Mô Tả Về Thu Nhập Và Chi Tiêu Theo Loại Hình Công Việc (Triệu Đồng)

Anh H. - một quản lý người gốc Hoa, có ba mươi năm kinh nghiệm trong nghề gốm cho biết “Họ chấp nhận chịu cực, chịu khó làm, chịu hôi vì công việc nên trong làm gốm có những bộ phận nặng nhọc hay độc hại như bộ phận in Decal của anh thì người Kinh không có chịu làm đâu, họ chê hôi rồi ảnh hưởng sức khỏe này nọ còn người Khmer làm như họ không quan tâm đến điều đó, họ sẵn sàng làm việc nặng nhọc miễn là chỗ làm dễ chịu, họ có thể nghỉ làm khi có chuyện mà không lo bị đuổi, quản lý không đi theo tò tọ khi họ làm việc là họ ưng à (cười)...làm như họ không có tính xa”.

(PVS 4, quản đốc phân xưởng, nam, 49 tuổi, Thuận An)

Cách nhìn người công nhân Khmer như là những người chấp nhận đánh đổi sức khỏe để mưu sinh của anh quản lý cũng cho thấy những điểm mạnh của lao động Khmer như chịu khó, không ngại khổ và chấp nhận môi trường làm việc có nhiều độc hại như là cách thức để thích ứng với việc làm ở một môi trường sống mới. Bên cạnh đó, việc chọn tâm thế “dĩ hòa vi quý” trong mối quan hệ ở nơi làm việc như là một cách để tồn tại và đảm bảo việc làm cũng là một chiến lược sống mà họ lựa chọn.

Tóm lại, đa phần người lao động Khmer tìm kiếm việc làm dựa vào sức khỏe với các công việc chân tay và ít được ký hợp đồng lao động cũng như chịu nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, họ ý thức được những hạn chế về học vấn và trình độ tay nghề nên có tâm thế chấp nhận và cầu an trong mối quan hệ ở nơi làm việc.

3.2.2. Thực trạng về thu nhập và chi tiêu

Theo kết quả khảo sát thì mức lương trung bình của lao động Khmer là 5,8 triệu. Kết quả này là ngang bằng so với mức lương trung bình của lao động ngoài quốc doanh ở Bình Dương [77]. Tuy nhiên, khi so sánh mức lương theo công việc hiện tại thì công nhân lại có mức lương thấp hơn một chút so với lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ (5,65 triệu so với 5,99 triệu). Sở dĩ có sự chênh lệnh này là do ở các cơ sở sản xuất nhỏ, lao động thường làm theo ca và ăn theo sản phẩm nên họ làm cả tuần mà không có ngày nghỉ nên thu nhập có thể cao hơn nhưng hầu như họ không

có thời gian rảnh. Chia sẻ của chị L. 51 tuổi, lên Bình Dương được tám năm và đang làm việc trong một cơ sở ván ép ở xã Phước Hòa – huyện Phú Giáo:

Thì mình thức từ 4 giờ sáng để rải mấy miếng dán (ván) ra phơi đến 10 giờ thì ra trở dán rồi 2 giờ chiều thì thu dán vào, dán mà đạt là phải đủ 3 cái nắng rồi mình gộp lại thành từng tệp vậy đó, cứ 100 miếng là 1 tệp, tiền công là 95.000đ (cười), đó vậy thôi, ngày nào cũng như ngày nào, làm suốt luôn không có nghỉ đâu, nghỉ là tranh thủ ăn rồi ngủ có sức mà phơi. Nhằm tháng nào mà nắng ngon lành là tiết kiệm cũng được 5 triệu à! Nói chung ông chủ tốt bụng cho ở miễn phí rồi cho công việc ổn định dài dài cũng thấy mừng lắm”.

(PVS2, Nữ, lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ, 51 tuổi, Phú Giáo)

Lao động trong cơ

Tổng



sở sản xuất nhỏ


Mức lương trung bình

5,65

5,99

5,820

Chi tiêu trung bình

4,95

4,58

4,77

Tỷ lệ có vay tiền

50,6%

48,3%

49,4%

Số tiền vay trung bình

8,52

8,50

8,51

Tỷ lệ tiết kiệm

31,7%

27,2%

29,4%

Số tiền tiết kiệm trung bình

14,88

11

13.086.792

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 11

Bảng 3.3: Mô tả về thu nhập và chi tiêu theo loại hình công việc (triệu đồng)


Công nhân


Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018

So sánh giữa mức lương và chi tiêu trung bình, có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều. Đơn cử như đối với công nhân, chênh lệch giữa lương và chi tiêu khoảng 692,778 đ. Trong khi, họ còn phải cho những khoản khác như gửi tiền về quê hay khi gặp sự cố đột xuất như ốm đau, bệnh tật thì xu hướng phải vay mượn tiền là tất yếu. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 49,4% số người được hỏi có vay tiền trong 12 tháng qua với số tiền trung bình là 8,5 triệu đồng. Trong khi, chỉ có chưa đến một phần ba số người khảo sát là có tiết kiệm được tiền trong 12 tháng qua với tỷ lệ 31,7%.

Những người Khmer nhập cư trong mẫu nghiên cứu đang phải đối mặt trước những khó khăn trong cuộc sống khi trên thực tế mức thu nhập hiện nay của các gia

đình trong mẫu nghiên cứu không cao, trong khi các khoản chi tiêu cần thiết cho cho đời sống lại tăng cao khiến các gia đình chật vật với cuộc sống hiện tại.

Tình cảnh của đôi vợ chồng trẻ là anh Danh V. và chị Thạch Thị N., do con còn nhỏ nên chỉ có anh Vinh đi làm nuôi vợ con, anh kể:

do bé còn nhỏ nên tiền sữa cũng nặng rồi bịnh nữa nên tiền lương của mình cũng không có đủ trang trải đâu, thiếu trước, hụt sau là chuyện bình thường”.

(PVS5, nam, công nhân, 32 tuổi, Thuận An)

Hầu như các gia đình đều mua thức ăn hàng ngày tại các quán trong khu trọ với hình thức mua nợ dù biết rằng giá cao hơn bên ngoài nhiều nhưng họ cũng đành chấp nhận vì không còn cách nào khác, chị Thạch Thị P. 35 tuổi đang sống cùng chồng tại khu trọ và làm công nhân trong bộ phận kiểm tra hàng của một công ty gốm sứ chia sẻ:

Không dấu gì anh, vợ chồng em mua đồ ăn là toàn phải mua thiếu không đó? Mua trước rồi tới tháng lãnh lương mới trả. Đồ ăn chổ quán người ta bán chịu mắc lắm, ví dụ như ký thịt ở ngoài chợ người ta bán 70-80 chục ngàn thì quán bán 120 chục ngàn ”.

(PVS6, công nhân, nữ, 35 tuổi, Thuận An)

Viễn tưởng về một cuộc sống mới có lẽ là không như họ mong đợi nhưng tâm thế muốn thoát ra khỏi cái nghèo ở quê nhà đã tạo động lực cho họ thích nghi với cuộc sống mới và tìm kiếm những chiến lược sống phù hợp. Mạng lưới thân tộc và đồng hương tại nơi nhập cư luôn là chỗ dựa cho họ khi khó khăn nhưng thực tế họ đều có cùng cảnh ngộ như nhau nên cũng không thể giúp gì được nhiều mà bản thân tự họ vận động là chính. Suy nghĩ của cô N. có lẽ là đại diện cho những gia đình trong nghiên cứu này:

Nói ngay lên đây mình phải thủ thân chú ơi! Ví dụ, ở đây mà không có, chú mới quen người ta, chú hỏi tiền, không có được đâu? Hàng xóm bà con mình ai cũng nghèo như mình nên hỏi họ cũng khó, khi nào kẹt quá mượn một hai trăm đi chợ thì được chứ không mượn

nhiều. Cũng như gia đình tui nha, cực khổ nhưng cũng phải ráng, kẹt quá thì mượn tiền góp...”.

(PVS 2, công nhân, nữ, 46 tuổi, Thuận An)

Sự thật trên có thể coi là một rủi ro lớn dành cho những gia đình Khmer nhập cư khi họ rất dễ lao vào vòng xoáy của nợ nần, không thoát ra được. Tâm sự rất thật nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi niềm của chị P. khi được hỏi về những niềm vui của chị trong cuộc sống khi ở trên này, chị cho biết:

“Thiệt em chỉ mong tới tháng là có đủ tiền đóng tiền nhà, tiền góp là em cảm thấy vui chứ tới tháng mà chưa có tiền đóng thì lo lắm, người ta nói này, nói nọ mình cũng mệt lắm” .

(PVS6, công nhân, nữ, 35 tuổi, Thuận An)

Kết quả này cũng cho thấy đời sống của lao động Khmer đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và có đến gần một phần hai là có tình trạng vay tiền.

Tóm lại, không có sự chênh lệch nhiều giữa thu nhập và chi tiêu điều đó đồng nghĩa lao động Khmer hầu như không có sự tích lũy mà đang gặp khó khăn về tài chính khi có ½ đang phụ thuộc vào việc vay tiền lãi. Chính vì thế, trong hỗ trợ sinh kế cần chú ý đến các hoạt động giúp lao động Khmer có cách chi tiêu hợp lý để có thể tiết kiệm và hạn chế vào việc phải vay lãi. Ngoài ra, những mô hình tín dụng vi mô dành cho người nghèo dựa vào cộng đồng của chính họ cũng là những hoạt động có thể triển khai để tăng cường nguồn vốn quan trọng này.

3.2.3. Thực trạng về điều kiện sống

Kết quả quan sát cho thấy có sự khác nhau về chỗ ở của lao động Khmer nhập cư. Ở huyện Phú Giáo, đa phần là lao động tự do trong các cơ sở sản xuất nhỏ như lò gạch hoặc các xưởng ván ép thì chỗ ở thường được chủ cơ sở lo và người lao động chỉ tốn tiền điện mà thôi. Thông thường là ở ngay tại nơi sản xuất để thuận tiện cho việc làm và điều kiện sống của họ cũng gặp nhiều khó khăn và tạm bợ. Điều này, được tường thuật trong nhật ký quan sát ngày 3/8/2018:

Chúng tôi đến 1 xưởng cưa chuyên làm về ván ép tầm khoảng 7h tối, trời đang mưa rả rích, nhìn khung cảnh trong màn đêm leo lét những ánh đèn từ khu nhà tạm mà chủ cơ sở xây cho người làm thuê trong đó đa phần là người Khmer ở.

Mỗi phòng khoảng 4m2 cho một gia đình, muốn vào nhà phải bước qua một đường cống nước lộ thiên và chỉ che tạm bằng những miếng ván tạm bợ. Xưởng ván ép thứ hai, khi chúng tôi đến tầm 20h đêm thì họ đã đi ngủ. Ở nơi này, tình cảnh về điều kiện sống có vẻ còn không bằng nơi chúng tôi đến đầu tiên khi đó chỉ là những lán trại được ngăn ra từng ô mà theo lời chị chủ là “mỗi cặp một ô” với nhà tôn và chưa được lát nền. Trong từng ô đó, chỉ có một cái giường để làm chổ ngủ và những vật dụng nấu ăn mà thôi.

(Trích nhật ký quan sát ngày 3/8/2018, Phú Giáo)

Ở hai địa bàn còn lại là thị xã Bến Cát và thị xã Thuận An, có thể nói điều kiện sinh hoạt cũng tốt hơn nhưng bù lại họ phải tốn chi phí với mức giá trung bình từ 600.000đ đến 1.000.000đ tùy vào diện tích và công trình phụ có trong phòng hay không? Thông thường, ở các khu trọ đều có các quán tạp hóa để phục vụ nhu cầu cho những người ở trọ. Kết quả khảo sát định lượng khi đánh giá về điều kiện sống khi so sánh ở 03 địa bàn cho thấy như sau:

4.00

3.72

3.50

3.62

3.53

3.29 3.233.14

3.00

3.11

2.98

3.15

2.74

2.93

3.20

2.50

2.53

2.54

2.83

2.00

21..1918

2.05

22..0165

2.08

1.50

1.87

1.86

1.81

1.85

1.84

1.83

1.93

1.90

1.86

2.03

2.14

2.07

1.00


0.50


0.00

Ẩm thấp/ Thường Thiếu

ngột ngạt xuyên nước

Hệ Vệ sinh

thống môi

thoát trường

nước không

không tốt tốt

Trộm cắp, cướp giật

Nghiện Mãi dâm

hút

Cờ bạc Nhà vệ

Đường

(đề, đá sinh bẩn, xá chật

mất điện sạch

gà) quá tải chội

Phú Giáo

Bến Cát

Thuận An

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về điều kiện sống theo địa bàn

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018

Nhìn chung, các vấn đề về điều kiện sống được lao động Khmer đánh giá có xu hướng khá tương đồng ở ba địa bàn ở các yếu tố liên quan đến an ninh trật tự. Theo đó, đa phần các ý kiến đều cho rằng các nhận định trên là không đúng (từ 1,8 đến 2,06). Còn ở các yếu tố liên quan đến vệ sinh môi trường thì có sự khác biệt. Theo đó, ở Phú Giáo, người trả lời cho rằng họ gặp vấn đề về hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường. Nhìn vào hình thì Phú Giáo và Bến Cát cũng gặp vấn đề về nhà vệ sinh và thường xuyên mất điện. Kết quả khảo sát này cũng cho thấy điều kiện sống về môi trường cũng là một khó khăn mà lao động Khmer nhập cư phải đối diện.

3.2.4. Thực trạng về mạng lưới xã hội

Nhắc đến mạng lưới xã hội, người ta thường đề cập đến mạng lưới quen biết của một người. Kết quả khảo sát cho thấy: trung bình lao động Khmer nhập cư có 5,8 bạn bè là người Bình Dương; họ có trung bình 13,9 người bạn là người nhập cư cùng quê và có trung bình 15,7 người cùng dân tộc. Điều này, cũng phản ánh mạng lưới xã hội chính yếu của lao động Khmer nhập cư là thân tộc và đồng hương.

Bảng 3.4: Tỷ lệ người quen biết và người giúp đỡ



%

%

Trường hợp

quen biết*

Trường hợp

giúp đỡ*

Công an

3,1

2,8

Tổ trưởng khu phố

2,2

1,7

Cán bộ địa phương

5,8

7,2

Quản lý nơi làm việc

32,5

24,7

Chức sắc tôn giáo

0,6

0,8

Chủ nhà trọ

55,3

47,2

Người đồng hương

77,8

67,8

Không thân thiết/nhận giúp đỡ

25,8

25,3

Tổng

203,1

177,5

Ghi chú: * Kết quả xử lý câu hỏi nhiều trả lời

Kết quả xử lý số liệu cho thấy, đáp án của câu hỏi về “người quen biết và người giúp đỡ khi khó khăn” đã phản ánh nhận định trên khi có đến 77,8% người

trả lời cho rằng mình quen thân với người đồng hương và cũng chính mạng lưới đồng hương thì hỗ trợ họ khi gặp khó khăn với tỷ lệ cao nhất là 67,8%. Ngoài đồng hương thì những người “chủ nhà trọ” cũng là những người được lao động Khmer trong mẫu nghiên cứu này nhắc đến nhiều thứ hai ở hai phương diện là người quen biết và người giúp đỡ với tỷ lệ tương ứng là 55,3% và 47,2%.

Xếp thứ ba trong những người giúp đỡ lao động Khmer khi gặp khó khăn là “quản lý nơi làm việc” với gần một phần tư số người trong mẫu khảo sát để cập đến (24,7%).

Trong những hỗ trợ quan trọng và cụ thể như: hỗ trợ về tìm kiếm việc làm, thông tin việc làm, hỗ trợ phương tiện sinh hoạt, hỗ trợ cho mượn tiền, hỗ trợ về nhà trọ thì vai trò của hệ thống thân tộc thể hiện rò nét như ở bảng 3 dưới đây:

Bảng 3.5: Vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương trong hỗ trợ sinh kế

Mức độ thường xuyên



(𝒙̅)






Thân tộc –

1 Thông tin về việc làm

1,66

3,46

34,7

đồng hương





(31,2)





Thân tộc –

2.Tìm kiếm việc làm

2,7

3,28

70,8

đồng hương





(67,4)





Thân tộc –

3.Cho mượn tiền

1,91

3,55

54,7

đồng hương





(35,7)





Thân tộc –

4. Nhà trọ/nơi ở

2,20

3,54

59,2

đồng hương





(26,8)





Thân tộc –

5. Phương tiện sinh hoạt

1,97

3,49

49,7

đồng hương





(60,3)

Mức độ hiệu quả (𝒙̅)


Tỷ lệ được nhận hỗ trợ (%)


Nguồn hỗ trợ chính* (%)


(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ

Có thể thấy gần như những vấn đề thiết yếu nhất tại nơi ở mới thì lao động Khmer đều dựa vào mạng lưới thân tộc – đồng hương của mình. Đơn cử như về việc làm, có đến 67,4% là nhờ vào mạng lưới này hay việc hỗ trợ “phương tiện sinh

hoạt” thì lao động Khmer nhập cư nhờ vào những người bà con và cùng quê của mình lên tới 60,3%.

Kết quả từ nghiên cứu định tính cũng cho thấy vai trò quan trọng của mạng lưới đồng hương này trong việc hỗ trợ lao động Khmer nơi đất khách. Sự giúp đỡ từ người đi trước luôn nhận được sự biết ơn và ghi nhớ của những người di dân dù có thể những người này đã về quê hoặc không còn giữ được mối quan hệ thân tình vì nhiều lý do khác nhau như lời kể của anh H. – hiện đang phụ quán cơm chay ở quận 3 thành phố Hồ Chí Minh về chuyện giúp đỡ gia đình hàng xóm của mình:

“Hồi đó, tui về thấy anh S. khó khăn, con bệnh không có tiền cũng thấy thương nên giới thiệu lên Bình Dương, lên khu trọ nhà bà Tư đó, tui bảo lãnh cho ở trọ rồi nói với bà Út bán quán để hai vợ chồng nó mua chịu đồ, chuyện giúp đỡ này cũng bình thường vì cùng là người mình, mình thương nhau chớ, ngay như tui cũng là do bà con giới thiệu lên đây, chứ tui cũng đâu có biết gì trên này đâu?”.

(PVS4, Nam lao động tự do, 37 tuổi, Thuận An)

Tấm lòng của anh luôn được vợ chồng anh Thạch S. – gia đình mà chúng tôi đã đề cập ở trên ghi nhớ và hỗ trợ lại người khác:

Mới có gia đình hàng xóm ở quê lên mới lên có hai ngày à, chưa mua được đồ xài nên lại mượn tô, mượn nồi của em đó, em nói cứ lấy tự nhiên xài, thiếu gì cứ lấy đi, đừng có ngại gì hết trơn hết. Mình thấy họ là mình nhớ đến ngày xưa của mình nên cũng thương họ lắm”.

(PVS3, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An)

Như vậy, trong bối cảnh rời quê hương với ước vọng đổi đời nhưng việc thiếu vắng các nguồn vốn sinh kế và chủ yếu chỉ dựa vào sức khỏe cùng với sự thay đổi môi trường sống, giờ giấc làm việc là những trở ngại không nhỏ đối với lao động nhập cư là người Khmer. Chính trong giai đoạn đầu khi đến Bình Dương lập nghiệp, hệ thống thân tộc và đồng hương là chỗ dựa vững chắc cho những người di dân. Ở đây, chúng ta có thể nhận ra tính cố kết cộng đồng, sự tương tác qua lại được coi như là nguồn vốn quan trọng và nó tạo nên sự gắn bó và trợ giúp lẫn nhau trước những khó khăn về sinh kế. Từ thực tiễn trên, việc cần phải có các hoạt động hỗ trợ sinh kế là rất cần thiết nhằm giúp cải thiện các nguồn vốn mà họ đang thiếu như hỗ trợ đào tạo nghề, cung cấp thông tin về các dịch vụ phúc lợi xã hội như chăm sóc

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí