đón trẻ thường là rất sớm, theo giờ hành chính, không nhận trẻ dưới 6 tháng và không giữ trẻ ngoài giờ. Do vậy, họ phải lựa chọn gửi con gần nơi làm việc hoặc gần nhà trọ để thuận lợi trong việc đưa đón con là tiêu chí hàng đầu được nhiều NLĐNC khu vực KTPNN lựa chọn. Qua phỏng vấn sâu NLĐNC cho biết: “Đối với NLĐNC như chúng tôi do tính chất công việc nên thời gian để đón con đúng giờ rất khó, nhiều gia đình không thể gửi con vào các trường công lập được, không phải ai cũng gửi con về quê cho ông/bà nuôi được. Để thuận lợi đưa đón con chúng tôi gửi các nhà trẻ ngoài công lập, thời gian đón rất linh động đi sớm về trễ được, có nhiều hôm cần giao hàng gấp tôi tăng ca tới 7g mới về và đón con luôn” (NLĐNC nữ, quận Bình Tân).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, những khó khăn, bất cập trong tổ chức chăm sóc, dạy học cho con em NLĐNC nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng. Nhân viên CTXH cần thể hiện vai trò biện hộ/vận động chính sách tác động đến các nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp cùng cộng đồng xã hội cần tiếp tục xây dựng và phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay. Từ đó, sẽ góp phần quan trọng giảm bớt gánh nặng cho NLĐNC và tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu trong độ tuổi mầm non đến trường. Có thể nói, khi gửi được con ở các cơ sở mầm non có uy tín, chất lượng, NLĐNC khu vực KTPNN sẽ toàn tâm, toàn ý với công việc, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, sản xuất.

Bên cạnh hỗ trợ cho con của NLĐNC khu vực KTPNN được học trường công lập thì hỗ trợ tặng xe đạp đến trường, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng được triển khai tại các địa bàn khảo sát. Tuy nhiên, những hỗ trợ này còn rất hạn chế. Mức độ đồng ý với nhận định của NLĐNC khu vực KTPNN cho rằng trẻ em nhập cư được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp đến trường như trẻ em có hộ khẩu thường trú tại địa phương rất thấp với ĐTB= 2,07. Trong những năm qua chính quyền các địa phương phối kết hợp với các Hội, ban ngành, đoàn thể, mặt trận huy động nguồn lực để tặng xe đạp cho trẻ em nhập cư nghèo ở một số nhà trọ trên địa bàn, mong chia sẻ một phần khó khăn với các em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được tới trường. Việc trao quà cho các em không đơn thuần chỉ là trao những vật dụng sinh hoạt có ý nghĩa vật chất mà qua đó còn phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam, tiếp thêm những ngọn lửa ấm áp, thắp lên niềm tin cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thêm hy vọng

vào cuộc sống, tin rằng ở đâu đó vẫn còn có tình người để tiếp tục vươn lên trong học tập để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các hoạt động hỗ trợ miễn, giảm, hỗ trợ học phí, sách vở, đồ dùng học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vẫn tiếp tục được địa phương quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cho con của NLĐNC khu vực KTPNN được đến trường. Do vậy, việc huy động được nguồn lực nhiều hay ít sẽ tác động không nhỏ đến nhóm đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, các địa phương xem xét trường hợp học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn là ưu tiên hàng đầu trong trợ giúp.

Hiện nay học vấn có khả năng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thêm thu nhập của hộ gia đình nhưng chi phí học vấn là một gánh nặng đối với NLĐNC nghèo làm cản trở cơ hội di động của một bộ phận dân cư này. Trong ngành giáo dục không có chủ trương chính thức hạn chế tiếp nhận học sinh nhập cư. Tuy nhiên, việc thiếu trường lớp là áp lực lớn khiến các trường công lập phải đưa ra sự lựa chọn cho đầu vào; và do vậy hộ khẩu được đưa ra làm tiêu chí để xét. Hệ quả là trẻ em của các gia đình NLĐNC khu vực KTPNN (nhất là KT4) thiệt thòi hơn cả vì họ được xem như không có chỗ ở ổn định và không được xét đến. Cộng thêm lý do kinh tế khó khăn của các nhóm hộ gia đình KT4 mà tỷ lệ trẻ có nguy cơ bỏ học rất cao. Nếu chủ trương ưu tiên “dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất để có một ngày mai tươi sáng” nhưng cơ chế hành chính tạo ra sự cách ly xã hội cho chính các em và làm cản trở con đường di động xã hội của các cá nhân sau này.

Nhìn chung DVCTXH hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập tại cộng đồng mới chỉ giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính, tiếp cận học trường công lập, còn những vấn đề khó khăn về tâm lý; kỹ năng sống; khả năng ứng phó giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ gia đình, nhà trường, thầy, cô, bạn bè và các mối quan hệ khác; kỹ năng phòng chống bạo lực học đường; phương pháp học tập hiệu quả, định hướng nghề nghiệp như tinh thần Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa thực hiện được. Trong thời gian tới, khi chính sách đi vào cuộc sống thì các DVCTXH được triển khai và hỗ trợ có hiệu quả đối với NLĐNC khu vực KTPNN [12].

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực kinh tế phi nhà nước đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là trong thời kỳ kinh tế biến động vừa qua. Tuy nhiên, các chương trình, chính sách ASXH và

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí