Mô Hình Giải Quyết Vấn Đề Sử Dụng Cách Tiếp Cận “Con Người Trong Môi Trường”

Trong đó, có vai trò rất quan trọng của chính sách, thể chế đối với việc cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối liên hệ cộng đồng, chính sách phát triển…

Khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) được Liên hiệp Anh ủng hộ và ứng dụng trên diện rộng trong các nghiên cứu và chương trình phát triển khác nhau cho khu vực Châu Á và Châu Phi.

Nội dung chính của khung sinh kế bền vững có thể tóm tắt gồm:

- Các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế, bao gồm: các ưu tiên nhận biết được, chiến lược theo đuổi các ưu tiên, chính sách và thể chế liên quan, mức độ tiếp cận 5 loại vốn, bối cảnh văn hóa xã hội.

- Mục tiêu và đối tượng trung tâm của phát triển là con người, tức tiếp cận vấn đề phát triển từ góc độ người nghèo.

- Ảnh hưởng của chính sách, thể chế, quá trình sử dụng tài sản đều ảnh hưởng đến sinh kế.

- Phân tích sinh kế dưới góc độ sở hữu và sử dụng năm loại vốn.

Khung phân tích sinh kế bền vững có thể được coi là một tiếp cận toàn diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo chủ yếu ở khía cạnh đã thừa nhận con người không sống cô lập trong một khu vực hay cộng đồng nào và nhấn mạnh rằng các nghiên cứu cần phải nhận dạng các cơ hội và hạn chế liên quan đến sinh kế ở các góc độ: khu vực, cấp độ và lĩnh vực.

Ngoài ra, khung sinh kế do DFID đề xuất cho thấy phải quan tâm đến con người và sinh kế của họ và lấy con người làm trung tâm của sự phân tích, phải đặt con người ở trung tâm của sự phát triển và trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Hàm ý này, rất gần với quan điểm “con người trong môi trường” của Công tác xã hội khi giải quyết vấn đề của thân chủ, phải đặt họ trong bối cảnh, trong mối quan hệ với các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Bên cạnh đó, khung sinh kế này cũng cho thấy để đảm bảo sinh kế thì vai trò của các chính sách, thể chế cũng có những tác động nhất định đến sinh kế của người thiểu số.

Bên cạnh khung sinh kế bền vững mà FIID đã tổng kết và đề xuất, thời gian gần đây, một nguồn vốn mới được quan tâm và nghiên cứu đó là vốn tâm linh (spiritual capital). Trong bài báo có tựa đề Vốn xã hội, con người và tinh thần trong phát triển kinh tế, Berger và Hefner (2003) đề cập đến vốn tâm linh như một dạng phụ của vốn xã hội, đó là sự đề cập đến quyền lực, ảnh hưởng, kiến thức và thiên hướng được tạo ra bởi sự tham gia vào một truyền thống tôn giáo cụ thể[100]. Hai ông cũng cho rằng vốn tâm linh có thể vừa hữu ích vừa có thể gây hại cho sự phát triển kinh tế. Trong chương trình nghiên cứu do Quỹ Templeton tài trợ được chủ trì bởi Viện Metanexus đã định nghĩa vốn tâm linh là: “Tác động của các hoạt động thực hành, tín ngưỡng, mạng lưới và thể chế tâm linh và tôn giáo có tác động đo lường được đối với người dân, cộng đồng và xã hội” [100]. Người ta cũng đặt ra câu hỏi là vốn tâm linh và vốn tôn giáo có gì khác biệt hay không? Trong nghiên cứu của mình Iannaccone và Klick (2003) đã cho thấy có một sự khác biệt quan trọng giữa tâm linh và tôn giáo, tức là 75% người Mỹ nói rằng họ theo đạo, trong khi 95% (bao gồm gần như tất cả những người theo đạo) nói rằng họ là người tâm linh. Iannaccone và Klick kết luận rằng hầu hết những người tự mô tả mình là tâm linh nhưng không sùng đạo thì chỉ đơn thuần là ít tôn giáo hơn — tức là họ tham dự nhà thờ ít thường xuyên hơn và ít chắc chắn về niềm tin của họ hơn những người tự mô tả mình là cả hai. Làm rò hơn ý tưởng này, Baker và Miles-Watson (2010) cho rằng Vốn tâm linh tiếp thêm sinh lực cho vốn tôn giáo bằng cách cung cấp bản sắc thần học và truyền thống thờ cúng, nhưng cũng là một hệ thống giá trị, tầm nhìn đạo đức và nền tảng của đức tin. Vốn tâm linh thường được thể hiện trong nội bộ các nhóm tín ngưỡng, nhưng cũng được thể hiện trong đời sống của các cá nhân [101].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Đối với người nhập cư các tổ chức dựa trên tín ngưỡng đã cho thấy tiềm năng tiếp cận các cộng đồng nhập cư mới, mang lại cơ hội trao quyền và vận động, không chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần và xã hội (Catone, Chung & Oh, 2011; Galvez, 2009; Yoshikawa, 2011; Zlolniski, 2006 dẫn lại theo Soojin S. Oh Hirokazu Yoshikawa). Phần lớn, điều này là do các tổ chức này đã đạt được sự tin tưởng của cộng đồng nhập cư theo cách mà các tổ chức dịch vụ xã hội truyền thống, doanh nghiệp và thậm chí trường học không thể, ngay cả trong bối cảnh đồng tộc [151].

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu này cho thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với người nhập cư nhất là đối với người thiểu số. Trong luận án này, với đặc thù của người lao động Khmer nhập cư, chúng tôi tập trung vào phân tích các nguồn vốn như sau:

Vốn nhân lực như là một nguồn vốn cơ bản với các đặc trưng về sức khỏe, tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ tay nghề. Đây có thể coi như là một nguồn vốn cơ bản của người lao động Khmer nhập cư trong việc thích nghi với nơi ở mới.

Vốn xã hội với các điểm về mạng lưới xã hội về thân tộc và đồng hương cũng như những mối quan hệ xã hội mà người lao động Khmer nhập cư thiết lập khi đến Bình Dương cũng được chúng tôi đặt trọng tâm vào phân tích.

Vốn tài chính với khả năng tiếp cận với các hỗ trợ về tiền bạc của người người thân hay những tổ chức tín dụng, khả năng tiết kiệm, chi tiêu và tích lũy cũng được chúng tôi phân tích làm rò dựa trên những hàm ý mà khung sinh kế bền vững đã cung cấp.

Vốn vật chất với những đặc thù về phát triển công nghiệp dịch vụ của Bình Dương ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của lao động Khmer nhập cư cũng được chúng tôi phân tích làm rò.

Bên cạnh đó, vai trò của nguồn vốn tâm linh thông qua việc thực hành các nghi lễ tôn giáo truyền thống cũng như mạng lưới xã hội được gắn kết bởi những người có chung nguồn vốn này sẽ góp phần hiểu hơn thực tiễn và có cơ sở để đề xuất những hoạt động hỗ trợ sinh kế một cách khả thi nhất.

Tóm lại, dựa trên khung sinh kế bền vững và có bổ sung thêm nguồn vốn tâm linh, chúng tôi cho rằng chiến lược sinh kế sẽ được thực hiện dựa trên những nguồn vốn mà lao động Khmer nhập cư đang sở hữu. Như vậy, khi các nguồn vốn sinh kế có vấn đề hoặc không đảm bảo thì các hoạt động hỗ trợ sẽ giúp họ gia tăng các nguồn vốn để từ đó có chiến lược sinh kế phù hợp.

2.2.3.2. Lý thuyết về hỗ trợ xã hội

Lý thuyết hỗ trợ xã hội lần đầu tiên được nêu ra trong những tài liệu nghiên cứu về tâm thần vào đầu những năm 1970. Trong thời gian này, Xã hội học và Y học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và sức khỏe thể chất và tâm lý

bằng phương pháp đánh giá định lượng [131]. Đối với CTXH, hỗ trợ xã hội được coi là một trong hoạt động cơ bản. Trong nghiên của mình, Z. Ong (2001) đã xem xét phân loại hỗ trợ xã hội trong các nghiên cứu khoa học xã hội và đi đến kết luận hỗ trợ xã hội là một khái niệm đa chiều bao gồm các loại và nguồn ủng hộ khác nhau. Ngoài ra, có sự đa dạng lớn trong các cách tiếp cận để đo lường hỗ trợ xã hội [170].

Về mặt khái niệm, hỗ trợ xã hội (Social Support) theo Cohen và các tác giả khác (1985: 4) là "tài nguyên được cung cấp bởi những người khác" hoặc ám chỉ các tương tác tích cực hoặc hành động giúp đỡ những người đang cần được giúp đỡ (Rook & Dooley 1985)[166]. Tuy nhiên, những định nghĩa này thường mập mờ và quá đơn giản và hiếm khi nêu cụ thể các mối quan hệ, tương tác giữa người cứu trợ và người nhận cứu trợ, hoặc nhu cầu thực sự về hỗ trợ của người nhận hỗ trợ (H.E. Hubcey, 1998). Những tác giả gần đây như Wong và Leung (2008) cho rằng “hỗ trợ xã hội là sự hỗ trợ từ các mạng xã hội của cá nhân” [181]. Làm rò hơn ý này, B. Gottlieb và A. Bergen (2010) xác định, hỗ trợ xã hội dùng để chỉ các tài nguyên xã hội mà mọi người cảm nhận có sẵn hoặc thực sự được cung cấp cho họ bởi hệ thống chính thức và phi chính thức [126].

Khi bàn về hỗ trợ xã hội, các tác giả đều đề cập tới loại hình hỗ trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ở cấp độ cơ bản nhất, Pattison (1977) xác định hai loại hỗ trợ: công cụ và tình cảm [155]. Hỗ trợ công cụ giải quyết các hình thức hỗ trợ hữu hình, chẳng hạn như hỗ trợ vật chất và hỗ trợ tài chính, trong khi hỗ trợ tình cảm bao gồm những thứ như hỗ trợ tình cảm, tăng cường xã hội, công nhận và xây dựng lòng tự trọng (dẫn lại theo Calvin L. Streeter Cynthia Franklin, 1992) [172]. Trong nghiên cứu của mình, Fiore (1980), chia thành chín lĩnh vực: Giao tiếp; Chỗ dựa tinh thần; Trợ giúp thực tế; Sự củng cố về mặt xã hội; Hướng dẫn; Sự thoải mái về vật chất; Sự trân trọng; Sự quan tâm chăm sóc; Sự khuyên nhủ. Chín lĩnh vực hỗ trợ xã hội được mô tả bởi Fiore toàn diện hơn các đánh giá hỗ trợ xã hội khác. Chín lĩnh vực này bao gồm không chỉ sự cần thiết phải nhận được sự hỗ trợ từ những người khác (sáu mục đầu tiên), mà còn cần phải hỗ trợ cho những người khác (ba mục cuối cùng). Ý tưởng về tương hỗ này đã được nhấn mạnh bởi các tác giả khác nhau (Dunkel-Schetter và

cộng sự, 1987; Gottlieb, 1981; Rook, 1987). Ví dụ, Rook cho rằng con người không hoàn toàn thỏa mãn với trao đổi xã hội một chiều, mà cần mối quan hệ cho – nhận. Việc có đi có lại là cần thiết, nhưng số người hỗ trợ, chất lượng và số lượng của sự hỗ trợ cũng rất quan trọng [163]. Tuy nhiên Sheldon Cohen, S. Leonard Syme (1985) cho rằng hỗ trợ xã hội có thể làm tăng sự lệ thuộc hoặc giảm kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo thêm quyền lực cho người cung cấp dịch vụ do đó ảnh hưởng tiêu cực đến người nhận hỗ trợ [104]. Theo Calvin L. Streeter Cynthia Franklin (1992), ba loại hình hỗ trợ xã hội cần quan tâm là: gắn kết xã hội, hỗ trợ xã hội nhận thức, hỗ trợ xã hội ban hành. Ở một nghiên cứu khác, loại hình hỗ trợ xã hội được phát triển bởi Barrera và Ainlay (1983) xác định sáu loại hỗ trợ xã hội được mô tả như sau:

- Trợ giúp vật chất: cung cấp hữu hình dưới dạng tiền và các vật thể khác;

- Hỗ trợ hành vi: chia sẻ các nhiệm vụ thông qua lao động thể chất;

- Tương tác thân mật: các hành vi tư vấn như nghe, chăm sóc, thể hiện lòng tự trọng và sự hiểu biết;

- Hướng dẫn: đưa ra lời khuyên, thông tin hoặc hướng dẫn;

- Phản hồi: cung cấp cho cá nhân phản hồi về hành vi, suy nghĩ hoặc cảm xúc của họ;

- Tương tác xã hội tích cực: tham gia vào các tương tác xã hội để giải trí và thư giãn. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng bốn loại hỗ trợ xã hội tồn tại trong cấu trúc yếu tố của biện pháp: hướng dẫn, hỗ trợ hành vi, tương tác xã hội thân mật và trợ giúp vật chất [93].

Đối với B. Gottlieb và A. Bergen (2010), hỗ trợ xã hội bao gồm: Hỗ trợ tình cảm, công cụ, thông tin, đồng hành, và lòng tự trọng [125].

Từ những phân tích trên, cho thấy việc phân loại hỗ trợ xã hội dưới cách tiếp cận của Công tác xã hội khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi kế thừa có chỉnh sửa cách phân loại của Meirong Liu, Lei Wu và Lan Chen (2016) như sau: [141]

- Hỗ trợ công cụ: chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về điều kiện sống, hỗ trợ việc làm;

- Hỗ trợ thông tin: chẳng hạn như cung cấp thông tin và tư vấn về các vấn đề gia đình và việc làm;

- Hỗ trợ tinh thần: chẳng hạn như lắng nghe, đồng cảm và thể hiện sự hiểu biết về thân chủ;

- Hỗ trợ đồng hành xã hội: chẳng hạn như tham gia vào các tương tác xã hội và các hoạt động để vui chơi và thư giãn. Cách thức phân loại này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm về người nhập cư Trung Quốc [141]. Ở Việt Nam, trong luận văn thạc sĩ về CTXH với người nhập cư của

Hoàng Thiên Trang (2017), tác giả cho rằng hoạt động CTXH đối với lao động nhập cư bao gồm:

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức: cung cấp kiến thức, kỹ năng; tăng cường năng lực ứng phó rủi ro; cung cấp thông tin;

- Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: nhà ở; việc làm; y tế; giáo dục; hỗ trợ pháp lý;

- Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng: truyền thông cộng đồng, tham vấn tâm lý, trang bị kỹ năng sống.

Có thể thấy về loại hình hỗ trợ xã hội tuy có sự phân định khác nhau nhưng nhìn chung bốn loại hỗ trợ xã hội như Meirong Liu, Lei Wu and Lan Chen (2016) đề xuất bao gồm: hỗ trợ công cụ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tinh thần và hỗ trợ đồng hành xã hội là bao quát và cũng được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu của các tác giả khác.

Trong luận án này, dựa trên việc phân tích các quan điểm lý thuyết về hỗ trợ xã hội đã đề cập ở trên. Chúng tôi xem hỗ trợ sinh kế như là một hình thức hỗ trợ xã hội với bốn hoạt động chính là hỗ trợ việc làm; hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ thông tin và hỗ trợ về kết nối mạng lưới xã hội

2.2.2.3. Tiếp cận con người trong môi trường

Quan điểm lý thuyết thứ ba chúng tôi sử dụng để xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế đó là cách tiếp cận con người trong môi trường (PIE) của Marie – Lyra del Castillo (2011). Quan điểm này nhấn mạnh đến việc đặt con người làm trọng tâm và được bao quanh bởi các môi trường khác nhau mà trong đó, người này sẽ là một thành phần thuộc về các nhóm cơ bản (là các nhóm có vai trò quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với người đó trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, các nhóm làm việc…); các nhóm phụ (là những nhóm có những yêu cầu cụ thể đối với một phần lợi

ích và công việc lao động của người đó như nơi làm việc, hệ thống trường học, vv.); những bối cảnh văn hóa xã hội (sự kế thừa dòng tộc và những vị trí xã hội trong xã hội mà người đó đang sống); môi trường vật chất và thời đại lịch sử (hoàn cảnh và thời gian thực tế ở nơi người đó đang thực hiện các chức năng xã hội của họ).

Việc sử dụng cách tiếp cận “con người trong môi trường” trong quá trình hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư giúp họ thay đổi suy nghĩ và có hành vi theo hướng tích cực hơn không những đối với sự thực hiện chức năng xã hội ở lao động nhập cư là người Khmer mà còn cả đối với môi trường xã hội xung quanh họ.

Hình 2.1: Mô hình giải quyết vấn đề sử dụng cách tiếp cận “Con người trong môi trường”

Nguồn Juliane Sagebiel Ngân Nguyễn Meyer và các cộng sự 2012 2 2 4 Các yếu tố 1

Nguồn: Juliane Sagebiel, Ngân Nguyễn-Meyer và các cộng sự (2012)

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế dựa trên việc tổng quan các quan điểm lý luận về hỗ trợ xã hội, những nghiên cứu có liên quan và đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu. Kết quả cụ thể được trình bày như sau:

2.2.4.1. Đặc điểm của người lao động Khmer nhập cư

Có rất nhiều đặc điểm đi kèm với các cá nhân gây ảnh hưởng tới tính sẵn có của cứu trợ. Theo Antonucci (1985, 25), đặc điểm cá nhân là “đặc tính của cá nhân được cho là có ảnh hưởng xác định lên cả cấu trúc và chức năng của mạng lưới cứu trợ của cá nhân” [90]. Các đặc tính đó bao gồm: Tuổi, đặc điểm nhân khẩu, tính cách, hoàn cảnh (mục tiêu và yêu cầu công việc, gia đình, và các vai trò khác.

Quan điểm này cũng khá tương đồng với Cohen & Syme (1985) khi hai tác giả này cũng đề xuất cần quan tâm đến tính cách và vị thế của người nhận hỗ trợ. Ví dụ như, một người rất độc lập có thể không cần cứu trợ nhiều hoặc không cần có mạng lưới cứu trợ rộng như một người có tính cách dựa dẫm [107].

Về mặt tâm lý, Dunke Schetter & Skokan (1990) cũng cho rằng khả năng thích nghi với căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chấp nhận sự hỗ trợ. Nếu một cá nhân cho rằng anh ta đang thích ứng tốt với hoàn cảnh thì sẽ không cần cứu trợ và cứu trợ có thể bị từ chối nếu được cung cấp [113]. Trong nghiên cứu “so sánh giữa các nền văn hóa về hệ thống hỗ trợ sau khi sinh” của E. Moon Park và G. Dimigen (2015), đặc điểm cá nhân được đề cập bao gồm: Tuổi trung bình, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp của ba mẹ, số con trung bình [154].

Bên cạnh đặc điểm nhân khẩu, tính cách, yếu tố nhận thức của người hỗ trợ về những hoạt động hỗ trợ mà mình được hưởng cũng là nhân tố rất quan trọng tác động đến hoạt động hỗ trợ. Theo Procidano & Heller (1983, 2) nhận thức của người nhận hỗ trợ là “mức mà một cá nhân tin rằng nhu cầu của anh ta về hỗ trợ, thông tin, và phản hồi được đáp ứng”. Tương tự với quan điểm trên, B.H. Gottlieb, A.E. Bergen (2010) cũng cho rằng, niềm tin của cá nhân về sự sẵn có của các loại hỗ trợ đa dạng từ mạng lưới hỗ trợ là rất quan trọng, nếu họ không tin rằng những sự hỗ trợ là có ích với họ thì cách thức cũng như sử dụng nguồn lực được tiếp nhận sẽ bị ảnh hưởng như Dunkel-Schetter & Skokan (1990) khẳng định, nếu hỗ trợ được cung cấp trong hoàn cảnh người nhận hỗ trợ không mong muốn thì hỗ trợ có thể bị coi là không hữu ích hoặc không được trân trọng [113].

Trong hỗ trợ xã hội, các tác giả còn đề cập nhiều đến sự tương hỗ như Shumaker & Brownell (1984,13) cho rằng “hỗ trợ xã hội là sự trao đổi các nguồn lực giữa hai cá thể một bên là người hỗ trợ và bên còn lại là người nhận hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống của người nhận cứu trợ” hay Antonucci (1985, 25) đã viết “Việc cho, nhận và trao đổi hỗ trợ thường được gọi là chức năng của hỗ trợ xã hội” [90]. Có thể thấy hỗ trợ xã hội là quá trình năng động bao gồm tương tác giữa người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ và nó khác nhau tùy từng mối quan hệ có liên quan. Do vậy, mối quan hệ này có thể ảnh hưởng tới việc hỗ trợ được chấp nhận

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí